CÂU CHUYỆN THÚ VỊ VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA BÁNH CROISSANT (Brian Vu)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of babka and turnover

Bánh croissant Áo Quốc

May be an image of breadstick, baguette and babka

Bánh Kipferl của Áo Quốc, tiền thân của bánh croissant ngày nay.

May be an image of drink and strawberry

Bữa điểm tâm sáng với croissant

May be an image of strawberry

Bánh croissant mứt dâu tây

May be an image of coffee cup

Cafe sáng với croissant

*****

Bánh Croissant, hay còn được người Việt Nam gọi là “bánh sừng bò”, “bánh con cua”, có nguồn gốc từ Áo, là một dạng bánh thường dung để ăn sáng được làm từ pâte feuilletée (bột xốp), với bột mì, men, bơ, sữa, và muối.
Bánh Croissant đúng kiểu phải thật xốp, giòn và có thể xé ra từng lớp mỏng nhỏ. Bên trong ruột không được đặc, ngược lại phải khá rỗng thoáng (chứng tỏ men làm bột nở tốt). Ở Việt Nam, hầu hết các tiệm bán bánh sừng bò làm theo công thức của bánh mì sữa (hoặc được gọi là bánh mì tươi).
Về công thức làm bánh Croissant, có thể nói là bánh này đứng giữa bánh Pâté Chaud (xốp) và bánh mì (ruột bánh nổi bởi men).
Khi nói đến chiếc bánh Croissant, người ta sẽ nghĩ ngay đến “nơi chôn nhau cắt rốn” của nó là thủ đô Paris hoa lệ. Nhưng thật ra, ít ai biết được rằng, Áo Quốc mới chính là vùng đất khai sinh ra món bánh nổi tiếng này, và hành trình “di cư” từ Áo Quốc sang đất Pháp của bánh Croissant cũng vô cùng thú vị và ly kỳ không kém bất kỳ một câu chuyện lịch sử nào. (Brian Vu)
Bánh Croissant – Người thợ làm bánh anh hùng
Chiếc bánh Croissant đã có một nguồn gốc ra đời khá ly kỳ và thú vị. Khi đó là năm 1683, Đế Quốc Áo và Thổ Nhĩ Kỳ đang xảy ra chiến tranh. Trong khi hai bên đang giao chiến ác liệt thì đạo quân 100.000 quân của Thổ Nhĩ Kỳ phá được phòng tuyến của quân Áo để bao vây kinh đô Vienne. Trong thời gian bị quân Thổ Nhĩ Kỳ vây hãm cả tháng trời, người dân thành phố Vienne nơm nớp lo sợ bị thất thủ và bị quân Thổ Nhĩ Kỳ hành hạ.
Về phần quân Thổ Nhĩ Kỳ thì quyết tâm sai đào hầm xuyên dưới lũy thành để bất ngờ tập kích quân Áo. Không may cho quân Thổ, đêm đó, người thợ làm bánh ca đêm người Áo vô tình nghe thấy những tiếng khoan đục kỳ lạ dưới lòng đất bên dưới khu vực tiệm bánh ông đang làm. Người thợ làm bánh vội vàng rung chuông báo động cho quân đội và chính quyền Áo.
Nhờ vậy, quân Áo đã kịp thời ngăn chận và phản công, ngăn được hành động đào đường hầm đột kích thủ đô Vienne của quân Thổ Nhĩ Kỳ và theo đà đó, quân Áo đã phản công, chống chọi được với quân Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi quân tiếp viện Ba Lan do Vua Jan Sobieski III thân chinh chỉ huy đến giải vây cho thành Vienne và chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ sau đó.
Sau đó, người thợ làm bánh đã được ban thưởng, nhưng điều duy nhất anh muốn lại chỉ là được nướng một mẻ bánh gì đó thật ngon để ăn mừng chiến thắng của đất nước. Theo đó là chiếc bánh Kipferl – tiền thân của bánh Croissant đã ra đời.
