KÊNH ĐÀO ĐẾ CHẾ PHÙ NAM CỦA CAMPUCHIA: NỖI CHẾT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Lê Hoành Sơn)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Hình minh họa

Chiến tranh Ukraine, khủng bố Hamas, Do Thái rải bom trả đũa Hamas trên Dải Gaza… đang nóng trên các mặt báo hệ thống truyền thông, truyền hình quốc tế… nhiều đến nỗi choáng ngợp! Đừng quên, chúng ta là người Việt Nam không thể quên một láng giềng Campuchia “tham phú phụ bần”, theo chú Chệt chống lại Việt Nam.
Campuchia bị chú Chệt xúi, làm bậy chơi chết người dân đồng bằng sông Mekong (Cửu Long) Nam Việt Nam. Đó là vựa lúa nuôi sống dân tộc Việt gần 100 triệu người. Bao năm qua Đồng Bằng Sông Mekong đã bị những con đập Thủy Điện do Trung Cộng xây ở thượng nguồn, ngăn chặn nước ngọt làm nông dân 6 tỉnh miền Tây chống chọi với cuộc sống như con bệnh dịch Covid-19 đang chống dịch trên giường bệnh. Chưa hết, Trung Cộng lại viện trợ tài chánh giúp Lào làm một con đập thủy điện trên sông Mekong tại tỉnh Xayabury miền Bắc Lào góp thêm phần chặn nước ngọt xuống hạ nguồn làm cho Sông Tiền, Sông Hậu đã khô cạn trở nên khô cạn hơn!

Những con đập chắn ngang thượng nguồn sông Mekong đã giới hạn những dòng nước ngọt chảy xuống Tiền Giang và Hậu Giang đến mức chót cùng, đến nỗi hằng năm nước mặn từ biển đã tràn vào vựa lúa miền Nam làm thất thoát diện tích trồng trọt rộng lớn. Nay thêm một nhát dao chí mạng triệt buộc lấy nước Hậu Giang khô cạn dòng nước ngọt để nuôi sống sinh và thực vật đang thoi thóp vì thiếu nước.

Vì đâu?

Theo báo Campuchia bằng Anh Ngữ cho biết Trung Cộng viện trợ 1.7 tỷ USD (1) và giúp đỡ kỹ thuật cho Campuchia để đào một kênh đào nhân tạo, lấy tên Kênh Đào Đế Chế Phù Nam (Funan Techo Canal) [từ đây gọi là Kinh Đào Funan]. Với chiều dài 180 km từ thủ đô Campuchia – Phnom Penh đến hải cảng Sihanoukville. Thượng nguồn con kênh rộng 100 mét, hạ nguồn 80 mét, chiều sâu 5.4 mét, hai bên trái, phải con kênh có hai tuyến đường thủy an toàn chạy ngược chiều…

Kênh Đào Đế Chế Phù Nam

Kênh Funan bắt đầu tại kênh Takeo (Campuchia) chạy đến kênh Ta Ek của sông Bassac rồi sáp nhập với kênh Ta Hing thuộc sông Bassac ở huyện Koh Thom. Nó chảy qua bốn tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep đến hải cảng Sihanoukville. Nguồn nước chính để hoạt động vào Kênh Funan là nước của sông Bassac ở Campuchia.

Kênh Đào Đế Chế Phù Nam (2) là đại họa đối với Đồng Bằng Sông Mekong của Việt Nam?

1) Cục Quản lý tài nguyên Việt Nam đã mời các nhà khoa học, chuyên viên sông ngòi châu Á và quốc tế tham gia hội thảo và đánh giá sự tác hại của Kinh đào Funan đối với vùng Đồng Bằng Sông Mekong tại Việt Nam như thế nào? Với kết luận sơ khởi cho biết: Về nông nghiệp, nguồn nước, môi trường, thuỷ sản, đa dạng sinh học, sinh kế của người đều bị tác hại.

