ĐÓN XUÂN NÀY NHỚ XUÂN XƯA: MẬU THÂN 1968 (Nguyễn Gia Việt)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of 6 people, people standing and outdoors

May be an image of 3 people and outdoors

May be an image of 1 person, standing and outdoors

Có lẽ không người Việt Nam nào không biết sự kiện Mậu Thân 1968 tang thương,nhuốm mùi tang tóc khắp Miền Nam từ vĩ tuyến 17 tới Cà Mau
Những ngày Tết năm 1968 ,khi dân Miền Nam đang đón giao thừa Mậu Thân thì “người anh em” có ý thức hệ “ngoài đó” xé rào,phá quy ước đồng loạt nả đạn pháo,xua quân tấn công bất ngờ vào 44 tỉnh thành của Nam Việt Nam
Đó là đêm 30/01/1968
Phải nói là dân Miền Nam được đón cái Tết kinh hoàng trong chết chóc,máu chảy đầu rơi,nhà cửa tan tành,lửa cháy đỏ rực,Tết mà gồng gánh nhau chạy tản cư ,tiếng khóc,tiếng oán hận thấu Trời xanh
Đó là đêm giao thừa
Tại Huế,Mậu Thân 68 hãi hùng,kinh thành tan nát,súng đạn bay vèo vèo vào tận ngai vàng trong điện Thái Hoa ,xác chết đầy đường
“Đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng”
Một tuần sau đó còn khám phá những hố chôn tập thể,sự kiện thảm sát
Huế khăn tang trắng
“Hò … ơ … ờ … ơ … ơ … í … í … i … à … ơi
Ngày nay Huế có nhiều con đường trắng
Áo qua Đông Ba
Áo về Thượng Tứ
Áo lên Bến Ngự
Áo ngược Phú Cam … “
Mậu Thân Huế 1968 khiến Hoàng Thành nát như tương,cả thành phố nát bấy như bị mấy trái bom nguyên tử quăng xuống vậy
Cái cố đô nhỏ xíu nhưng tang thương kinh hoàng trong lịch sử VN
Những ngày Huế tang thương đó người ta nhắc tên vài người với lịch sử mà tới giờ khi viết ra bà con còn ….hơi ngán,đó là những người ô danh
Người ta khen Đức Từ Cung vì bà không rời Huế những ngày Mậu Thân đó
Huế giữa bom rơi đạn lạc ác liệt,phố xá đầy xác người bà Thái Hậu vẫn có mặt ở Huế và nhứt định không rời đi,khi quân chánh quy Bắc Việt xâm nhập Huế bà cũng không di tản
Trên BBC nhà văn Nhã Ca kể về Huế Mậu Thân 1968 như sau:
“Trong cảnh bom đạn chớp lóa, tôi thấy Cung An Định của bà Hoàng Thái Hậu bốc cháy, thấy Bà Từ Cung mẹ Vua Bảo Đại mặc áo gấm đeo trên lưng một người không biết nam hay nữ
Từ cầu thang cung điện ngộp khói lửa lao xuống, đoàn người theo phò bà Thái Hậu luôn miệng hô “Ngài Ngự, Ngài Ngự”, đạp cả lên đầu đám dân đang núp đạn để chạy”
Tuy nhiên e rằng Nhã Ca lộn
Sau 1954, cung An Định bị TT Ngô Đình Diệm truất hữu sung công,bà Từ Cung về sống tại nhà 79 Phan Đình Phùng
Sau ngày TT Ngô Đình Diệm bị lật đổ (01/11/1963) bà Từ Cung được giao lại quyền quản lý cung An Định nhưng bà vẫn sống tại nhà 79 Phan Đình Phùng
Cung An Định do những người thân của gia đình bà Từ Cung ở với hơn 50 hộ và hàng trăm người
Chiến sự năm 1968 đã làm một phần cung An Định hư hỏng
Trong Tết Mậu Thân 1968 bà Từ Cung ở tại nhà 79 Phan Đình Phùng (Huế) tụng kinh suốt ngày dưới sự bảo vệ của mấy đứa cháu,người quen thuộc quân đội VNCH
Trong cuốn sách “Đức – A reporter’s love for a wounded people” của tác giả Uwe Siemon-Netto kể Đức Từ Cung đã không chịu rời nhà trong suốt ba tuần lễ trong đợt Tết Mậu Thân 1968
“Tôi không thể lìa bỏ người dân”
Dân chúng Huế vẫn còn ủng hộ triều đình. Họ đến diện kiến tôi cả ngày, người giàu cũng như kẻ nghèo, quý tộc và thường dân, cao hay thấp. Tổng thống Thiệu và Phó Tổng thống Kỳ mới đây còn phái các vị phu nhân đến viếng thăm tôi để bày tỏ sự kính trọng và Đại tá Tôn Thất Khiêm, Tỉnh trưởng Thừa Thiên vẫn thường xuyên thỉnh ý kiến tôi”
Đô thành Sài Gòn cũng không thua Huế,xác chết chất đống,nhà dân banh chành,lớp chạy giặc,lớp khóc,lớp bị thương
“Ðốt đêm đen trái châu treo thay đèn lấp lánh
Cầu chữ Y, Lộ Hàng Xanh
Lửa bao thiêu tám nẻo đường thành”
Người Miền Nam ám ảnh,phải nói lạnh xương sống trước Mậu Thân 68
Thực tế Mậu Thân 1968 những giờ ban đầu vì bất ngờ,vì trại lính VNCH đóng cửa đón Tết,phần nhiều quân nhân về nhà ăn Tết nên đã lúng túng,bị động
Tuy nhiên sau đó đã biết rõ là cái gì thì quân VNCH mặc lại đồ trận ,cầm súng, phản công và rất hiệu quả,đánh rát tới từng khu phố,căn nhà,cái hẻm
Kết quả là phe “anh em”đã bị bứng ra tất cả thành phố ,thị trấn ở Miền Nam ,lính VNCH nhân tiện làm cỏ hết những cơ sở nằm vùng
Mậu Thân 68 còn hình ảnh vụ ông Sáu Lèo Nguyễn Ngọc Loan xử công khai Bảy Lốp.Một ký giả Tây đã chụp hình và thế giới lên án Sáu Lèo.Nhưng vài chục năm sau thì lý tình đã chứng tỏ ra và thiên hạ đã hiểu rõ vấn đề
Nguyễn Văn Lém (1931-1968), còn gọi là Bảy Lốp là một đại úy đặc công của biệt động Sài Gòn tham gia cuộc tổng tiến công Mậu Thân tại Sài Gòn.
Mậu Thân 68 Bảy Lốp bị bắt và bị bắn chết bởi Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan ở góc đường Sư Vạn Hạnh và Minh Mạng
Kỳ cục là sau 1975 Bảy Lốp được phong anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhưng không có con đường hay công trình nào mang tên ông này
Nhắc tới Mậu Thân 68 những ngày Tết 2022
“Đếm đi anh, đếm đi anh bao hồn oan đó
mồ chẳng xinh cỏ chẳng xanh
Người nghìn sau nhắc chuyện đường thành…”
Nguyễn Gia Việt