HÀO KIỆT PHƯƠNG NAM: PHI CÔNG VNCH TRANG VĂN THÀNH (Nguyễn Phúc An Son/SaiGonTrongToi)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of text

Chiếc AC-119K của những Chiến Sĩ Không Quân can trường thuộc Phi Đoàn 821 Tỉnh Long Không Quân VNCH đã gãy cánh trên bầu trời Sài Gòn sáng ngày 29-4-1975.

May be an image of outdoors

Chiếc AC-119K của những Chiến Sĩ Không Quân can trường thuộc Phi Đoàn 821 Tỉnh Long Không Quân VNCH đã gãy cánh trên bầu trời Sài Gòn sáng ngày 29-4-1975.

May be an image of 1 person, standing and text that says 'Tr/S I Nguyễn Thái Bình Gunner Tinh Long 07'

Hạ Sĩ Quan Vũ Khí Phi Hành Nguyễn Thái Bình thuộc Phi Đoàn 821 Tỉnh Long Không Quân VNCH đã gãy cánh trên bầu trời Sài Gòn sáng ngày 29-4-1975.

Tổ Quốc Ghi Ơn Các Anh !

May be an illustration of 4 people, monument and text

Những Chiến Sĩ can trường thuộc Phi Đoàn 821 Tỉnh Long Không Quân VNCH đã gãy cánh trên bầu trời Sài Gòn sáng ngày 29-4-1975.

Tổ Quốc Ghi Ơn Các Anh !

May be an image of airplane, outdoors and text that says 'U.S. 51 ORCE'

Phi Công Trung Úy Trang Văn Thành (bên trái)

May be an image of monument and outdoors

May be an image of outdoors

Bia mộ những Chiến Sĩ Không Quân Anh Hùng thuộc Phi Đoàn 821 Tỉnh Long đã hy sinh vào sáng ngày 29-4-1975.

