Nói về ông thì thật không biết phải dùng ngôn từ nào, tuy nhiên là những thế hệ kế thừa người viết cũng cố gắng tìm những văn từ trong kho tàng văn hóa Việt Nam để miêu tả tuy nhiên cũng tự biết không là gì so với sự nghiệp của ông: Cố Nhà văn Duyên Anh.
Người khai sinh cụm từ “lá cờ máu”!: Cố Nhà văn Duyên Anh
Bài viết Nguyên Anh- Hạt Sương Khuya trình bày
Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long. Ông sinh năm 1935 tại Thị xã Thái Bình, nhưng theo lời ông, lại được khai là đẻ ở làng Trường An là quê cha của ông, thuộc huyện Vũ Tiên, Thái Bình.
Là một nhà văn viết truyện thiếu nhi, chủ bút tờ Tuổi Hoa tại miền Nam Việt Nam với những nhân vật để đời trong lòng bạn đọc như Dzũng ĐaKao, Bồn Lừa, Điệu ru nước mắt, Con Thúy, Đồi Fanta và nhiều tác phẩm khác…
Ông cũng là người đầu tiên đã dám miêu tả lá cờ của đảng là lá cờ máu một cách hiện thực trong tác phẩm của mình và phải trả giá bằng nhiều năm tù CS!
Trích:
“- Anh Duyên Anh.
– Tôi nghe.
– Đồng chí Ba Trung bảo anh vào tù là đúng.
– Tôi không xa nhà đi học?
– Anh nằm tù.
– Anh vừa nói …
– Bây giờ là chân lý, anh nằm tù. Anh nằm tù suy nghĩ tội ác. Các anh nằm tù suy nghĩ tội ác.
Bổng hắn hất hàm:
– Thằng Doãn Quốc Sĩ thế nào?
Tôi thừa hiểu, khi chúng nó nói chuyện với nhau, khi chúng nó nói với anh em của tôi, chúng nó cũng gọi tôi là thằng Duyên Anh, như lãnh tụ của chúng nó mở miệng là thằng Diệm, thằng Nhu…
– Đó là thằng được nhiều người kính trọng.
– Thằng Doãn Quốc Sĩ được nhiều người kính trọng? Nó ví Hồ Chủ Tịch là chồn tinh chín đuôi. Vũ Hạnh báo cáo thằng Sĩ thường nhục mạ Bác. Sài Gòn có ba thằng đáng tội chém. Thằng Doãn Quốc Sĩ viết cổ tích lăng mạ lãnh tụ Hồ Chí Minh. Thằng Chóe vẽ cờ tổ quốc cắm lên cán chổi. Còn anh, anh ví cờ tổ quốc với xì-líp đàn bà có kinh. May cho các anh, Biệt đội bận việc khác, chứ không, các anh đã ăn đạn như thằng Chu Tử.”[1]
Ngày hôm nay ở thế kỷ 21, người dân Việt Nam vẫn nhớ đến các phong trào cải cách ruộng đất, Nhân Văn Giai Phẩm nhưng ít ai được biết đến sau ngày 30/4/1975 một vụ án xét lại dành cho những nhà văn, nhà báo chế độ cũ tàn bạo không kém gì mà có thể gọi là Hậu Nhân Văn Giai Phẩm!
Sau khi chiến thắng miền Nam nhà cầm quyền CS với những kẻ cuồng tín giáo điều đã tiêu diệt hết nền văn học mang đậm tính nhân văn và những văn nghệ sỹ miền Nam, tinh hoa của nền nghệ thuật thời VNCH đều được bắt gọn tựu trung chỉ vì tội :
Họ viết quá thật trong các tác phẩm của mình!
một Nhã Ca với Giải khăn sô cho Huế tường thuật những dã man của quân giải phóng trong cuộc tổng công kích vào dân thường cũng chịu chung số phận!
Trong đợt đàn áp các văn nghệ sỹ miền Nam các nhà văn sau đây đã bị bắt:
Nhà văn, nhà thơ trong chiến dịch từ 2-4 đến 28-4-1976:
Dương Nghiễm Mậu, Doãn Quốc Sĩ, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Lê Xuyên, Nguyễn Mạnh Côn Thế Viên, Thái Thủy, Mặc Thử, Vũ Hoàng Chương, Duyên Anh
Nhà báo bị bắt trong chiến dịch từ 2-4 đến 28-4-1976:
Đằng Giao; Chu Thị Thủy; Hồng Dương; Thanh Thương Hoàng; Văn Kha; Hồ Nam, Đào Xuân Hiệp; Như Phong; Nguyễn Văn Minh; Trịnh Viết Thành; Anh Quân; Xuyên Sơn; Cao Sơn; Đặng Hải Sơn; Đặng Hoàng Hà; Lê Văn Vũ Bắc Tiến; Sao Biển; Nguyễn Văn Mau; Hồ Văn Đồng; Lê Hiền; Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh; Tô Ngọc; Uyên Thao; Lý Đại Nguyên; Vương Hữu Đức; Mai Thế Yên;Tô Kiều Phương; Mai Đức Khôi; Lê Trọng Khôi
Người trực tiếp điều hành chiến dịch cũng đã quá cố, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Mai Chí Thọ và những nhân vật có trong hồi ký của Duyên Anh, cán bộ điều tra Ba Trung tức Huỳnh Bá Thành TBT Báo CA. HCM cũng không còn!
