LÀ NGƯỜI VIỆT NAM, HÃY GHI NHỚ NGÀY 30 THÁNG TƯ (Lão Ngoan Đồng)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Nước đã mất, nhà đã tan , gia đình ly tán ! Ý nghĩ nầy in sâu vào trong trí não của những người đang lênh đênh trên biển cả, trong những chiếc thuyền nhỏ bé mong manh, phú thác mạng sống của mình cho vận mệnh rũi may , những mong thoát khỏi ngục tù của những người cộng sản từ miền bắc, đang xây cất trên toàn cõi quê hương yêu dấu.

Người dân trốn chạy quân Bắc Cộng

Trên đường trốn chạy, lìa bỏ quê cha đất tổ, đã có hàng trăm ngàn người vùi thây trong biển cả, trong bụng cá, trong bàn tay sát nhân của bọn hải tặc khát máu. Cũng có những người vượt thoát bằng đường bộ, xuyên qua ngã Cambochia, Lào, và cũng không ít người đã chết đói vì lạc đường, hoặc bị giết bởi bọn Miên cộng, Lào cộng. Số còn lại, hơn 2 triệu người đã đến được bến bờ tự do với hai bàn tay trắng, và có rất nhiều người bỏ lại sau lưng những người thân yêu trong gia đình, dòng họ. Hầu hết những thuyền nhân đó đã nói với các phái đoàn tiếp nhận định cư của các nước: “Thà chết trên biển cả còn hơn sống trong chế độ của Việt cộng( tạm dịch: Rather die on the high sea than live under the Vietnamese communist regime). Điều đó đã nói lên cái ý chí liều chết để đi tìm TỰ DO.

Thãm cảnh đó đã làm cho thế giới bàng hoàng, xúc động. Họ đã gọi những ngưòi trốn chạy khỏi quê hường nầy bằng một biệt danh ,mà trong lịch sữ loài người chưa từng có :“BOAT PEOPLE”(Thuyền Nhân).

Thảm cảnh đó khởi đầu vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà bọn cộng sản Việt Nam, từ miền Bắc, đã bất chấp hiệp định Paris 1973, với sự trợ gíúp của khối cộng sản quốc tế, đã tấn công và cưỡng chiếm miền Nam, nước Việt Nam Cộng Hòa, với sự hững-hờ của thế giới không cộng sản.

Cái hận đã mất nước và cái hận đã bị đồng minh phản bội, đưa đến cảnh nước mất nhà tan, gia đình phân cách, chia ly, đã tạo nên sự thống hận trong lòng người dân Việt kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Từ đấy, chúng ta, những người Việt hải ngoại và kể cả đồng bào quốc nội, gọi ngày 30 tháng tư hàng năm là NGÀY QUỐC HẬN.

Xe Tăng Bắc Việt cs bị bắn cháy tại Lăng Cha Cả gần sân bay TSN

Không có từ ngữ nào để diễn tả ngày đó chính xác hơn từ ngữ Ngày Quốc Hận. Nó diễn tả không những đúng về mặt hiện thực mà còn đúng về mặt tâm linh. Ngày đó , đời sống của những con người Việt Nam trên toàn quốc đã bị thay đổi một cách toàn diện, từ tốt đẹp biến thành cùng khổ ; từ tương lai trong sáng trở thành tăm tối, không có ngày mai. Trong lòng mỗi người đều bị đè nặng bởi nỗi niềm u uất , căm phẩn vì đang bị một lũ người vong bản, tay sai của ngoại bang, dốt nát, tàn ác cai trị bằng chánh sách vô nhân nhứt trần gian. Đời sống của người Việt Nam không hơn không kém gì với đời của một con vật : ngoan ngoản thì được cho ăn, bằng không thì bị bỏ đói cho đến ngày tàn tạ.

Trong lòng mỗi con dân Việt, ai mà không nhớ đến ngày 30 tháng Tư, ngày đổi đời đó ?

Tuy nhiên, mỗi người nhớ đến nó một cách khác nhau.

Cái nhớ sâu sắc nhất, không bao giờ quên là tuổi thanh niên đã bị hủy hoại trong các nhà tù gọi là trại “cải tạo”. Những rường cột của Quốc Gia đã bi kềm hãm trong ngục tù khổ sai, ăn không đủ no, bệnh không thuốc chữa. Bọn người ác độc lợi dụng sức người hom hem yếu đuối đó, bắt họ đi làm mướn, làm thuê, làm những việc khổ sai, chúng lấy tiền bỏ vào những cái túi tham không đáy. Những người tù “cải tạo” đó, bị hành hạ không những trên thể xác, mà cả tinh thần của họ cũng bị dày vò cả ngày lẫn đêm, bằng những lời chửi bới ,hăm dọa, kể cả những đòn thù bằng đánh đập, biệt giam trong những thùng sắt ngột ngạt, nóng bỏng khi nắng lên, không cho nước uống, và còn nhiều trường hợp đem người chống đối bọn chúng ra xử bắn tại nơi đông người. Những hành động nầy, bọn cai tù tàn ác, gọi là những “bài học chính trị do Bác và Đảng chủ trương” đối với những người sa cơ, thất thế.

Những người tù khốn khổ đó là ai ?

Họ là những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã xả thân mình để bảo vệ phần đất miền Nam củaTổ Quốc, giữ gìn an ninh cho ngưòi dân miền Nam được sống một đời sống thanh bình, an cư lạc nghiệp.

