ĐÁM MA JOHN LEWIS (Bông Lau)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Trong đám ma của Dân Biểu John Lewis có ba cựu Tổng Thống Mỹ tham dự và đọc điếu văn. Có thể nói TT Goerge W Bush là người đàng hoàng nhân hậu nhứt vì bài điếu văn của ông kêu gọi sự yêu thương. Ông Bush đã tha thứ cách cư xử xấu của John Lewis dành cho mình.
Người thứ hai là TT Bill Clinton. Ông Bill nay đã già nua một cách mau chóng, nói năng không còn mạch lạc như thuở làm chủ Bạch Cung. Nhưng Bill Clinton vẫn không quên cương vị cao quý của một cựu Tổng Thống Mỹ Quốc là không đâm thọt nói xấu một đương kim Tổng Thống.
Nhưng ngài cựu TT Obama đã rất ma lanh biết lợi dụng núp sau xác chết của người hùng nhân quyền John Lewis để chửi xéo đương kim TT Donald Trump. Sau mỗi đoạn chửi bới rất hay của ngài thì đám đông cử tọa đồng loạt đứng lên cổ võ. Giống hệt như một buổi tranh cử tổng thống giựt gân kích động chớ hổng phải là một đám ma trang nghiêm an nghỉ “Rest in Peace”.
Riêng người hùng nhân quyền John Lewis mà truyền thông Hoa Kỳ mấy hôm nay nức nở thổn thức. Những người biết về mặt trái của John Lewis thì nín khe. Văn hóa của Mỹ rất đáng yêu là không chỉ trích người quá cố. Không như người Á Châu chúng ta là “đào mả ông cố nội mày lên”.
Không thể phủ nhận John Lewis có một quá trình đấu tranh rất kiên trì và dũng cảm để cải thiện quyền sống của người da đen. Ông đã bị bắt trên 40 lần và có lần bị đánh nứt sọ. Trên đầu vẫn còn nhiều vết thẹo và mỗi vết thẹo là một kỷ niệm của một trận đàn áp tàn bạo.
Tuy nhiên John Lewis không có đức tính công minh và bao dung như Nelson Mandela của Nam Phi. John Lewis giống nhiều lãnh tụ ở các quốc gia Phi Châu và Trung Đông. Khi đấu tranh thì có lý tưởng cao cả nhưng khi có quyền hành rồi thì bè phái cục bộ thiên vị và bộ lạc tính.
Trong suốt 33 năm hành nghề dân biểu, John Lewis nổi tiếng là cực đoan và phe đảng. Theo sự phân tích của một số báo chí thì ông tin nhiều vào thuyết âm mưu. Cũng hơi giống giống người Việt vốn thích lưu truyền tin đồn và dễ bị các nguồn tin nhảm nhí chi phối.
Khi TT George H. W. Bush (cha) được LHQ ủy quyền lãnh đạo quân lực của 35 quốc gia tiến hành cuộc hành quân “Bão Sa Mạc” giải phóng Kuwaii khỏi đạo quân xâm lăng của nhà độc tài Saddam Hussein năm 1991 thì John Lewis bỏ phiếu chống. Nhưng khi TT Bill Clinton gởi quân đến Haiti năm 1994 để can thiệp vào nội tình của quốc gia này vì chính phủ do dân bầu ở đây bị đảo chánh lật đổ, ngài Lewis lại bỏ phiếu thuận và gọi đây là “Sứ Mạng Hòa Bình” (mission of peace). Phải chăng dân Haiti có cùng màu da với John Lewis và Tổng Thống Hoa Kỳ khi ấy cùng phe đảng Dân Chủ với ông ta.
Sự mù quáng và cực đoan của John Lewis được thể hiện khi ngài từ chối không tham dự lể nhậm chức của TT George W. Bush (con) năm 2001. Ông ta tuyên bố George W. Bush đã đắc cử không hợp pháp.
Trong cuộc bầu cử năm 2000, George W. Bush có số phiếu khít khao với Phó TT Al Gore nên phải đếm đi đếm lại nhiều lần rất lâu làm cả nước Mỹ lên cơn sốt. Sau cùng Tối Cao Pháp Viện cứu xét và xử George W. Bush thắng ở tiểu bang Florida, đưa đến kết quả Thống Đốc Bush có đủ số cử tri đoàn (electoral college) để thắng cử. Phó TT Al Gore đã công nhận mình thua và gọi điện thoại chúc mừng George W. Bush.