Phi Công Trung Úy Trang Văn Thành sinh ngày 16/9/1947 tại Rạch Gía, tình Kiên Giang. Mồ côi cha năm lên 9 tuổi. Cha của Thành là ông Trang văn Cánh, một nhân viên làm việc cho Chính phủ VNCH. Tàu “ bobo” ciủa ông đã bị Việt cộng phục kích và tấn công. Ông Cảnh bị trọng thương rơi xuống sông, ông cố bơi vào bờ nhưng đã qua đời vì vết thương trầm trọng.
Cậu bé mồ côi cha Trang Văn Thành được mẹ gửi vào trường để theo học Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tàu, Việt Nam. Trường luyện thép TSQ này đã trui luyện một Trang Văn Thành dũng cảm trong chiến tranh, có tinh thần chống cộng cao độ, quyết chiến đấu và đã tử trận cùng phi hành đoàn dũng cảm AC-119K của ông, trong ngày Sàigòn thất thủ 29 tháng tư năm 1975.
Trang Văn Thành gia nhập Quân Chủng Không Quân VNCH năm 1968, ngành phi công. Ông du học Hoa Kỳ năm 1969 và trở về VN giữa năm 1970. Ông đã phục vụ cho phi hành Xích Long 413, vận tải cơ C-119, loại phi cơ chuyên chở hành khách và hàng hóa với tư cách hoa tiêu phụ.
Một năm sau, ông được thụ huấn hoa tiêu chánh và rổi trở thành Trưởng Phi Cơ AC-119K của phi hành đoàn vận tải cơ chiến đấu tân lập Tỉnh Long 821. Sau khi phi đoàn vận tải chuyên chở hành khách, Xích Long 413 giải tán vào cuối năm 1971.
Trung Úy Thành đã chọn vận tải cơ tác chiến cho sự nghiệp quân đội của ông. Lúc đó, Trang Văn Thành đã kết hôn với chị Võ Thị Hòa là cháu gái của Thiếu Tướng Võ Xuân Lành, Tư Lệnh Phó Không Quân, nhân vật đứng hàng thứ hai của Không Lực VNCH. “Đường chú chú đi, đường cháu cháu đi”. Thành đã không nhờ vả người chú vợ đầy quyền lực. Ông đã hiên ngang chọn lựa con đường chiến đấu trực tiếp trên chiến trường, để còn có cơ hội bảo vệ đất nước và “thù cha phải trả”.
Trận chiến chưa tàn
Sau hai tiếng đồng hồ chịu đựng trận mưa pháo long trời lở đất do cộng sản Việt Nam dội vào phi trường Tân Sơn Nhứt. Khơi dậy cơn phẫn nộ của Dũng Sĩ Trang Văn Thành, con người không khuất phục định mệnh, không khoanh tay chờ địch đập pháo sát hại, không ngồi yên đợi kẻ thù tràn đến tàn sát “Còn nhân viên, còn phi cơ, còn súng đạn, phải còn chiến đấu!”.
Thành đã phân tích, so sánh vá quyết định: Chết vì bị đạn pháo kích của địch ở phi trường hoặc chết vì đạn phòng không của giặc trên không trung cùng ý nghĩa của sự chết. Nhưng chiến đấu để chết là cái chết oanh liệt, vô cùng ý nghĩa của một quân nhân gan dạ có tránh nhiêm bảo vệ quê hương, vì dân, vì nước, vì sự an nguy của ngừoi thân, bằng hữu và bá tánh.
“Thù cha phải trả” giấc mơ bao năm trời, ông đã thức trắng thâu đêm bay tên toàn cõi quê hương , trên không phận đường mòn hồ chí minh, để săn đuổi và tiêu diệt bọn giặc cướp xâm lược từ bắc việt. Giờ đây, giặc đã tìm đến nhà. Tại sao lại phải cúi đầu rút cổ chờ chết trong bốn bức tường phi đoàn này? Trang Văn Thành đã quyết định phải bay lên không, chiến đấu và diệt địch trước khi ông gục ngã vì kẻ thù.
Trang Văn Thành mạnh dạn đứng lên, dõng dạc kêu gọi đồng đội, tự điều động phi hành đoàn dự bị của ông để bay lên không quyết tử chiến. Dù thời điểm đó, Bộ Tư Lệnh Không Quân, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc Phòng và Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa đã tê liệt.