Tuy nhiên chúng ta cần phải nói cho thế hệ trẻ được sinh ra và lớn lên trong một xã hội giáo điều duy ý chí được biết về một nền văn học đậm đà bản sắc quê hương, đầy tính nhân văn của một thế hệ đi trước mà trong đó Duyên Anh là một tác giả mà các bạn trẻ trong nước hôm nay nên tìm đọc.
Những hành động đốt sách, thù tiêu nền văn hóa trí thức tiểu tư sản năm nào chỉ là ngụy biện cho bóng đêm thắng cuộc nhằm nhồi sọ tư tưởng con người bằng một nền nghệ thuật mang tính ca tụng chế độ, và khi đọc Duyên Anh những ký ức ấu thơ sẽ ùa về trên những tầm hồn già cỗi, thế hệ trẻ sẽ hiểu được phần nào sự suy nghĩ của những con người cũ xưa!
Sau khi ra tù ông vượt biên và định cư tại Pháp cho đến cuối đời, nhưng những hoạt động của ông vẫn luôn trăn trở cho tuổi trẻ Việt Nam, những thế hệ sẽ bị nhuộm đỏ tâm hồn nhưng rất tiếc mộng lớn không thành!
Với những chiều suy nghĩ sâu sắc về CNCS chúng ta có thấy ý nghĩ của ông khi đọc được trong cuốn Hồi Ký Nhà Tù và sự tiên đoán của ông nhiều chục năm về trước luôn chính xác với những gì mà Việt Nam đã từng trải qua cho đến hôm nay!
Trích:
“Ngày nay, không một thế lực nào dám mở miệng nói về chính nghĩa, về lý tưởng nữa. Hay mở mắt hướng về Việt Nam! Hãy nhìn rõ cái lý tưởng giải phóng dân tộc bị trị của công sản! Hay hỏi xem 10 năm ròng rã kháng chiến chống thực dân Pháp được cái gì và mất những gì? Được cái lớn nhất và vĩ đại nhất là sự nghiệp “cứu nước” của ông Hồ Chí Minh, là tên tuổi danh vọng của ông Võ Nguyên Giáp, là nền độc lập cưa đôi xử sở, là tiếng thơm “dân tộc anh hùng” viễn vông, là… Hồ Chí Minh muôn năm! Cái mất lớn nhất, vĩ đại nhất là 1 triệu 500 ngàn dân Việt Nam chết ghê rợn bằng 1 triệu 500 ngàn cách giết, kiểu giết, lối giết của cháu yêu của ông Hồ trong mùa liên hoan máu Cải Cách Ruộng Đất năm 1956 và kế tiếp là mùa liên hoan máu sửa sai, thêm 500 ngàn cháu yêu của ông Hồ “tình nguyện” chết bằng 500 ngàn mẫu chết khiếp đảm nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của nhân dân. Chưa kể một thế hệ tuổi trẻ Việt Nam và hàng chục ngàn trí thức tinh hoa của đất nước vùi xác ở chiến trường và rừng già thủ tiêu ròng rã 10 năm kháng chiến đánh bóng cho Hồ Chí Minh và chủ nghĩa cộng sản. Hãy mở mắt hướng về Mã Lai, một nước vô danh tiểu tốt, một nước đói kém văn hóa, văn hiến, một nước hiếm hoi anh hùng! Mã Lại gần Việt Nam lắm, cũng nô lệ 100 năm đấy, cũng Nhật đến đuổi Anh, cùng cộng sản nhi nhô. Thế mà, chẳng cần 10 năm kháng chiến, chẳng cần tiêu thổ kháng chiến, chẳng cần quy định giai cấp, chẳng cần đấu tố, chẳng tốn một giọt máu nào, Mã Lai vẫn độc lập. Độc lập trong hòa bình và đoàn tụ. Độc lập theo kiểu độc lập nước nhỏ. Đừng đòi hỏi độc lập toàn vẹn cho bất cứ một nước nhỏ nào trên thế giới, ở thời đại của chúng ta. Mày độc lập chính trị thì tao áp đặt nô lệ kinh tế lên đầu xứ sở máy. Dân tộc mày cứ chống tao đi, không sao, tao nắm cổ bọn thống trị thôi. Mày ái quốc cách mấy cũng khó thoát khỏi lưới thép thực dân mới, thoát khỏi móng vuốt đô la! Đó, nhìn rõ chưa? Chính nghĩa và lý tưởng cộng sản đã rực rỡ trên một nửa bản đồ hình chữ S. Chưa hết đâu, lý tưởng giải phóng còn tiến xa, tiến mạnh, tiến vững chắc, tiến sâu vào tội ác thêm hai mươi năm nữa.” [2]
Các bạn trẻ VN hôm nay hãy tìm đọc về nhà văn Duyên Anh, tìm hiểu về một nền văn học nhân văn hiện thực và từ những trang sách đó sẽ dẫn đưa hồn người về lại tính nhân bản, vị tha, trang bị cho mình thêm kiến thức miễn nhiễm với những chủ thuyết ngoại lai ngụy biện chà đạp lên bản chất Chân Thiện Mỹ của cội nguồn Dân Tộc Việt Nam!
Lá Cờ Máu – Sáng tác & trình bày: Hồ Văn Sinh
https://phailentieng.blogspot.com/2016/03/nguoi-khai-sinh-cum-tu-la-co-mau.html?fbclid=IwAR3tyuMDWIwyEsPpllCkWWz1OBUTYY-AMHDa5jdlimqSNOkIQv0D6dHv2Mg