MÙA PHƯỢNG TÍM

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Hoa phượng tím có tên khoa học là Jacaranda acutifolia, không phải là loại cây tự nhiên ở Việt Nam mà có nguồn gốc từ Nam Mĩ du nhập vào VN và trồng nhiều nhất ở Đà Lạt vào những năm 1970. Ban đầu từ những hạt giống mang về được ươm trồng phát triển, dù tiết trời ở Đà Lạt se lạnh thích hợp cho phượng tím có thể thích nghi và ra hoa nhưng chẳng thể nhân giống tự nhiên. 
Nhưng với sự đam mê cùng kỹ thuật của mình mà sau nhiều lần nghiên cứu vượt qua bao nhiêu khó khăn kỹ sư Lương Văn Sáu đã chiết cành thành công loài hoa phượng tím với mong muốn được ngắm nhìn loài hoa này trên chính quê hương của mình và làm nên một màu sắc riêng cho Đà Lạt. 
Cũng từ đó khi khoa học ngày càng phát triển, phượng tím được nhân giống thành công và trồng khắp nơi trên mọi nẻo đường Đà Lạt, gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây với những kỹ niệm đẹp, cả một bầu trời thơ ấu vui đùa bên gốc phượng hay đơn giản phượng tím là một phần không thể thiếu của Đà Lạt. Có lẽ với màu tím đầy lãng mạn của phượng tím cũng đã phần nào góp phần tạo nên thương hiệu Đà Lạt thành phố mộng mơ. 
 Ngắm phượng tím tại hồ Xuân Hương vào sáng sớm đầy sương
 *
*     *
 

Mùa Phượng Tím Nhạc: Trần Trịnh, Nhật Ngân-Mạnh Đình
Nụ hoa tím buồn, ngày nào mình trao nhau. 
Hẹn rằng mai sau, lỡ duyên mình chia cách. 
Thì dù xa xôi vẫn không phai nhạt lòng son. 
Vẫn luôn giữ trọn tình quê. 
Dẫu muôn trùng *** ngàn xa cách. 
Giờ xa quá rồi, lời hẹn thề năm xưa. 
Người đành quên nhau.bước đi cùng duyên mới. 
Để lại riêng ta với câu ca buồn từng đêm. 
Trách ai nỡ vội lìa xa. 
Cánh hoa buồn đành rụng theo nỗi buồn 
Từ ngày xa vắng.tháng năm trôi bềnh bồng. 
Cuộc sống bôn ba,giạt trôi nơi xứ người. 
Từng mùa hoa tím đã trôi theo giòng đời. 
Nhìn hoa buồn rơi.thương cuộc tình năm xưa. 
Ngàn hoa tím buồn.ngập trời ở nơi đây. 
Gợi lại trong ta cánh hoa buồn năm cũ. 
Nhặt cành hoa rơi, xót thương cho cuộc tình xưa. 
Hỡi em biết giờ về đâu. 
Biết mai này mình còn gặp lại nhau.
*
*     *

Mùa Hoa Phượng Tím
*
*     *

https://phailentieng.blogspot.com/2021/07/mua-phuong-tim.html?fbclid=IwAR246Zx4qS622AHUyAxG-d3eC9l7o86aaOnaYP-IAlKd1M-BPFuIB1hNd2I