Trong đám đông của hơn 40 nhân viên phi hành hiện diện tại Phi đoàn Tỉnh Long 821, AC-119K. Người ta đã nhìn ông trong sự ngạc nhiên, thương hại với ý nghĩ thầm lặng “ Thằng điên”. Khi cuộc chiến VN đã hoàn toàn kết thúc và thua cuộc, ai ai cũng đang tìm đường bôn tẩu, kiếm cách đưa vợ con và thân nhân ra khỏi nước VN, để tránh một cuộc trả thù hèn hạ và tàn sát man rợ của bọn cộng phỉ bắc việt xâm lược.
Trong ý chí của Thành hoàn toàn trái ngược, với ông trận chiến vẫn chưa tàn và cuộc chơi chiến tranh chỉ mới bắt đầu. Ý nghĩ trả thù cho thân phụ đang bùng cháy mãnh liệt trong tâm tư người sĩ quan mang mối thù cha cao ngất. Cuồn cuộn dâng lên theo những tiếng nổ xé nát không gian của kẻ thù.
Sự im lặng của mọi người vỡ tan, một số những người lính Không Quân dũng cảm, tự cảm thấy mình phải có trách nhiệm thi hành phi vụ để bảo vệ thủ đô Sài Gòn lần lượt đứng lên.
Trung Sĩ Nhất Phan Quốc Tuấn, kỹ sư phi hành
Trung Úy Trần Văn Hiền,
Sĩ Quan Điều Hành Viên
Sĩ Quan Hồng Ngoại Tuyến,
Hạ Sĩ Quan Hỏa Châu,
Trung Sĩ Chín
Hạ Sĩ Quan Vũ Khí Phi Hành Nguyễn Thái Bình
Tất cả đã cùng đứng lên tiến về phía Trang Văn Thành, theo tiếng gọi của non sông. Họ cùng hỗ trợ Trang Văn Thành đứng lên diệt giặc, sống và chết có nhau trong những giây phút tử sinh cuối cùng của cuộc chiến VN. Họ đã thành lập một phi hành đoàn bất thường, đoàn kết và gan dạ. Một phi hành đoàn thực sự có tinh thần chiến đấu duy nhất còn sót lại của Không lực VNCH.
Giờ hành động đã điểm. Trước khi cho phi cơ bay vào mục tiêu, chuẩn bị trận đánh không địa của chiến đấu cơ AC-119K. Trung Úy Thành đã hội ý cùng phi hành đoàn lần cuối truớc khi ông quyết định đưa vào trận chiến.
– Các anh em có ý kiến gì? Chúng ta có nên tiến vào mục tiêu diệt địch bây giờ hay không?
Tất cả những gương mặt đều tự tin trong im lặng. Tất nhiên họ đã hiện diện trên phi cơ là họ chấp nhận một cuộc tử chiến, quần thảo với Bọn giặc cướp xâm lược từ phương bắc, cứu nguy thành phố Sài Gòn đang trong cơn sốt sụp đổ, sắp rơi vào tay địch. Chính vợ con và thân nhân của họ cũng sẽ gánh chịu hậu quả của sự trả thù thê thảm sau một cuộc bại trận, do phe cộng phỉ nham hiểm sẽ chiến thắng. Không còn chọn lựa nào khác, nếu phải hy sinh. Một giọng phát ra từ máy liên thoại phi hành đoàn:
– Quyết định thi hành phi vụ này là chúng tôi đã chấp nhận sự hy sinh. Tùy theo quyết định của Trung Úy.
Trung Úy Trang Văn Thành lái chiếc phi cơ bay bọc từ phia nam thủ đô Sài Gòn vòng lên hướng bắc để đánh vòng bay đầu tiên vào các mục tiêu đã được phi hành đoàn ghi nhận. Một tràng liên thanh ầm ĩ, nòng súng minigun xoay tròn, khói bốc lên, lửa đỏ lóe sáng, 6.000 viên đạn tua tủa bay ra khỏi các nòng súng trong một phút, tạo thành những vệt đạn lửa trải rộng gần một cây số, nằm trong tầm tác xạ của loại vũ khí độc hại này, địch sẽ không còn cơ hội sống.
Tiếp nối các vòng bay tấn công và diệt địch thứ hai rồi thứ ba. Tiếp tục cuộc chiến đấu đầy dũng cảm, cam go để bảo vệ thủ đô. Mỗi một vòng bay trút hàng ngàn quả đạn đại bác 20 ly xuống đầu địch nơi ven đô. Ba vòng bay tác xạ đầu tiên của phi cơ vào các tọa độ đặt dàn trọng pháo và hỏa tiễn của địch. Bọn giặc cướp cộng phỉ xâm lược từ phương bắc đã phải im bặt trong hơn nữa tiếng đồng hồ, kể từ khi con diều hâu xuất hiện và gầm thét ồn ào trên bầu trời Sài Gòn.
Các chiến sĩ Không Quân đang hiện diện trong phi truờng Tân Sơn Nhứt tìm được một ít phấn khởi, ngơi ra khỏi hầm trú ẩn ngộp ngạt, tìm những giây phút thoải mái. Hàng triệu đôi mắt hướng về chiếc phi cơ cứu tinh đang bay lượn ở hướng đông, sắp sửa nhả đạn, tác xạ vòng bay thứ tự xuống đầu địch.
