KẾT QUẢ XỔ SỐ BIẾT AI CÒN NHỚ ?

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of 3 people and people standing

Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Xây đắp muôn người
Được nên cửa nhà
Tô điểm giang san
Qua bao lầm than
Ta thề kiến thiết
Trong giấc mộng vàng
Triệu phú đến nơi
Năm muời đồng thôi
Mua lấy xe nhà
Giàu sang mấy hồi
Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Ấy là thiên chức
Của người Việt Nam
Mua số mau lên
Xổ số gần đến
Mua số mau lên
Xổ số… gần… đến…
(Trần Văn Trạch)
Với mái tóc dài cùng giọng ca trầm ấm, cộng thêm phong thái biểu diễn mới lạ, vui nhộn, độc đáo…ông được khán giả, báo chí trước 1975, phong tặng danh hiệu quái kiệt.
Trong thời gian đi theo Ban nhạc quân đội, Trần Văn Trạch có quen nhạc sĩ Lê Thương (1914–1996). Phát hiện được khả năng hài tiềm ẩn trong con người ông Trạch, nên lần đầu tiên Lê Thương viết thử nghiệm một bài ca hài cho ông trình diễn. Ðó là bài Hòa bình 48 (1948) hát nhái tiếng đại bác, tiếng máy bay ném bom…
Được người nghe hoan nghênh, Lê Thương viết tiếp bài Liên Hiệp Quốc hát bằng tiếng Pháp, Anh, Nga, Tàu, bài Làng báo Sài Gòn phê bình các nhà báo nói láo ăn tiền, chạy theo thực dân Pháp…và cũng do ông Trạch hát. Chính vì vậy, Lê Thương, Trần Văn Trạch… đã bị cảnh sát mời vào bót Catinat ở mấy ngày.
Đến năm 1949, nhận thấy tân nhạc bắt đầu thịnh hành, Trần Văn Trạch nảy ra ý nghĩ mở Đại nhạc hội, là một chương trình văn nghệ bao gồm ca, vũ, nhạc, kịch, xiếc, ảo thuật…Với cách làm này, Trần Văn Trạch chinh phục được nhiều khán giả trên khắp mọi miền. Và kể từ đó cái tên đại nhạc hội bỗng trở nên phổ biến.
Cũng trong năm này, ông đã sáng tác và hát bài Xổ số kiến thiết quốc gia, Nhờ bài hát này, tên tuổi ông càng được nhiều người biết đến.
Sau 75 Tháng 12 năm 1977, Trần Văn Trạch rời Sài Gòn sang định cư ở Paris (Pháp). Từ đó trở đi cho tới ngày từ trần, Trần Văn Trạch, từng nổi tiếng là quái kiệt, gần như tạm dừng công việc nghệ thuật, xoay ra làm nghề khác để kiếm sống.
Tháng 2 năm 1994, do bị ung thư gan, ông trở về Paris và nằm chữa bệnh tại bệnh viên Thenon ở Paris. Trần Văn Trạch mất ngày 12 tháng 4 năm 1994, hưởng thọ 70 tuổi. Ông được an táng tại nghĩa trang Cimetière intercommunal ở Valenton, ngoại ô Paris của Pháp. (Trích đoạn trong Bách khoa toàn thư)
Lời kết:
Anh không để lại chiến công nên không có tượng đồng bia đá. Anh chỉ để lại tiếng khóc và niềm tiếc thương của bao người ái mộ.Như câu nói của danh nhân nào đó: “Khi mới chào đời, ta cất tiếng khóc trong khi mọi người thân chung quanh tươi cười. Ta hãy sống như thế nào để khi từ giã vĩnh viễn cõi đời, mọi người khóc còn mình thì mỉm cười ra đi.”
Ðó chính là cái còn và cái mất của Trần Văn Trạch cũng như bao nghệ sĩ tài danh vậy!