Trước mắt thấy Kênh Đào Funan lấy nước từ sông Bassac là một nhánh của sông Mekong khi đến Pnon Penh, Campuchia tẻ ra làm hai rồi đổ vào Việt Nam. Nhánh sông Bassac có tên Sông Hậu (Hậu Giang), còn sông Mekong dòng chính thì thành Tiền Giang.
Theo kết quả sơ khởi của buổi hội thảo thì sông Bassac bị thất thoát nguồn nước ít nhất 77 triệu mét khối để làm đầy kênh Funan. Lượng nước lớn của chi nhánh sông này cũng là thông với nước của dòng chính sông Mekong. Từ đó, mực nước hạ lưu sông Mekong vốn đã bị hạ thấp bởi những con đập thủy điện ở thượng nguồn do Trung Cộng xây nên. Nay thêm Kênh Funan thì mực nước Sông Hậu bị hạ thấp đến mức báo động nguy hiểm.

2) Khi lấy nước từ nhánh sông Bassac nó có thể làm cho nước sông chính của Mekong bị hạ xuống, dòng nước từ Biển Hồ Campuchia (Tonle Sap) chảy ngược dòng. Thay vì lấy nước từ ngoài sông Mekong vào để nuôi hàng ngàn loài cá nước ngọt nay như ngược lại. Từ lâu, sông Mekong trở thành ngư trường nước ngọt rất lớn cho thế giới chiếm 20% sản lượng đánh bắt cá nước ngọt của thế giới. Nay nó sẽ tác hại như thế nào?
Trong một bài phỏng vấn của RFA (3) với Tiến Sĩ Brian Eyler (Lãnh đạo về xem xét đập thủy điện Mekong; tác giả cuốn sách “ Những Ngày Cuối Cùng Của Sông Mekong Hùng Mạnh”; Giám đốc Chương Trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson và Giám đốc Chương trình Vững Bền Nguồn Nước Năng Lượng của Washington tại Columbia, Hoa Kỳ),  đã kết luận rằng: “Kênh đào Funan ở Campuchia là chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài Đồng Bằng Sông Cửu Long”.

3) Mưu đồ của Trung Cộng muốn giết dân tộc Việt Nam qua những đòn hiểm độc “không đánh cũng chết”. Khi Kênh Funan hoàn thành thì hải cảng Sihanoukville có khả năng tàu chở hàng lớn nhất cập bến thường xuyên hơn, hải cảng này nổi lên như một hải cảng quốc tế lớn bậc nhất Đông Nam Á, mà cách đó chừng 20km Phó Thống đốc Sihanoukville – Long Dimanche cho biết là đang xây một khu công nghiệp lớn nhất về quy mô và công suất sử dụng ở Đông Nam Á. Con Kênh Funan đóng vai trò then chốt trong chiến lược “Vành Đai, Con Đường (BRI)” của Trung Cộng, một chốt nối quan trọng của chiến lược BRI của Trung Cộng về con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, trong mục đích liên kết các hệ thống thương mại và cơ sở hạ tầng ở châu Á với châu Âu và châu Phi.

Vì chiến lược BRI, Trung Cộng đang biến Lào và Campuchia thành chư hầu với phương cách cho vay nợ xây dựng hạ tầng cơ sở… Thật ra, thì đó là những hạ tầng phục vụ chiến lược “vành đai, con đường” của Trung Cộng là chính. Với những khoản vay nợ khổng lồ mà thường gọi “bẫy nợ”. Hiện nay con nợ Lào đang chui vào bẩy nợ Bắc Kinh sắp đi đến khánh kiệt.

Hamas khủng bố Do Thái, hành động này khác nào Trung Cộng cấu kết với Campuchia khủng bố mềm Việt Nam.

Lê Hoành Sơn

Ngày 11 tháng 10 năm 2023


Chú thích:

(1) https://www.khmertimeskh.com/501298529/funan-techo-canal-opening-cambodia-up-to-the-world/

(2) https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%B9_Namh:

(3) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/funan-canal-in-cambodia-the-final-nail-in-the-coffin-of-the-mekong-delta-10032023123358.html