*** Địa Danh Trung Kỳ
Sông Thạch Hãn, Quảng Trị năm 1968
Quảng Trị năm 1967
Quảng Trị trong những năm thập niên 1960
Quảng Trị năm 1968
Quảng Trị năm 1968
Quảng Trị năm 1968
Làng Thạch Hãn, Quảng Trị năm 1968
Nhà thờ La Vang, Quảng Trị, năm 1968
Đường Trần Hưng Đạo, Quảng Trị năm 1968
Đường Trần Hưng Đạo, Quảng Trị năm 1968
Quảng Trị năm 1969
Sông Thạch Hãn, Quảng Trị
Quảng Trị là một tỉnh ven biển nằm ở gần cực nam khu vực Bắc Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam.
Trong cổ sử
Từ thời Hùng Vương – An Dương Vương, vùng Quảng Trị ngày nay được cho là thuộc lãnh địa bộ Việt Thường của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Đầu Nhà Hán thuộc (từ năm 111 trước Công Nguyên đến năm 192), Quảng Trị thuộc đất quận Nhật Nam.
Cuối thế kỷ 2, nhân triều đình nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc rơi vào tình trạng loạn lạc, cát cứ, một chính quyền bản xứ của quận Nhật Nam và xứ Tượng Lâm đã được hình thành, lập nên vương quốc Lâm Ấp. Lãnh thổ của Lâm Ấp được phỏng đoán tương ứng với vùng từ đèo Hải Vân đến đèo Ngang ngày nay, tức bao gồm cả vùng Quảng Trị.
Thời Trần
Một trong những sự kiện lịch sử đáng nhớ của Quảng Trị xảy ra vào thời nhà Trần. Năm 1306, vua Chăm Pa là Jaya Sinhavarman III (Sách lịch sử Việt Nam chép là Chế Mân) dâng biểu cầu hôn lên vua Trần Anh Tông xin cưới Công Chúa Huyền Trân và dâng 2 châu Ô và Lý (Rí) làm vật sính lễ. Vua Trần bằng lòng gả Công Chúa Huyền Trân cho Chế Mân và nhận hai châu Ô, Rí.
Năm 1309, nhà Trần đổi châu Ô thành Thuận Châu, châu Rí thành Hóa Châu. Địa bàn Thuận Châu tương ứng với vùng đất từ sông Hiếu – Cửa Việt trở vào phía Nam Quảng Trị ngày nay, trong đó có các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị và một phần đất thành phố Đông Hà hiện nay.
Thời kỳ Nam tiến
Từ đó cho đến khi người Việt hoàn thành công cuộc Nam tiến, dù có vài lần Chăm Pa chiếm lại được quyền kiểm soát, nhưng chung quy người Việt vẫn làm chủ được vùng này. Đặc biệt từ sau năm 1558, khi Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông sai vào trấn thủ Thuận Hóa, đóng Dinh Cát ở Ái Tử, các chúa Nguyễn đã áp dụng những chính sách di dân cũng như cho phép người nước ngoài nhập cư vào Đàng Trong, đặc biệt là người Hoa, nhằm làm tăng nhanh dân số cũng như tiềm lực kinh tế để làm cơ sở tranh hùng với các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Thời nhà Nguyễn
Trong suốt gần 300 năm, vùng đất Quảng Trị tồn tại với tên gọi Cựu Dinh thuộc vào trấn Thuận Hóa. Mãi đến sau khi Gia Long lên ngôi năm 1802, đã đặt lại Cựu Dinh thành dinh Quảng Trị, bao gồm các huyện Hải Lăng, Đặng Xương (tên cũ là Vũ Xương), Minh Linh và đạo Cam Lộ.
Năm 1806, Quảng Trị trở thành dinh trực lệ kinh sư Huế. Năm 1822, đặt châu Hướng Hóa lệ thuộc đạo Cam Lộ. Đến năm 1827, dinh Quảng Trị nâng lên thành trấn Quảng Trị. Năm 1832, trấn Quảng Trị đổi thành tỉnh Quảng Trị. Năm 1853, tỉnh Quảng Trị hợp nhất với phủ Thừa Thiên thành đạo Quảng Trị. Tới năm 1876, tỉnh Quảng Trị được tái lập.
