Có một câu chuyện kể về một ông già, cứ mỗi sáng, ông xách một giỏ thức ăn và một chai nước đi ngang khu phố thị kia, tới bờ sông, ngồi lại đó. Đến chiều mặt trời lặn, ông đi về. Đều đặn như thế. Anh gác gian của một ngôi biệt thự nọ rất kinh ngạc. Một hôm anh chặn ông già lại hỏi:
– Xin nói cho tôi biết ông làm gì mà cứ sáng xách giỏ đi, chiều xách giỏ về. Tôi đã bỏ ra ba ngày, ra bờ sông xem ông làm cái chi nhưng không thấy ông làm gì cả. Ông chỉ ngồi chơi ngoài ấy, nhìn nước chảy, nhìn người qua lại, cười cợt với gió mây. Hỏi ai, ai cũng bảo ông là người rất bình thường. Vậy xin nói tôi nghe ông làm gì?
Ông già cười đáp:
– Trước khi tôi nói cho anh biết tôi làm cái chi, anh nói cho tôi biết anh làm cái gì đi!
Anh kia đáp:
– Giản dị lắm, ông biết tôi ngồi nơi cổng này, tôi làm công việc của người gác gian. Người nào đi vào tôi biết họ đi vào. Người nào đi ra tôi nhìn thấy họ đi ra. Giản dị vậy thôi!
Ông già nói:
– Ồ! Tôi cũng làm công việc giống anh.
Anh kia đáp:
– Ông nói vô lý. Ông đâu có cái cổng đặt bên ngoài toà biệt thự. Ông cũng không lãnh lương của ai, và ông ngồi cũng đâu thấy ai đi qua đi lại. Nói ông là người gác dan thì không đúng.
– Ông hãy nghe tôi giải thích! Ông gác gian người bên ngoài. Tôi gác gian người bên trong. Tôi chỉ làm mỗi một việc là ngồi yên đấy, nhìn những người khách qua lại trong tâm thức của tôi.
Những ngày đầu tiên, tôi thấy nhiều người qua lại quá. Này anh khách buồn, anh khách giận, anh khách ghét, thương, sầu tủi, bất an v.v.. luôn đi ngang, có khi từng đoàn người, đếm không xuể. Có điều vui là đi bao nhiêu thì cứ đi, tôi chỉ ngồi nhìn mỉm cười với những người khác đi qua ấy. Dần dần tôi phát giác càng ngày người đi càng ít. Rồi đến một lúc, dăm ba hôm mới có một người khách đến rồi đi. Người khách đó ở bên trong tôi.
Ông thì ngồi gác cửa bên ngoài, tôi làm người chủ gác cửa bên trong. Việc chúng ta giống như nhau. Thế mà khác nhau vô cùng : ông thì ra ngoài, tôi vào bên trong”.
”..Mấy dòng thô thiển, đơn sơ
– Tu là trở lại bến bờ tự tâm
Ngày đêm quán niệm âm thầm
Mây tan ló diện trăng rằm Tuệ quang…”
Như Nhiên –TTT
*****************