ĐI QUA ĐỒNG MẶN MIỀN TÂY NAM PHẦN: NƯỚC MẮT TRÊN ĐỒNG LÚA CHÁY

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Trong bài nói chuyện vào dịp lễ tưởng niệm Tổng Khởi Nghĩa của VNQDĐ 10/02 lần thứ 90 do Thành Bộ VNQDĐ, Houston Texas tổ chức vào ngày 8/02/2020. Anh Lê Thành Nhân có nói:  Việt Nam chúng ta đang đối diện với hai kẻ thù to lớn: Ngoại thù Trung Cộng (TC) xâm chiếm nước ta với những âm mưu thâm độc chưa từng có trong lịch sử. Nội thù CSVN tàn ác với dân, nhưng cầu an trước giặc ngoại xâm và bán nước cho Trung cộng để cầu vinh.
TC từng nhiều lần xua quân xâm chiếm nước ta, nhưng đều bị cha ông chúng ta đánh bại. Rút kinh nghiệm đó, nay TC xâm chiếm nước ta  không dùng quân sự, mà từng bước tiêu hao tiềm lực của dân tộc VN. Đợi thời cơ thuận tiện tuyên bố sáp nhập Việt Nam thành một tỉnh của Tàu dưới với sự ký kết của những thái thú CSVN. Hãy nhìn những hành động của TC đã thực hiện tại Việt Nam từ mấy chục năm nay cho ta thấy rằng [đây là một trong những công cuộc xâm lăng không khói súng đó] 

– TC đã biến đồng bằng phì nhiêu sông Cửu Long thành vùng đất nước mặn tràn vào tiêu hủy vựa lúa nuôi sống dân tộc bởi nhiều đập thủy điện mà TC xây trên thượng nguồn sông Cửu Long. Dưới đây là hình ảnh của đồng lúa miền tay khô cằn vì thiếu nước ngọt do những con đập mà Trung Cộng xây nên trên thượng nguồn sông Cửu Long  (Mê Kông) đã ngăn chận chận nước chảy xuống.

Đi qua mùa mặn ở miền Tây Nam Phần: Nước mắt trên đồng lúa cháy (hình ảnh tư liệu)

Trên cánh đồng lúa chết khô,  đất ruộng nứt nẻ, nhiều nông dân vùng Đồng Bằng sông Cửu Long vô cùng tuyệt vọng, chỉ đứng nhìn mà khóc trước cảnh mùa lúa mất trắng … hết nguồn sinh sống.

Tại tỉnh Sóc Trăng, đi qua nhiều cánh đồng nắng gắt như đổ lửa tại huyện Long Phú, phóng viên ghi nhận, nhiều diện tích lúa nơi đây đã khô cháy. Thiệt hại tao2n bộ mùa màng.  Anh Lê Công Minh ( ấp Tân Lập, xã Tân Hưng) với 40 ha bị mất trắng.

Anh Lê Công Minh đứng trên đồng ruộng của mình cho biết: từ tháng tháng 1/2020 đến nay, nước mặn xâm nhập, nước ngọt không xuống cánh đồng lúa chết khô.

Anh Minh buồn rầu kể rằng, bản thân không muốn gieo sạ vụ này vì chức năng địa phương khuyến cáo có nước mặn đến sớm. Cớ sự là do nhiều bà con ở gần đã gieo sạ hết, sẵn có lúa giống để trong nhà, anh đã đem ngâm, rồi xuống giống sau đó.

Nhìn cây lúa chết khô, anh Minh than thở rằng, bản thân có bệnh nên không thể đi lên Thành Phố hay Bình Dương làm thuê như nhiều thanh niên khác ở địa phương. Buồn trước sự việc trên, mặc dù có ở nhà nhưng gia đình anh thường đóng cửa….hiện tượng trầm cảm đang lấn chiếm nông dân miền Tây

40 ha đồng lúa của anh Minh cháy khô mùa này thành trắng tay biết sống về đâu?

Huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đến nay, toàn huyện đã có hơn 1,500 ha đồng lúa khô nứt nẻ như hình trên, nước mặn luồng vào hư hại hoa màu toàn diện, dự báo thời gian tới diện tích này sẽ tiếp tục tăng, thậm chí là mất trắng  trên toàn huyện

Ngoài huyện Long Phú, rất nhiều huyện khác của tỉnh Sóc Trăng cũng gặp tình trạng khô mặn thảm thương tương tự. Theo thống kế, toàn tỉnh Sóc Trăng do mặn xâm nhập. Tại Bến Tre, về những vùng trồng lúa ở huyện Giồng Trôm (Bến Tre), nhiều ruộng đã bỏ hoang, mặc cho cây lúa chuyển màu lá và chết dần.

Người dân bật khóc khi thấy cây lúa bị khô cằn,mùa lúa mất trắng

Nhiều gia đình nông dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Ba Tri cũng bị thiệt hại lúa Đông Xuân không kém.

Ngoài huyện Ba Tri, đến thời điểm này, huyện Giồng Trôm cũng có 631 ha lúa bị thiệt hại do mặn xâm nhập. Tổng số diện tích lúa bị thiệt hại là khoảng 5,059 ha. Đến 2 tỉnh giáp biển là Bạc Liêu và Cà Mau vào thời gian này, rất nhiều cánh đồng lúa chết khô với màu vàng úa, mặt đất ruộng nứt nẻ và khô cằn, bên cạnh đó các con sông, con kênh cạn trơ đáy vì thiếu nước.

Các con sông, con kênh ở xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cạn trơ đáy vì thiếu nước ngọt.

Trên các con sông dẫn nước vào nội đồng, các phương tiện lưu thông chở hàng hoá huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đều không thể lưu thông được do nguồn nước cạn kiệt.

Theo phóng sự của Huỳnh Tây