Những ngày của Tết Mậu Thân là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người dân Huế. Nỗi thê lương, kinh hoàng trở về cố đô Huế, với biến cố u buồn trở về với Tết Mậu Thân 1968 năm xưa, trước bao thảm cảnh chiến tranh chết chóc đổ nát từ thành phố đến cuộc đời của sinh linh tử nạn oan khiên.
Tết Mậu Thân 1968 là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người dân Huế
Tôi xem hình và bài phóng sự của người người phóng viên đồng nghiệp là Trọng Kim của phóng viên chiến trường Minh Đức Hoài Trinh, hãy đi trở về Huế để chia sẻ nỗi đau này với dân tộc. Nhà báo Minh Đức Hoài Trinh cộng tác với đài phát thanh Pháp ORTF (Office de la Radiodiffusion et Television Francaise, tiền thân của đài RFI), bà phụ trách tin tức Việt Nam cho đài. Nhân kế hoạch tái chiếm Quảng Trị và Thừa Thiên năm 1968, bà và đoàn chuyên viên theo cánh quân Hoa Kỳ, Sư đoàn 1 Không Kỵ (The 1st Cavalry Division). Trong cuộc phản công lại chiến dịch Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân của Cộng Sản(CSVN), cuối tháng Giêng năm 1968 quân Bắc Việt tung đợt Tổng Tấn Công vào ngay dịp Tết. Tết theo thông lệ là dịp lễ đón mừng năm mới cổ truyền tại Việt Nam, bao giờ cũng là thời gian thanh bình. Cuộc tấn công qui mô của CSVN đã khiến giới chức Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phải sửng sốt khi quân CSVN âm mưu tấn công tiến chiếm Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn.Sư đoàn 1 Không Kỵ phối hợp cùng Sư đoàn 101 Nhảy Dù, cùng với Trung đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến, bắc đầu tiến hành phản kích tại Huế. Huế là một nơi cần chiếm theo ý định của CSVN vì nó có tính chất chính trị gây tiếng vang và có tính lịch sử một cố đô lâu đời. Quân CSVN cho rằng Huế có thể là địa bàn chiến lược đầu
tiên chiếm lấy để đưa quân thọc sâu vào Miền Nam Việt Nam. Ngoài quân đội của Việt Nam Việt Nam, phía Hoa Kỳ cho Sư đoàn 101 Nhảy Dù và Sư đoàn 1 Không Kỵ được điều dộng đến để tái chiếm Huế. Các trận đánh ở Huế diễn ra rất ác liệt trong vòng 3 tuần và phe VNCH cùng Hoa Kỳ đẩy lùi dần quân CS ra ngoại ô. Sau đó Trung đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến được tăng viện để tiếp ứng thêm cho Sư đoàn 101 Nhảy Dù và Sư đoàn 1 không Kỵ.
Cuộc chiến ở Huế rất khốc liệt và phải giành giật từng căn nhà. Tiến chiếm nhà này sang nhà kia. Điều khó khăn là nhiều nhà có quân CS chiếm đóng cùng gia đình người dân. Quân giải vây VNCH và Hoa Kỳ phải đánh xáp lá cà. Do vậy cho nên sau khi thành phố được tài chiếm thì hoàn toàn đổ nát, quân xâm lược Cộng Sản cuối
cùng đã bị đánh bật ra khỏi Huế. Trong trận Tổng Tấn Công Tết, khoảng hơn 30.000 quân CS đã bị giết và hàng ngàn tên bị bắt làm tù binh.
Ký giả viết bài Minh Đức Hoài Trinh cũng là một nữ phóng viên quốc tế, xông pha ra mặt trận để thu những phóng sự nóng bỏng ngoài tuyến đầu. Nhiệm vụ phóng viên chiến trường là chấp nhận những rủi ro, hiểm nguy, bà được các đồng nghiệp trọng nể vì sự can trường. Trên bình diện hậu chiến tranh Việt Nam người ta thấy những nữ phóng viên khác đã lặn lội theo các mặt trận sôi động, những trận đánh khốc liệt như Christiane Amanpour của CNN tại cuộc chiến Vùng Vịnh, Bosnia và Libya. Người phụ nữ khác như Francesca Borri, nữ phóng viên chiến trường (Frontline freelance reporter) lăn lộn từ mặt trận Trung Đông, Kosovo và Syria, bà từng bị trúng đạn lê lết khi săn tin tại mặt trận Syria, bà mục kích tại vùng kiểm soát của lực lượng nổi dậy hồi giáo ở Aleppo và chứng kiến đầy đủ những dã man của con người trong chiến tranh.
Những Christiane Amanpour và Francesca Borri là những thế hệ hậu sinh so với Minh Đức Hoài Trinh, nhưng những người nữ này có cùng đặc điểm chọn ngành ký giả chiến trường, là những phóng viên săn tin đầy mạo hiểm, chấp nhận những liều lĩnh, những rủi ro cho tính mạng. Sự nguy hiểm nghề nghiệp đối với các phóng viên thời sự quốc tế, đặc biệt là các phóng viên chiến trường, những hiểm nguy mà thành quả nghề nghiệp của họ mang lại dường như đã trở thành nhu cầu tin tức mới đ63 các nơi biết. Họ dấn thân vì nghiệp dĩ, vì lòng đam mê ngành đã trót chọn, cái nghiệp dĩ sinh nghề tử nghiệp
James Wright Foley mới đây. cái chết của Foley thật thương tâm và dã man. Chính có những sự mạo hiểm can đảm của những James Foley, Christiane Amanpour và Francesca Borri và Minh Đức Hoài Trinh,… con người ở khắp nơi mới biết tin nhau, đâu là an tàn, đâu là loạn lạc. Cái giá của nghề báo chiến trường yêu nghề vốn đắt giá vì vong mạng. Theo báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters Without Borders (RWB), hay (RSF) Reporters Sans Frontières), trong năm 2013, đã có ít nhất 52 nhà báo đã bị sát hại. Nhưng con số này vẫn còn ít hơn con số 141 nhà báo bị sát hại vào năm 2012. Năm 2011, gần 70 nhà báo cũng đã thiệt mạng tại các khu vực đang giao tranh.
