Từ Studio VietLife TV số 15609 Beach Blvd, Thành Phố Westminster, Nam CA 92683. Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đã tổ chức thành công buổi giới thiệu Tuyển Tập Thơ và Nhạc của thi nhạc sĩ Dương Viết Điền.
https://www.facebook.com/taman.nguyen.130517CA/videos/604259255494919
https://vietbao.com/a320767/lien-nhom-nhan-van-nghe-thuat-tieng-thoi-gian-to-chuc-buoi-ra-mat-sach-tuyen-tap-tho-va-nhac-cua-nha-van-duong-viet-dien
GIỚI THIỆU NHÀ VĂN, NHÀ THƠ, NHÀ SOẠN CA KHÚC DƯƠNG VIẾT ĐIỀN (bút hiệu Hạ Ái Khanh)
(Trần Huy Bích)
(Dàn bài nói chuyện của giáo sư Trần Huy Bích nhân Liên nhóm NVNT & TTG giới thiệu Tuyển tập Thơ Nhạc của thi nhạc sĩ Dương Viết Điền 11/2024)
*********
Người bạn hiền hòa, chân thành, đầy thiện chí.
Cuốn 1:
Những kỷ niệm với các nhạc sĩ VN (2022):
Người bạn cùng khóa (khóa Nguyễn Trãi 1 trường ĐHCTCT), nhà văn Vương Trùng Dương:
Tuyển tập Hồi ký với 11 nhạc sĩ:
–Quen nhau từ thời học sinh ở Đà Nẵng: Nhật Ngân
–Cùng trong ngành CTCT: Nguyễn Đức Quang
–Trong trại tù CS: Đinh Miên
–Sau 1975 ở HK: Nguyễn Hiền, Anh Bằng, LV Khoa, Lam Phương, Tuấn Khanh, Hồ Xuân Mai, Lê Trọng Nguyễn, Lê Dinh.
“Có sao viết vậy” thật thà, không hư cấu, không cường điệu (bản chất từ khi ở quân trường).
+Nhật Ngân (101-115):
Trường Phan Thanh Giản // Trường Phan Chu Trinh (Đà Nẵng)
Nhật Ngân – Y Vân – Y Vũ: “Tôi đưa em sang sông”
Kỷ niệm gặp lại nhau ở HK.
+Nguyễn Đức Quang (69-73): Hát du ca trên bãi biển Thuận An (1971, 72)
Đón tiếp tại Huế. Ngủ chung một phòng trong đơn vị (1971)
+Đinh Miên (61-68): (Đinh Miên Vũ) “Sương trắng miền quê ngoại”: Kỷ niệm trại tù
Bình Điền. Gặp lại nhau ở San Jose.
+Nguyễn Hiền (9-19): Trao đổi về Văn Cao, LH Phước, NC Thiện.
Nhạc sĩ NgH viết lời giới thiệu cho tập hồi ký Trại Ái Tử và Bình Điền và lời Bạt cho tập biên khảo Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân của DVĐ.
2
DVĐ đến thăm NH đúng ngày ông qua đời.
+Anh Bằng (20-28): Nhiều kỷ niệm chung từ 2008 (thời Văn đàn Đồng Tâm).
Các bài “Nỗi lòng người đi” và “Giấc ngủ cô đơn” (dùng trong việc Chiêu hồi)
+Lê Văn Khoa (29-44):
–Kỷ niệm về bản nhạc “Mẹ ơi con đã về” của Anh Bằng—Thân tặng Gs DQS–(Từ bài thơ “Ngày về” của Hạ Ái Khanh, 1996). Chỉ ghi “Ái Khanh.”
Hai bản nhạc—Nhạc sĩ Anh Bằng ghi lại. Nhạc sĩ LV Khoa đánh đàn bài ấy.
Hình chụp chung + bản nhạc do thủ bút của nhạc sĩ Anh Bằng
–Tình yêu quê hương qua âm nhạc của nhạc sĩ LV Khoa” (6 trang với hình ảnh).
+Lam Phương (45-60):
Từ 2009: Hỏi chuyện về các bản nhạc của Lam Phương: Nhân vật trong “Kiếp nghèo, Chiều hành quân, Vĩnh biệt …” Nói chuyện về các bài “Chuyến đò vĩ tuyến, Bài Tango cho em” (Ban nhạc ở Argentina chơi)
Nhiều hình kỷ niệm.
+Tuấn Khanh (74-87):
Đến thăm tại tiệm Hoa Soan Bên Thềm Cũ. Trao đổi nhiều chuyện, nhiều hình kỷ niệm.
+Hồ Xuân Mai (88-100): Biết nhau từ 1996.
HXM soạn nhạc, DVĐ viết lời ca—Dự tính làm CD—Chưa hoàn thành vì tình trạng sức khỏe. Ung thư—Qua đời 2024.
+Lê Trọng Nguyễn (116-129):
Bài “Nắng chiều” với các ca sĩ người Nhật và Đài Loan. Lời tiếng Nhật, tiếng Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp.