Phi hành đoàn đã chiến đấu không mỏi mệt, không đầu hàng, không bỏ chạy. Mỗi lúc chiếc phi cơ AC-119K lại tiến sâu vào trận đại dày đặc phòng không, trọng pháo của địch quân đang cố xâu xé Thủ Đô Sài Gòn.
60 giây đối diện tử thần
Trung Úy Thành đã hạ phi cơ xuống thấp hơn các vòng bay trước, để đánh địch quân và điều chỉnh. Ông hy vọng cao độ 2.000 bộ, với tầm tác xạ và hiệu quả hơn. Nhưng cao độ này khá nguy hiểm cho một loại vận tải cơ bay chậm chạp, nó nằm trong tầm bắn trả của phòng không và hỏa tiễn tầm nhiệt của địch.
Trung Úy Thành dự định sẽ rải 2 thùng đạn đại bác liên thanh 20 ly để phá hủy và dập tắt các nòng súng thuộc dàn đại pháo của bọn cộng phỉ, Những tọa độ ông vừa mới phát hiện được trong vòng bay đã qua.
Phi cơ của Trang Văn Thành chưa kịp tiến gần mục tiêu của địch. Nó đã bay và lọt vào ổ phòng không bí mật phía đông phi trường. Địch đã im lặng, giữ bí mật đặt dàn phòng không này trong quận Gò Vấp, một khu phố nghèo nàn phía đông, bên ngoài vòng đai phi trường Tân Sơn Nhứt.
Tám nhân viên phi hành đoàn AC-119K hiện diện trên phi cơ cùng một cảm nhận những tiếng nổ rung chuyển không gian, xung quanh chiếc phi cơ của họ. Dàn phòng không của địch đã đồng loạt nả đạn lên không, tấn công chiếc AC-119K nổ rợp trời như pháo bông nổ giữa ban ngày. Đợt tấn công đầu tiên gồm bốn quả phòng không đã không gây thiệt hại nào cho phi cơ.
Mấy giây tử thần ngắn ngủi trôi qua. Phi hành đoàn lại cảm nhận một tiếng nổ đơn độc khác, ảnh hưởng trầm trọng trực tiếp đến phi cơ. Toàn thân chiếc máy bay rung chuyển dữ dội theo tiếng nổ. Họ đã kinh hoàng nhìn thấy lửa đỏ lẫn miếng đạn phòng không phóng ra, kèm tiếng nổ ấm và bịt kín từ trong lòng động cơ bên trái.
Không còn nghi ngờ gì nữa! Họ đã biết chắc chắn chiếc phi cơ đã bị trúng đạn phòng không SA7 của bọn cộng phỉ.
Trung Úy Trang Văn Thành bình tĩnh, một bản tánh chung của những người phi hành, họ đã được trui luyện lòng can đảm, ngay từ những giờ bay đầu tiên, đó là sự bình tĩnh, hành động chính xác và phải làm mọi cách để được đáp bình an và toàn mạng.
Thành dõng dạc trên máy điện thoại của phi hành đoàn. Ông công bố tình trạng phi cơ đang nguy ngập với lệnh đáp khẩn cấp.
– Phi hành đoàn, chú ý! Đây, Trưởng phi cơ! Phi cơ chúng ta đã bị trúng đạn phòng không. Tất cả nhân viên phi hành đoàn hãy bình tĩnh, ngồi vào ghế, buộc giây an toàn. Tôi đang làm thủ tục đáp khẩn cấp xuống phi trường Tân Sơn Nhất.
Vừa ra lệnh, Trung Úy Thành vội vã hạ mũ và nghiêng phi cơ về bên trái, theo hướng phi đạo Tân Sơn Nhứt, đang nằm ở hướng 3 giờ của chiến phi cơ. Trong ý nghĩ của Trung Úy Thành đã có sẵn một quyết định rõ rệt. Ông bình tĩnh dặn dò các nhân viên trong phòng lái.
– Bằng mọi giá chúng ta phải mang phi cơ ra khỏi vùng đông đúc dân cư của Quận Gò Vấp. Nếu phi cơ của chúng ta không lết kịp đến phi đạo. Tôi sẽ quyết định cho phi cơ làm crash ngay tại các cánh đồng vắng xung quanh phi trường.
Thượng đế đã cướp lấy cần lái phi cơ từ tay người phi công VNCH tài ba và dũng cảm Trang Văn Thành. Phi cơ vừa nghiêng bên trái, gia tăng sức ép của không khí đè nặng lên vết thương vốn đã trầm trọng nơi động cơ trái vừa bị phòng không SA7 xé nát, những mối giáp của 3 phần cánh: cánh trong, động cơ và cánh ngoài của phi cơ đã bị rạn nứt khi đạn nổ, không còn chịu nổi sức ép của không khí.