Thời Pháp thuộc
Sau khi nắm được quyền kiểm soát Đông Dương, ngày 3 tháng 5 năm 1890, Toàn Quyền Đông Dương Jules Georges Piquet ra Nghị Định hợp Quảng Trị với tỉnh Quảng Bình thành tỉnh Bình Trị. Ngày 23 tháng 1 năm 1896, Toàn Quyền Paul Armand Rousseau ra Nghị Định rút Quảng Trị ra khỏi địa hạt thuộc quyền Công Sứ Đồng Hới, cùng Thừa Thiên dưới quyền Công Sứ Trung Kỳ, đặt một Phó Công Sứ đại diện cho Khâm Sứ ở Quảng Trị.
Đến năm 1900, Toàn Quyền Paul Doumer ra Nghị Định tách Quảng Trị ra khỏi Thừa Thiên lập thành một tỉnh riêng biệt gồm 4 phủ: Triệu Phong (Thuận Xương cũ), Hải Lăng, Vĩnh Linh (Chiêu Linh cũ) Cam Lộ và Gio Linh. Ngày 17 tháng 2 năm 1906, Toàn Quyền Paul Beau ra Nghị Định thành lập thị xã Quảng Trị và đặt làm tỉnh lỵ.
Sau Hiệp Định Genève 20/7/1954, sông Bến Hải được chọn làm giới tuyến quân sự chia đôi đất nước, vùng bờ nam sông Bến Hải là tỉnh Quảng Trị, gồm các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Hướng Hóa, xã Vĩnh Liêm và một phần của xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh), thị xã Quảng Trị, thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Quảng Trị có những làng cổ hàng trăm năm tên gọi không thay đổi, có làng ghép tên gốc từ 2 tỉnh khác nhau. Quảng Trị có khoảng 1.000 làng lớn, nhỏ, xưa và nay, cũ và mới. Từ 65 làng cổ đầu tiên được thành lập vào khoảng năm 1075 – 1553 đến nay trải qua khoảng 6-9 thế kỷ.
Một số làng cổ hình thành từ xa xưa ở Quảng Trị nay vẫn còn giữ nguyên tên gốc làng cũ từ phía Bắc đèo Ngang trở ra như làng Cổ Trai (huyện Vĩnh Linh) là một trường hợp đặc biệt.
Không chỉ Huế, mà vùng đất Quảng Trị cũng có những địa danh một tiếng – độc âm nghe rất lạ, và đến nay chưa thể hiểu chính xác nghĩa là gì.
“Cùa” là một vùng đất thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Thời nhà Nguyễn là “kinh đô Tân Sở” – nơi vua Hàm Nghi xuất bôn kháng chiến và ban chiếu Cần Vương. Dưới thời nhà Nguyễn, theo “Đồng Khánh Dư Địa Chí”, tổng Mai Lộc của Cam Lộ có thể gọi là tổng “Cùa” vì ôm trọn xứ “Cùa” và một vài địa phương khác với 21 xã, thôn, phường.
“Cùa” không phải là tên một làng, tên một xã hay cũng không phải là tên của một huyện. Đó là tên chung của một vùng đất bao gồm hai xã nằm cạnh nhau: Cam Chính và Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ.
Ngày nay, địa danh “Cùa” ra đời từ khi nào, có nghĩa là gì, vẫn chưa có ai có câu trả lời rõ ràng với bằng chứng xác thực. Ngay cả những người bản địa cao niên cũng chỉ biết rằng tên Cùa đã có từ lâu lắm rồi nhưng không ai rõ nó có nghĩa là gì.
(Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Nhật Minh Hiếu sưu tầm & tổng hợp)
https://www.facebook.com/Saigontrongtoi2020/posts/pfbid02Zfb5jXPHoTQrSHZio3Fj7LC56trnBFF9M3y8kPiBm4WYfGAd55Yy5MPQkoMs3Hewl