Do vậy, nghiệp báo được khẳng định là một nghề rất nguy hiểm, sự liều mạng khi phải đối mặt với tử thần. Sự nguy hiểm đó lại càng lộ rõ nét hơn đối với các phóng viên chiến trường, những người hàng ngày phải lăn lóc ở những nơi có cảnh máu lửa, có tiếng bom đạn nhằm cung cấp đến cho độc giả, khán thính giả những tin tức mới nhất những hình ảnh, những đoạn băng video mới nhất về những gì đang xảy ra.
Nhà văn Nguyễn Quang và nhà văn Minh Đức Hoài Trinh
Trong một bài ghi nhận của nhà văn Nguyễn Quang về nhà văn Minh Đức Hoài Trinh, ông viết:
“Trong lúc tôi soạn đọc một số lớn tư liệu của Minh Đức Hoài Trinh, ngẫu nhiên tìm ra một mảnh giấy nhỏ viết tay viết từ ngoài chiến trường, dù bị gián đoạn, chỉ có một vài dòng nhưng tôi cảm nhận được tâm tư xót xa của một ký giả chiến trường, tôi rất xúc động nên muốn chia xẻ cùng quí độc giả như sau:
“Mùi hôi không cản được tình thương”, Minh Đức Hoài Trinh.
“Đi đếm xác chết đó là một công việc tôi hay làm trong những năm hành nghề ký giả. Ai nghe nói cũng nhắm mắt rùng mình, kêu ghê, kêu sợ, kêu eo ôi gì mà kinh thế. Nhưng mỗi người, nhất là mỗi đứa sống với cái nghề cầm bút thường mang một chứng điên khác nhau riêng biệt. Ở giai đoạn chiến tranh lịch sử nầy mà không cầm
súng ra trận thì cũng phải làm một cái gì. Nói cầm súng ra trận không phải là tại thích nhìn cảnh bắn giết nhau, nhưng để nghe những tiếng khóc của chính trong lòng mình. Khóc người đang quằn quại, đang gục ngã, đang hấp hối. Đi tìm cảm giác lạ, mỗi người “viết sỉ” đi tìm một nẻo khác nhau, bên bàn đèn, trong cánh tay, mái tóc tình nhân, trong hộp đêm trong điệu nhạc, hoặc là những đứa như tôi, thẩn thờ quanh quẩn bên mấy cái xác chết. Tại sao tôi không đi tìm cảm hứng ở những nơi khác, chính tôi cũng có lần đặt câu hỏi tại sao?
Có lẽ vì tò mò muốn nhìn xem những cái xác ấy mới hôm qua còn thơm sạch, còn cười nói, ăn uống, những sự học hỏi, suy nghĩ, những lời đùa vui dí dỏm mới ngày hôm trước đã phát ra từ cái mắt cái miệng ấy. Thế rồi chỉ một tiếng nổ, một lát gươm, tất cả đều tiêu tan, không phải được thành mây khói…“. “
Minh Đức Hoài Trinh lặn lội săn tin trên các vùng lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, ghi nhận những sự kiện giao tranh mất còn, từ miền Nam ra miền Trung. Miền Trung là nơi sinh quán và miền Nam là nơi trú quán.
Sau những cuộc chiến có những tử sĩ con yêu của miền Nam Việt Nam hay những chàng trai thế hệ của QLVNCH đã vĩnh viễn ra đi vì bốn chữ “Tổ Quốc Ghi Ơn”, trong bài viết “Mây Trên Đèo Hải Vân”, Minh Đức Hoài Trinh viết:
“Trực Thăng từ từ hạ cánh chúng tôi trở về phòng đợi. Đợi mây tan nhận nụ cười an ủi trên môi người phi công kiên nhẫn, chỉ có thế không có cách gì khác. Mãi đến hai giờ chiều chúng tôi trở lên trực thăng. Chiếc áo quan vẫn còn nằm đấy, y nguyên…
Mây đã chịu tan bớt đi trên đỉnh đèo, trực thăng đã đủ sức vượt qua làn mây. Phi trường Phú Bài không mở chúng tôi đỗ ở phi trường Đại Nội trong thành Huế.
Trước khi ra khỏi phi cơ tôi quay lại nhìn cái hòm, nhìn cái hòm lần cuối cùng, nhìn người chết, nhìn lá cờ VNCH, thì thầm một lời vĩnh biệt. Anh ngủ cho yên và lá cờ hãy che chở cho anh.”, Minh Đức Hoài Trinh.
Lưu Anh Tuấn – Hoàng Nam.
https://phailentieng.blogspot.com/2017/06/may-tren-eo-hai-van-minh-uc-hoai-trinh.html?fbclid=IwAR2BywYs6g5vtoG_NecaykZSvK-gS3mLU–x-kFhiHQebVsXpmfKmtwzNOU