Cánh ngoài, bên trái của phi cơ đột nhiên gãy xấp lên không, lôi động cơ trái gãy đổ theo, rồi rã ra. Nó giựt mạnh những đường dây cáp điều khiển cánh lái nghiêng của phi cơ, làm đứt lìa, khiến cần lái phi cơ vuột khỏi tầm tay của viên phi công, rồi đập mạnh về phía trước bảng phi cụ.
Trung Úy Trang Văn Thành kinh hoàng cảm nhận chiếc phi cơ không còn trong tầm tay điều khiển an toàn của ông nữa. Đồng lúc, 2 chiếc bàn đạp điều khiển cánh lái đuôi phương hướng cũng đập mạnh về trước, khi những dây cáp điều khiển nối liền từ cánh lái đuôi đến bàn đạp cũng bị giựt đứt lìa và rời khỏi phi cơ.
Phi hành đoàn bàng hoàng cảm nhận cái chết cận kề. Người này loạng choạng chụp lấy dù cá nhân, người kia tháo gỡ dây an toàn, người nọ mò mẫm đến cửa thoát hiểm. Đôi tay Trung Úy Trang Văn Thành nhanh nhẹn chụp lấy lại cần lái, cố gắng điều khiển, đồng lúc chân ông chòi đạp trên cần điều khiển cánh lái phi cơ đều lỏng toát, không có một tác động nhẹ, khi toàn bộ hệ thống dây cáp điều khiển ba bộ cánh lái phi cơ đều đứt gọn.
Trang Văn Thành rùng mình, toát mồ hôi lạnh, gào thét thất thanh trên máy liên lạc phi hành đoàn, Ông kinh hoàng, thúc giục đồng đội thoát thân.
– Tất cả nhảy dù ra khỏi phi cơ, mau lên, mau lên, mau lên !
Thân phi cơ bắt đầu nghiêng đổ hẳn về một bên. Các đồng hồ ngưng hoạt động, tốc độ phi cơ đứng hẳn giữa bầu trời và chuyển đổi sang trạng thái rơi tự do. Hệ thống điện bị cắt đứt. Tất cả bắt đầu im lặng theo sự rơi chao đảo trong 40 giây mặc niệm cuối cùng của sự chết.
Các động cơ đã hỏng vì sự rối loạn, tan rã của phi cơ. Tất cả kim đồng hồ dàn phi cụ, đồng loạt rớt xuống số 0. Cánh trái, thân nối liền đuôi phi cơ đã gãy đổ và rời khỏi phi cơ đang bay lơ lững trên không. Hệ thống điều khiển tê liệt. Phi hành đoàn kinh hoàng cảm nhận chiếc phi cơ của họ không còn là một chiếc máy bay thăng bằng, bay bổng trên không trung nữa. Đó là một khối sắt vô dụng đang rơi vùn vụt trên bầu trời Sàigòn.
Trung Úy Trang Văn Thành tuyệt vọng, buông xuôi và đầu hàng định mệnh. Tám người phi hành đoàn cùng cảm nhận trong hãi hùng với cái chết cận kề trong sức rơi của vùn vụt của phi cơ xuống mặt đất, trên bầu trời trong sáng Tân Sơn Nhứt của buổi sớm, ngày 29 tháng Tư năm 1975. (Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Phúc An Sơn/ t/h theo ovv-cnna-thta)
Cơ hội thoát hiểm của phi hành đoàn gần như chấm dứt khi họ đang ở vào trạng thái rơi tự do của hai vật thể riêng biệt: trọng lượng con người tách rời trọng lượng phi cơ, con người không còn là điểm tựa tên mặt phẳng của chiếc máy bay.
Bàn tay của viên kỹ sư phi hành đã mấy lần đụng chạm đến cần khóa cửa thoát hiểm bên cạnh chiếc ghế ngồi của ông, được đặt dưới sàn trong lòng phòng lái phi cơ, bao lần nó đã vuột khỏi tầm tay vì sức rơi chao đảo, nghiêng ngã và lơ lửng trong lòng phi cơ.
Chiếc phi cơ nghiêng đổ hẳn về một phía, Những đôi mắt kinh hoàng của họ trừng trừng khiếp đảm nhìn xuống lòng đất cứng rắn hãi hùng, phút chốc nữa đây phi cơ của họ sẽ phải va chạm nổ vỡ tung. Những quả tim, bấn lọan hồi hộp theo cảm nhận của sự chết trong mấy mươi giây ngắn ngủi còn sót lại qua sức rơi chao đảo chóng mặt của phi cơ từ 2.000 bộ xuống mặt đất.
Người nhân viên phi hành chống chỏi tử thần dữ dội nhất để thoát khỏi bàn tay của thần chết, đó là Trung Sĩ Chín, nhân viên vũ khí phi hành. Ông đang bám chặt ở cánh cửa hành khách bên phải của chiếc phi cơ, kể từ khi chiếc máy bay của họ bị trúng đạn phòng không.