Hình ảnh ca sĩ và lời tiếng Hoa, Anh, Pháp.
+Lê Dinh (130-135):
Tiểu sử và liệt kê các tác phẩm của Lê Dinh (rất nhiều, sáng tác riêng cũng như sáng tác chung với Minh Kỳ)—Chưa có các tác phẩm do 3 người cùng soạn và ký Lê Minh Bằng.
Cuốn 2:
Tuyển Tập Thơ và Nhạc Dương Viết Điền (NVNT, 2024)
3
–V. Hải: Đồng ý với nhận định của nhà văn Thinh Quang và nhạc sĩ Hồ Xuân Mai: Biệt tài đặc trưng của DVĐ là “thi ca và âm nhạc quyện vào nhau”
–VTr Dương: “Có chí, ham học. Có trí nhớ tốt, viết rất chân tình.” Nhiều bệnh vì 10 năm tù của CS.
–Khánh Lan: Nghĩ đến 2 câu của Phùng Quán: “Có những phút ngã lòng/Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy”
Những bài thơ “Đợi anh về, Mẹ ơi con đã về, Hẹn một ngày về …” xé nát tâm tư người đọc. Những bài “Người tù không bản án, Di chúc cho người tình cuối cùng” khiến ta rùng mình khiếp sợ. Những bài “Nay ở quê người, Xuân nhớ quê hương” cho lòng ta tê tái.
Thơ:
–“Nắng xuân”: Kìa có phải nắng xuân vừa mới tới/Nghe dạt dào nắng mới ngập hồn ta/Nhưng thấy sao khác hẵn nắng quê nhà …
–“Tình sầu mây trôi”: dùng toàn thanh bằng (trang 48)
–Thấy mến tác giả qua bài “Ta muốn” (trang 75)
–“Điếu văn tiễn đưa nhạc sĩ Anh Bằng về bên kia thế giới” (tr. 55).
–Hồn trong nhạc:
Đề tài: “Tình khúc thứ nhất cho người vợ hiền,”Tình khúc thứ hai cho người vợ hiền,”
“Đêm tù nhớ bạn,” “Nỗi buồn của người tù không án,” “Người em gái tóc mây,” “Thương em….”
–Phổ nhạc bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ: “Còn đâu những đêm vàng bên bờ suối/Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan/Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn …”
–Phổ nhạc thơ của chính mình: Chín mười năm biền biệt/Về thăm lại quê nhà/Sao lòng buồn da diết/Nắng chiều ngập sân ga …
–Sách in rất đẹp: Hình ảnh nghệ thuật (tr. 79). Hình ảnh sinh hoạt văn nghệ đáng ghi nhớ.
Nghĩ đến Tản Đà:
–Trời đất sinh ta, rượu, với thơ
Không thơ, không rượu, sống như thừa…
DV Điền:
—Trời đất sinh ta, nhạc, với thơ
Không thơ, không nhạc, sống như thừa
TĐ:
4
–Rượu say thơ lại khơi nguồn
DV Điền: Nhạc hay thơ lại khơi nguồn
Thơ hay, nhạc cũng như tuôn giọng tình
**************************************
Ra mắt tuyển tập thơ nhạc của Dương Viết Điền
Tường trình: Vương Trùng Dương & Khánh Lan
Trưa Chủ Nhật 24/11/2024 nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian tổ chức ra mắt tuyển tập Thơ & Nhạc của Dương Viết Điền trong vòng thân mật tại Viet Life Club, 15609 Beach Blvd., Westminster, CA 92683.
Sau phần chào Quốc Kỳ, Nhà Văn Việt Hải đại diện NVNT & TTG chào mừng quan khách tham dự, ông nói:
“Đã không biết bao nhiều lần tôi lên đây để thưa chuyện cùng quan khách, thế mà lần này tôi run quá, có lẽ vì mối thân tình mà tôi và VTNS Dương Viết Điền quá thân thiết trong hơn 30 năm qua và chúng tôi coi nhau như anh em trong một nhà…..”
Giáo Sư Trần Mạnh Chi cũng có mặt để chia vui cùng VTNS Dương Viết Điền nhưng ông phải về sớm vì có buổi họp quan trọng lúc 3:00 giờ chiều.
VTNS Dương Viết Điền và GS Trần Mạnh Chi
Các diễn giả gồm có sự góp mặt của Giáo Sư Trần Huy Bích, Văn Thi Sĩ Khánh Lan và MC Mộng Thủy. GS Trần Huy Bích nói về nội dung, ý thơ và những bản nhạc trong tuyển tập Thơ và Nhạc của Văn, Thơ, Nhạc Sĩ Dương Viết Điền,
Tiếp theo, Khánh Lan chia sẻ về hình thức, kỹ thuật layout và vẻ đẹp của tuyển tập sau khi in ấn. Khánh Lan đã duyệt qua 3 lãnh vực chính trong Tuyển Tập Thơ và Nhạc của VTNS Hạ Ái Khanh Dương Viết Điền, gồm những bài thơ viết cho người vợ thủy chung, Hoàng Thị Kim Cúc qua hai bài thơ Thương Em và Thương Người Vợ Ở Quê Nhà.