Họ là những công chức phục vụ cho chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa, để xây dựng một quốc gia hùng mạnh phú cường, có phần trội hơn so với các nước lân bang như Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Thái Lan, Đại Hàn, Đài Loan…

Họ là những nhà tư bản đã góp công xây dựng nền kinh tế phồn thịnh cho nước Việt Nam Cộng Hoà.

Họ là những người trong ngành giáo dục, đã tận tụy và miệt mài với trách nhiệm mở mang trí óc cho những thanh thiếu niên, mong xây dựng nên một thế hệ kế tiếp, văn minh, thông thái hữu dụng cho quốc gia.

Những người tù khốn khổ nầy đã bị buộc tội là đã phục vụ cho chánh quyền trước, đã gíup đỡ cho “Ngụy Quân, Ngụy Quyền chống phá lại cách mạng của nhân dân” (sic).

Ngoài những người đã bị bắt đi làm “tù cải tạo”, những người dân thường sống tại các đô thị cũng bị đày đọa không kém. Họ đã bị ép buộc đi đến những nơi hoang dã, thâm sơn cùng cốc, mà bọn cầm quyền ác ôn là “nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” (hiện giờ là “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”), gọi là “vùng kinh tế mới”. Nơi đây chỉ với hai bàn tay trắng, không thể nào tìm được cách sinh nhai. Sau khi đuổi họ đi “vùng kinh tế mới”, “nhà nước” đã tịch thu tất cả tài sản, cơ ngơi của họ để phân phát cho những cán ngáo, đã có công với nhà nước trong viêc cưỡng chiếm miền Nam.

Đám Cán Ngố (Vẹm Rừng) Trước Dinh Độc Lập Ngày QUỐC HẬN 30/4/1975

Ở nông thôn, không còn ai có quyền có ruộng đất, dù rằng những mảnh đất do ông cha từ nhiều đời trước để lại cho con cháu. Tất cả ruộng đất đều quy về “hợp tác xã“. Người nông dân canh tác trên những mảnh đất ruộng vườn đó, được thu hoạch do quyết định của bọn đầu sỏ xã ấp, bằng một chính sách gọi là “bảng chấm công”. Ai nịnh bợ hay theo phe chúng thì được chia nhiều hơn. Do vậy, đời sống của người ở nông thôn thiếu thốn rất trầm trọng, có nơi đã có người chết vì đói, mà điều nầy chưa hề xảy ra trong lịch sử của miền Nam Việt Nam: VNCH.

Tóm lại, sau khi bọn cường đạo cộng sản Việt Nam nhờ súng đạn của Trung cộng, của Liên sô, đã xâm lăng và cưỡng chiếm được nước Việt Nam Cộng Hòa, thì toàn thể trên 26 triệu người dân miền Nam, bị cướp giựt một cách trắng trợn, không khoan nhượng, bị nhốt trong một nhà tù vĩ đại, đó là quê hương của mình, bị đày đọa vô cùng tàn ác, sống như một con thú không hơn không kém.

Tình cảnh của người dân Việt Nam hiện nay, năm 2014, đã qua 39 năm, không khác gì ngày bắt đầu cuộc đổi đời 30 tháng 4 năm 1975. Có khác chăng là lối sống giàu sang, xa hoa, trụy lạc của những tên “cán bộ” Việt cộng và gia đình họ. Còn người dân ngày càng bị đàn áp mạnh mẽ hơn, bằng những thủ đoạn, bằng những xảo thuật nghề nghiệp, gian manh hơn, ác độc hơn…

Đã là người Việt Nam thì không ai có thể quên, trong lòng ai cũng đang âm ỉ một nổi hận. Những kẻ nào quên đi là họ cố ý bị “bịnh quên” để đổi lấy những đồng tiền dơ bẩn, đẫm ướt máu của đồng bào quốc nội. Họ đã quên đi ơn nghĩa của quốc gia cưu mang họ như một người tỵ nạn. Họ đã quên đi lòng bao dung của cộng đồng tỵ nạn đã đùm bọc , giúp đở họ, đến khi họ thành tài, nổi tiếng, thì vì họ xem đồng tiền lớn hơn bánh xe trâu (câu nói khinh miệt của dân miền Nam) , họ phủi hết đi ơn nghĩa, trở lại hợp tác với kẻ thù, tiếp tay với bọn Cộng Phỉ, đàn áp ngược lại đồng bào của mình.

Để kết luận, cầu mong tất cả đồng bào Việt Nam hãy ghi nhớ, ngày Quốc Hận 30 tháng 4, bởi vì ngày đó là ngày mang đến nỗi uất hận, xót xa cho cả nước, chúng ta hãy tưởng niệm đến quê hương đã mất đi, tưởng nhớ và tri ơn đến những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã hy sinh mạng sống để bảo vệ tự do cho quê hương và đồng bào. Hãy tưởng nhớ đến những người tỵ nạn cộng sản kém may mắn đã chết trên đường đi tìm tự do. Và quan trọng nhất là hãy làm một vài việc gì đó mà mình có thể, để góp bàn tay với đồng bào quốc nội, đập nát chế độ Việt cộng , để sớm gây dựng lại một Nước Việt Nam Tự Do Nhân Bản và Phồn Vinh, để cho ngày quốc hận trở thành không còn hận nữa, mà chỉ còn là ngày đen tối nhất được ghi lại trong lịch sử Việt Nam.

Lão Ngoan Đồng