ĐẶC TRƯNG CỦA DÒNG NHẠC JAZZ (VongNgayXanh)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Nhạc Jazz mang đạm tính nghệ sĩ, không quá nhiều người thích và cũng không quá dễ nghe. Tuy nhiên, Jazz lại khiến những thính giả đã thích rồi như một kẻ si tình với nó. 

Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhạc Jazz bắt đầu ra đời ở New Orleans, Louisiana, Mỹ. Ở giai đoạn ban đầu, Jazz là sự kết hợp của các yếu tố sau: 
Tiết tấu âm nhạc châu Phi, có nguồn gốc là Blues và Ragtime. 
Nô lệ gốc Phi hát những bài ca khi họ lao động trên nước Mỹ. 
Là âm nhạc đặc trưng của New Orleans trong những cuộc hành quân, diễu binh, tang lễ. 
Một số yếu tố âm nhạc Châu Âu khác. 
Nhạc Jazz có lịch sử lâu đời, kéo dài hơn 100 năm và có nguồn gốc từ những ca khúc được nô lệ gốc Phi hát trong khi lao động nên khó có định nghĩa hoàn chỉnh nhạc Jazz là gì.

 

 Ngày nay, Jazz có thể được hiểu là thể loại âm nhạc dựa trên sự ứng biến tài tính, sự cấp bách nhưng lại được phối hợp nhịp nhàng trong từng giai điệu. Sự ứng biến là cách mà nghệ sĩ Jazz thể hiện chính mình và sáng tạo âm nhạc ngẫu hứng theo mang đậm nét riêng.

Đặc trưng của Jazz 

Ngẫu hứng và nghệ sĩ

Tác giả dòng nhạc Jazz có thể ngẫu hứng sáng tạo ra chủ đề. Trong khi đó, nghệ sĩ chơi có thể ngẫu hứng ra bài hát trên nền chủ đề sẵn có theo phong cách riêng để hoàn thiện bài hát, mang đậm màu sắc của mình.

Việc sáng tác bài hát hầu hết được gắn liền với người nghệ sĩ biểu diễn. Chính vì vậy, đặc trưng của Jazz là sự ứng tấu ngẫu nhiên của những nghệ sĩ nhạc.

Nhạc Jazz giống nhạc cổ điển ở chỗ lúc bắt đầu biểu diễn sẽ thể hiện theo đúng chủ đề. Khác nhau ở điểm, nhạc cổ điển phải tuy theo đúng quy tắc được xác lập bởi nhạc sĩ. Tuy nhiên, Jazz lại là sự ngẫu hứng của nghệ sĩ nên có khi cùng một bài nhạc nhưng màn trình diễn lại khác nhau.

Giai điệu Jazz mang tính đặc trưng riêng

Được xây dựng chính trên thang âm có các “blue notes”. Tức nốt ở quãng ba và nốt ở quãng bảy của thang âm sẽ bị giảm về độ cao.

Kỹ thuật sử dụng nhạc cụ được bắt đầu trực tiếp từ phong cách hát của người da đen. Những nhạc công sẽ sáng tạp ra loại kỹ thuật làm những nhạc cụ vang lên như giọng người. Cụ thể là đưa những nốt hoa mỹ, nốt hóa, nốt Blues, vibrato và glissando.

Khi thưởng thức Jazz, chúng ta sẽ luôn cảm thấy được sự mới mẻ, khác lạ về giai điệu, hòa thanh, tiết tấu cũng như cách thể hiện. Ở Jazz, giai điệu đa màu sắc, thể hiện sự tự do trong âm nhạc. Mỗi bài hát của mỗi nguwoif nghệ sĩ sẽ có màu sắc, dấu ấn riêng, không ai giống ai.

Sưu tầm

Đi Với Tôi Đến Chốn Trời Xa – Canh Thân – Bạch Yến
*
*     *

Phút Cuối (Lam Phương -Bạch Yến)
*
*     *

Ảo Ảnh Y Vân – Đức Tuấn,Hồ Ngọc Hà
*
*     *

Bài Không Tên Số 8 – Vũ Thành An – Hoàng Quyên
*
*     *

Bây Giờ Tháng Mấy – Từ Công Phụng – Lê Hiếu
*
*     *

Buồn – Y Vân -Hồ Ngọc Hà
*
*     *

Chiếc Lá Cuối Cùng – Tuấn Khanh – Quang Dũng
*
*     *

Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu – Hồng Hạnh-TCS
*
*     *

Để Nhớ Một Thời Ta Đã Yêu – Thái Thịnh -Phạm Sĩ Phú
*
*     *

Duyên Kiếp – Lam Phương -Hồ Trung Dũng
*
*     *

Ghen – Trọng Khương -Hồng Mơ
*
*     *

Liên Khúc Ngô Thụy Miên – Ngọc Anh, Quang Dũng
*
*     *

Một Mình Thanh Tùng -Cẩm Vân,Hồng Nhung,Mỹ Linh
*
*     *

Nỗi Đau Muộn Màng – Ngô Thụy Miên -Khánh Hà
*
*     *

Thì Thầm Mùa Xuân – Khánh Linh-Ngọc Châu
*
*     *

Thuở Ấy Có Em – Huỳnh Anh -Bảo Đình
*
*     *

Xóm Đêm Phạm Đình Chương -Ánh Tuyết

https://phailentieng.blogspot.com/2022/02/ac-trung-cua-dong-nhac-jazz.html?fbclid=IwAR18YI_KnS7ejRgS1ODVTN1bI7DUDRqgAxi5MVNLN2EgkQE-EuM-hvQpELQ