Thương em quá, lệ sầu thường nhỏ giọt
Khóc cho em, mai một tuổi xuân thì
Trời xanh kia, sao gây cảnh biệt ly
Để kẻ ở, người đi không về được…
…Ai xa vắng, mà không buồn tê tái
Ai xa nhau, mà không mãi sầu thương
Dù chuyện thần thoại, cũng vấn vương
Nói chi nữa, đến tình thương chồng vợ
Hay trong bài thơ THƯƠNG EM, DVD viết:
Ngày ấy năm nào
Thân cò lặn lội tìm vào Rừng sâu
Nuôi chồng “Cải tạo”, âu sầu
Đầm đìa giọt lệ, úa màu Thời gian
Nắng mưa, Những mấy thu tàn
Bao mùa lá rụng, triền miên ngậm ngùi….
Nói về tình mẫu tử, về hình bóng Mẹ già lên trại cải tạo thăm con và chờ đợi ngày người con tù tội trở về qua bài thơ Ra Thăm Mẹ đã gây lên sự xúc động trong lòng quan khách tham dự.
Chín năm biền biệt rừng sâu chưa về
Nay gặp mẹ, vui tràn trề
Mừng mừng, tủi tủi, mải mê chuyện trò
Mẹ hỏi con: “Thế bao giờ
Con về với mẹ, đợi chờ còn lâu?
Hay sự bàng hoàng trong nỗi mừng tủi lẫn lộn khi nhìn thấy Mẹ.
Thấy con mẹ khóc, ngẩng đầu nhìn chăm
Con mừng nhìn mẹ đăm đăm
Rưng rưng giọt lệ, chín năm mong chờ
Thấy mẹ con thật không ngờ
Mẹ nay khác hẳn, ngày xưa ở nhà
Thảo nà, nhìn mẹ không ra
Tóc mẹ bạc hết, tuổi già từ lâu
Da nhăn, má hóp, mắt sâu
Nhớ con mẹ khóc, mẹ sầu lắm không?
Và sau cùng, trong nỗi xót xa, chua chát khi Dương Viết Điền nhớ về những người bạn đã cùng ông sống sót trong cảnh lao tù, ông đã ví các người tù như những con hổ bị nhốt trong cái bẫy lao lý, không bản án, không hẹn ngày trở về qua bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ tặng Nguyễn Tường Tam (Lời con Hổ ở vườn Bách thú)
Gặm một khối, căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia, ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé, riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò, lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy, cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo, chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi, trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc, trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng
Lượm tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, có sắc
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi
Ta biết ta, chúa tể của muôn loàiGiữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi…
Diễn giả sau cùng là MC Mộng Thủy, hơn bao giờ hết, cô thật duyên dáng, dí dỏm và yêu kiều trong phần nói chuyện cùng khán giả về “Những điều chưa biết về VTNS Dương Viết Điền”. Ai có thể ngờ rằng VTNS họ Dương của chúng ta đã từng là Hollywood Movie Star đóng vai “Anh Thượng-sáu múi” nay chỉ còn “một múi” (theo lời NVKG Vương Trùng Dương).
Hậu quả của 10 năm tù đầy, sức khỏe của VTNS Dương Viết Điền bị suy giảm rất nhiều trong thời gian gần đây, ông không còn tham dự vào nhiều sinh hoạt văn học trong cộng đồng như xưa cũng như với nhóm NVNT & TTG, nhưng lần nầy, ông đã cố gắng hiện diện trong buổi RMS.
Ngoài phần văn học, phần văn nghệ cũng rất đặc biệt với những bài hát do VTNS Dương Viết Điền phổ nhạc qua những bài thơ của ông. Với giọng ca ấm và truyền cảm của Thụy Lan đã đi vào lòng người và Khánh Lan cũng đã có cơ hội ngâm bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ để tặng ông và quan khách. Đây là buổi RMS đầu tiên mà NVNT & TTG đã lồng vào phần văn học với những tác phẩm mà tác giả sáng tác. Phần văn nghệ, chúng tôi nhận thấy có sự góp mặt của Ca Sĩ Ngọc Hà, Mạnh Bổng, Ngọc Quỳnh, Lệ Hoa, Minh Thư, Minh Khai, Minh Châu, Anh Hiếu, Huỳnh Anh, v.v…
DVĐ cùng Khóa Nguyễn Trãi I ở Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị với Nhà Văn Ký Giả Vương Trùng Dương và ông đã viết hai bài trong hồi ký Những Kỷ Niệm Với Các Nhạc Sĩ Việt Nam và trong tuyển tập nầy. Dương Viết Điền đã ấn hành khoảng hơn 20 tác phẩm gồm văn, thơ, nhạc từ khi định cư tại Los Angeles.
Kết thúc buổi RMS là phần cắt bánh chúc VTNS Dương Viết Điền nhiều sức khỏe để cùng sinh hoạt văn hóa với NVNT & TTG.
Vương Trùng Dương & Khánh Lan
********************