Ở Hoa Kỳ không có nghỉ lễ ăn mừng ngày Quân đội Liên Minh miền Bắc (the Union) chiến thắng quân đội miền Nam (the Confederacy) là ngày 9 tháng 4 năm 1865. Rất ít người nhớ ngày này vì nó hỏng bị lừa bịp tuyên truyền là “ngày giải phóng” để tôn vinh kẻ chiến thắng, và đó là vết thương chung của nước Mỹ không có mấy ai muốn cổ súy.
Có một thời gian người viết làm việc ở một thành phố nhỏ miền quê ở miền Nam Hoa Kỳ. Trong lúc ăn trưa vặn radio nghe một bài hát dân ca Mỹ rất hay thì anh sếp thuộc loại “cấp tiến” Liberal thứ gộc thiên về miền Bắc nhưng lịch sự. Anh ta bước đến cười tủm tỉm đề nghị “Mày vặn nhỏ lại, bài hát này của tụi “Yankee” (người miền Bắc). Dân ở đây họ hỏng thích bài này đâu”.
Muốn hòa hợp hòa thuận sống với nhau trong cộng đồng thì phải biết khiêm cung, làm zui lòng nhau. Đừng có hách dịch nói với người thua cuộc “Chúng mày có biết bố là ai không?” là sẽ bị kì thị đó.
Người Mỹ vốn có văn hóa quân tử cao thượng của giới quý tộc mang đến từ Anh Quốc, tức là không đánh kẻ ngã ngựa. Đại tướng Quân đội Liên minh miền Nam Robert E. Lee hỏng bị tống vào trại tù cải tạo 15 năm, mà được trao trả súng ngắn và ngựa để trở về quê. Binh sỹ miền Bắc (the Union) bị cấm hỏng cho chế giễu làm nhục binh sỹ miền Nam đã đầu hàng.
Rất khác văn hóa của người Việt vốn tiêm nhiễm văn hóa Trung Hoa. Người Trung Hoa hay nói về thuyết Khổng Tử, nào là quân tử bla bla bla nhưng chỉ xạo sự. Chúng ta dư biết văn hóa Tàu rất thù dai và tiểu nhân. Trong các truyện phim kiếm hiệp Trung Hoa toàn thấy quánh lén, quánh hội đồng, đầu độc, phóng phi tiêu ám sát, và hỏng bao giờ quên mối thù. Phải giết mấy đời con cháu của kẻ thù mới hả dạ.
Nói người Tàu thù dai tiểu nhân cũng không hoàn toàn chính xác bởi vì Người Tàu Hồng Kông vốn chịu ảnh hưởng văn hóa Tây phương nên không cực đoan thô thiển như số đông người Trung Hoa lục địa. Cũng như người Việt cũng có từng nhóm người có văn hóa tập tục khác nhau tùy vùng miền và thời điểm. Người Hà Nội thanh lịch quý phái tài hoa trí thức của đất ngàn năm văn vật đi di cư vào Nam gần hết năm 1954. Còn những tinh hoa trí tuệ của miền Nam thì được ưu tiên “đu càng theo giặc Mỹ” trong ngày 30/4.
Các lãnh tụ của Cộng Sản Việt Nam hay gọi tắt là Việt Cộng phần đông ít học như ông Hồ Chí Minh chưa học hết trung học mà lại mắc bịnh tôn sùng người Tàu, nên các đệ tử của ông ta đều mang căn bịnh thâm hiễm tàn ác tiểu nhân thù dai của văn hóa Tàu. Cho nên sau khi được Cộng Sản Quốc Tế hà hơi tiếp tế súng đạn để chiếm đoạt được miền Nam. Họ thực hiện ngay chánh sách trả thù và nhồi sọ như ông Hồ Chí Minh đã từng huênh hoang khoe cách trồng người 100 năm.
Họ nhồi sọ gọi ngày 30/4 là ngày “giải phóng”, ru ngủ cho dân chúng nghỉ lễ ăn mừng khắp nơi với biểu ngữ băng rôn cờ xí rợp trời, rất giống cái văn hóa thù dai kiêu ngạo lẫn tự ti mặc cảm của người Trung Hoa. Họ bịp bợm bóp méo lịch sử nói giải phóng đất nước khỏi ách kềm kẹp của “Mỹ Ngụy” nhưng không dám công nhận họ là tay sai của Cộng Sản Quốc Tế, Liên Xô và Trung Cộng. Và giờ đây cả nước đều biết họ đang vơ vét tài sản để đu càng đi định cư ở đế quốc nơi mà họ đã từng gọi là kẻ thù và lùa hàng triệu người miền Bắc vào chỗ chết.
Điều mà tập đoàn lãnh đạo Việt Cộng dốt nát không thể kiểm soát được là vẫn còn nhiều người có trí tuệ hơn họ tưởng. Rất nhiều người Bắc sinh ra sau ngày 30/4 nhưng không dễ bị nhồi sọ như người già. Người trẻ biết cách tự tìm hiểu trên mạng xã hội và lên tiếng bày tỏ chính kiến. Nhiều người đã bị tống giam vào tù cũng tàn bạo không kém gì tù nhân miền Nam.
Ở miền Nam trừ một số người trẻ thế hệ sanh ra sau ngày 30/4 thì không nhớ hay không biết nên hí hửng trong ngày lễ “giải phóng hay thống nhứt”, nhưng số đông người miền Nam và con em họ vẫn không thể vui mừng trong ngày này. Người trẻ miền Bắc con em đảng viên Cộng Sản sanh ra sau ngày 30/4 mà còn biết sự thiệt thương đau của cuộc chiến Quốc – Cộng, thì huống chi con em của những gia đình miền Nam đã sống qua trong chính thể dân chủ của VNCH.
Ở hải ngoại nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, ngày 30/4 hỏng rầm rộ to chuyện như trong nước. Ngày này chỉ là một ngày nghỉ cuối tuần được những người có lòng tổ chức những buổi lễ “Quốc Hận” đây đó trong các cộng đồng Việt Nam. Nó như là một thông lệ hàng năm cho một số người lui tới gặp gỡ bày tỏ sự thương nhớ quê nhà và rồi ngày thứ Hai vẫn phải lo toan đi cày để sống như mọi công dân Hoa Kỳ. Người hải ngoại vẫn son sắc với mối thù mất nước và họ truyền cho con em họ. Cuộc chiến ý thức hệ vẫn tiếp diễn ở trong và ngoài quê hương Việt Nam.