Trung Sĩ Chín vẫn còn đủ bình tĩnh, bám chặt khung cửa, vật lộn với thời gian, chiến đấu với tử thần. Trung Sĩ Chín vất vả, quần thảo để tháo gỡ chiếc chốt pin khóa chặt dàn phóng trái sáng vào chân, chúng án ngữ kín mít ở cửa phòng hành khách, ông không thể nào rướn người ra khỏi phi cơ.
Đã mất 10 giây trong sức rơi vùn vụt, cực nhanh của phi cơ. Trung Sĩ Chín may mắn giật được chốt pin khóa dàn phóng trái sáng, nó rời khỏi chân dàn phóng rơi xuống mặt sàn phi cơ, để lộ một khoảng trống của khung cửa bao la.
Đúng lúc chiếc phi cơ nghiêng đổ về bên phải, Trung Sĩ Chín dùng hết sức bình sinh dồn lên đôi chân cứu rỗi, nhanh như cắt, ông búng mạnh đôi chân vào thành phi cơ, để truợt chân người rơi ra khỏi đống thép vô dụng đang lao vùn vụt xuống mặt đất.
Trung Sĩ Chín rời phi cơ khi chiếc máy bay của ông đang rơi và cách mặt đất độ 600 bộ, chừng 200 mét. Trong 10 giây ngắn ngủi sau cùng còn sót lại cho sự sống. Chín đã lảo đảo trong không khí, đôi tay vẫn chới với, quờ quang tìm kiếm khóa giật để bung dù, chiếc dù đeo lủng lẳng chỉ một bên của thân người gây nhiều khó khăn.
Chiếc dù vừa bọc gió đúng lúc Trung Sĩ Chín cũng vừa rơi xuống mặt đất. Ông đã thoát nạn, nhưng đã bị chấn thương nhẹ nơi cột xương sống.
Đồng lúc một tiếng nổ rung chuyển trời đất, quả cầu lửa rựng lên, sức nóng bức của bom đạn hòa lẫn xăng cháy dữ dội, hắt vào người trong khoảng cách gần 100 thước, nơi Chín đã vừa rơi xuống từ phi cơ hư hỏng, vô phưong cứu chữa.
Chiếc phi cơ AC-119K danh hiệu Tinh Long 07 trong lúc bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn và phi trường Tân Sơn Nhứt đã bị trúng hỏa tiển tầm nhiệt SA-7 và rơi xuống trong vòng đai, hướng Bắc của phi trường TSN. Phi hành đoàn đều hy sinh ngoại trừ một người may mắn nhảy dù thoát nạn là Tr/ Sĩ Chín (tự Chín Dơi).
***
Tuần lễ sau, Trung sĩ Chín đã tìm đến nhà anh trưởng phi cơ Trung Úy Trang Văn Thành. Lúc đó chị Võ Thị Hòa là vợ anh Thành đã đi vắng. Chín đã kể lại những chi tiết trên chuyến bay cuối cùng của Không quân VNCH với chị Bùi Võ Thanh, chị ruột của chị Hòa. Trung Úy Thành và 6 đồng đội khác đã không thoát khỏi phi cơ và đã tử trận theo con tàu AC119K, lúc 8 giờ sáng ngày 29/4/1975 tại Tân Sơn Nhứt.
Trung Sĩ Chín xác nhận Trung Úy Thành đẽ đền nợ nước, chết theo phi cơ. Một hung tin mà gia đình chị Hòa đã biết mấy hôm trưóc do các nguồn tin từ những người bạn thân cùng đơn vị của anh Thành đã lén báo tin và xác nhận về cái chết anh dũng của anh Thành.
Trang Văn Thành đã tự điều động một phi hành đoàn còn đầy đủ tinh thần chiến đấu và tự nguyện hiến thân cho đất nước. Một phi hành đoàn duy nhất còn sót lại của Không Lực VNCH và của Quân Đội Miền Nam Việt Nam. Họ đã làm nên trang chiến sử oanh liệt cuối cùng trong giây phút kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Vĩnh biệt các anh, những người anh hùng đã hiên ngang bay vào cõi không gian vô cùng, hy sinh thân mình trong cuộc chiến đấu bảo vệ Miền Nam Tự Do, Các anh đã ra đi nhưng Tổ Quốc Việt Nam sẽ mãi ghi ơn các anh và khí phách hiên ngang của các anh sẽ còn mãi là những gương sáng cho các thế hệ sau tiếp nối chí hùng anh.
(Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Phúc An Sơn/ t/h theo ovv-cnna-thta)