DI SẢN NGUYỄN TẤN DŨNG (Nguyễn Quang Duy)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Image result for Hinh Nguyen Tan Dung Buon Khoc

Ván cờ đã kết thúc Nguyễn Phú Trọng tiếp tục vai trò, Nguyễn Tấn Dũng ra đi không hẹn ngày trở lại. 

Sau 20 năm trong Bộ Chính Trị và 10 năm làm Thủ Tướng ông Dũng để lại di sản như sau:
Thứ nhất, nợ quốc tế cao ngất trời. Nợ đến độ không còn ai muốn cho vay. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới phải đặt câu hỏi “Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới”?
Thứ hai, vay phải trả. Người Việt từ bé đến già mỗi người đã nợ quốc tế hằng ngàn Mỹ Kim và mỗi người mỗi năm phải trả cả vốn lẫn lời hằng trăm Mỹ Kim.
Thứ ba, nợ thay vì đầu tư để phát triển con người như giáo dục, y tế hay phát triển nông thôn thì được đầu tư vào các công trình to lớn không mang lại lợi ích thiết thực như nhà máy lọc dầu Dung Quất, các đập thủy điện, các cao tốc, các đại doanh nghiệp nhà nước… Hệ quả khủng hoảng toàn diện: kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa…
Thứ tư, môi trường và tài nguyên khai thác bừa bãi. Tài nguyên kiệt quê môi trường bị hủy hoại.
Thứ năm, một nền kinh tế gia công mua nguyên vật liệu từ ngoại quốc về chế biến xong xuất cảng. Một đất nước dựa trên xuất cảng lao động.
Thứ sáu, một thời kỳ với dân oan bị chiếm đất cao chưa từng có.
Thứ bảy, một guồng máy cai trị đầy tham nhũng. Từ trung ương đến đến địa phương tiêu sài hoang phí, nhiều đơn vị đã công khai vỡ nợ.
Thứ tám, một guồng máy an ninh, được giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, ước tính ít nhất lên tới 6,7 triệu hay cứ sáu người thì một người làm cho an ninh. Số người chết trong tù càng ngày càng tăng.
Thứ chín, con số tù nhân chính trị cao chưa từng có với phương cách xuất cảng tù nhân trao đổi quyền lợi với Tây Phương.
Thứ mười, nói mà không làm. Biển Đông đã bị Trung cộng chiếm đóng, ngư dân mất quyền ra biển kiếm sống, hải phận, không phận thường xuyên bị xâm nhập.
Đừng lầm tưởng Nguyễn Tấn Dũng là một nhà cải cách. Ông là một nhà cai trị đã triệt để thực hiện các quyết định do Bộ Chính Trị đảng Cộng sản đưa ra. Mọi công khai tranh luận và phân hóa trong đảng thể hiện sự sai lầm do các quyết định và dẫn đến các di sản nói trên.
Việt Nam sẽ gia nhập TPP, gia nhập sân chơi quốc tế, sân chơi của các đại công ty. Đừng lầm tưởng TPP là cứu cánh của tự do dân chủ. Các quốc gia vì quyền lợi Việt Nam một nước đông lao động và lao động rẻ tiền.
Nếu thể chế không thay đổi Việt Nam sẽ mãi mãi là một khu gia công hàng hóa quốc tế. Nhập nguyên liệu người chế biến kiếm sống qua ngày.
Điều đó không có nghĩa là chúng ta quên vai trò Quốc Tế Vận, nhưng cần hiêu rõ tự do dân chủ phải do chính người Việt Nam giành lại.
Đừng mơ cách mạng Việt Nam sẽ xảy ra như Đông Âu hay Miến Điện.
Đừng mơ Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thay đổi thái độ với Trung cộng như Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Lào đã và đang làm.
Mỗi đất nước có 1 sắc thái riêng một hoàn cảnh riêng. Muốn Việt Nam thoát cộng thoát Tàu cần hiểu rõ và dựa vào khả năng có được của chính dân mình. Việc tới sẽ tới Việt Nam rồi cũng có tự do dân chủ.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
 
27/01/2016