Tuy nhiên John Lewis và một số nhà lập pháp Dân Chủ ở Quốc Hội đã không tôn trọng Hiến Pháp Hoa Kỳ và những lá phiếu của công dân Mỹ. Họ tuyên bố George W. Bush đã ăn cắp chức vụ Tổng Thống của Al Gore. Họ giống như một đám trẻ sát phạt đỏ đen chỉ muốn mình thắng và vồ tiền. Nhưng khi bị thua thì la khóc thảm thiết đòi tiền lại. Luật chơi dân chủ như những canh bạc, phải chấp nhận có lúc bị thua và nên hành xử như người lớn.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, John Lewis cũng tẩy chay không tham gia lễ nhậm chức của TT Donald Trump. Ông cho rằng Trump đắc cử bất hợp pháp. Trump được Putin giúp thắng cử.
Sau ba năm Hoa Kỳ tốn biết bao nhiên thời gian và tiền bạc. Hàng trăm cuộc điều trần điều tra và buộc tội của hệ thống tam quyền phân lập và Hiến Pháp. Cuốc cùng hệ thống này vẫn không tìm ra tội của ông Trump. Không tìm ra hay chứng minh được không có nghĩa là không có. Nhưng đối với luật pháp Hoa Kỳ, không chứng minh được thì nghi can Donald Trump vô tội. Nếu đã trắng án thì hãy để nghi can ấy quay trở lại với công việc bình thường của đương sự.
Cách cư xử sẽ đẹp biết bao và xây dựng lại tình đoàn kết cố hữu của dân Mỹ nếu Dân Biểu John Lewis rút lại lời buộc tội vô căn cứ là Nga đã giúp Trump thắng cử. Nhưng ông ta vẫn giữ im lặng cho đến ngày từ giả cỏi đời để mang theo các sân si định kiến ấy. Chắc là vậy, vì những người da đen hò reo khẩu hiệu “yên nghỉ với quyền lực” (rest in power). Thay vì an nghỉ nơi nước trời (rest in peace).
Washington DC có con đường số 16 từ Tòa Bạch Ốc chạy vô tận về hướng bắc. Con đường trở nên đẹp vì có rất nhiều kỷ niệm của một khoảng đời dài nơi đây. Những buổi chiều sau lớp học đi bộ với bạn gái. Con đường có nhiều nhà thờ thiên chúa cổ kính, những đền đài của đạo Do Thái và cánh khoảng 10 cây số ở hướng bắc là chùa Giác Hoàng của cộng đồng Việt Nam. Con đường của nhiều sắc dân Hiệp Chủng Quốc pha trộn tuyệt vời.
Nhưng đầu đường 16 trước Tòa Bạch Ốc hiện nay trở thành công viên Black Lives Matter (BLM). Tôi đã tham gia tuần hành với đoàn biểu tình BLM ba lần trên con đường yêu dấu này không phải ủng hộ mà để chứng kiến một biến cố lịch sử của nước Mỹ.
Những hình ảnh êm đềm đẹp đẽ năm xưa trên con đường này không còn nữa. Nơi địa điểm này giờ là một mụt ghẻ tanh hôi của chia rẽ. Nơi tụ tập của các thành phần cực đoan phe đảng bầy đàn. Giòng chữ Black Lives Matter màu vàng sơn trên đường nham nhở, bay mùi kỳ thị và độc đoán. Và John Lewis đứng ở đó. Không biết ông đã nghĩ gì về cái mụt ghẻ khổng lồ ấy.
Bài này không nhằm mục đích binh vực ông Trump. Không những vậy tác giả đã viết vài bài chỉ trích ngài Tổng Thống rồi. Nhưng đây là bài viết về một phần mặt trái của người anh hùng nhân quyền John Lewis. Tôi chào đón những ý kiến khác nhau với điều kiện hòa nhã. Ai gọi Tổng Thống Mỹ không cần biết thuộc đảng nào bằng “thằng” hay các ngôn ngữ thô lỗ tôi block ngay.