Bánh Kipferl có hình dáng như một trăng lưỡi liềm, nhưng đồng thời nó cũng là hình ảnh của quốc hiệu của Thổ Nhĩ Kỳ, điều này nhằm nhắc nhở người Áo về kẻ quốc thù đáng gờm một thời. Từ đó, chiếc bánh Kipferl là món bánh truyền thống rất được ưa thích của người Áo,
Đến năm 1770, khi Công Chúa nước Áo Marie Antoinette kết hôn với Thái Tử nước Pháp, chiếc bánh có hình dánh trăng lưỡi liềm mới du nhập tới kinh đô Paris hoa lệ và được khoác lên mình một tên gọi mới là bánh Croissant. (Brian Vu)
Nàng Công Chúa kiêu hãnh
Công Chúa Marie Antoinette chắc chắn là người có công đem chiếc bánh có hình dáng trăng lưỡi liềm vượt ra khỏi biên giới đất nước Áo và từ đó chiếc bánh đã trở nên phổ biến khắp Châu Âu và lan ra thế giới, nhưng những giai thoại về mỹ nhân người Áo cùng món bánh ưa thích của nàng lại khá lý thú và có muôn màu muôn vẻ.
Có chuyện kể rằng công chúa Marie về làm dâu nước Pháp khi mới 14 tuổi, và thứ mà nàng công chúa nhỏ tuổi nhớ nhất khi nghĩ về quê hương là món bánh giản dị có hình trăng lưỡi liềm.
Từ đó, để chiều lòng nàng, các đầu bếp nước Pháp đã mô phỏng lại bánh Kipferl, nhưng với hình dáng cầu kỳ bắt mắt hơn để phù hợp với bàn ăn hoàng gia, và từ đấy Croissant ra đời. (Brian Vu)
Tuy nhiên, công chúa Marie Antoinette, với tính cách phóng khoáng đến ngang ngạnh của mình, rất ít khi dùng bữa chung với các thành viên của Hoàng Tộc Pháp. Cô công chúa nhỏ thường về phòng riêng của mình và yêu cầu dọn ra những món ăn từ quê hương mình – trong đó dĩ nhiên là phải có bánh Kipferl với phiên bản cầu kỳ mới có tên gọi là Croissant.
Vì thế, mỗi khi nhắc đến nguồn gốc của chiếc bánh Croissant là người ta không thể không nhắc đến Công Chúa Marie Antoinette như một nhân tố quan trọng trong cuộc hành trình vạn dặm của chiếc bánh Croissant, là biểu tượng của lòng tự tôn dân tộc ở một Công Chúa, và sau này là Hoàng Hậu.
Croissant – Giá trị của sự giản dị
Nguyên thủy, chiếc bánh Croissant chỉ là một món bánh để ăn sáng rất một mạc và đơn giản được làm từ pâte feuilletée (bột xốp tạo bởi bột mì, men, bơ, sữa và muối). Bánh đơn giản, không có nhân, nhưng chính sự không đặc ruột đó lại tạo nên chất lượng men bánh tuyệt hảo.
Hiện nay ở Áo và Ý, chiếc bánh Croissant vẫn giữ nguyên tính chất truyền thống này, bởi người dân các quốc gia này cho rằng sự nhẹ nhàng giản dị của bánh Croissant phù hợp cho bữa sáng. (Brian Vu)
Khi du nhập sang Pháp, Croissant ít nhiều mang ảnh hưởng tính cầu kỳ của ẩm thực đất nước hoa lệ và đài các này. Chiếc bánh Croissant Pháp có thể có nhân chocolate, mứt dâu, nho khô hoặc kem bơ mềm óng như bánh su kem. Thậm chí ở một số vùng, người ta còn làm nhân trái cây hoặc nhân mặn cho bánh Croissant
Cho dù mang phong cách truyền thống hay hiện đại, tối giản hay cầu kỳ hóa, chiếc bánh Croissant cũng không mất đi hương vị thanh nhã, ngọt dịu đặc trưng của nó. Chính sự đơn giản trong hình thức lẫn hương vị ấy mà chiếc bánh Croissant vẫn luôn được yêu thích trong bữa sáng của người Châu Âu, như một cách đón chào ngày mới thật thanh đạm, nhẹ nhàng mà vẫn đầy hứng khởi.
Cho đến nay, hiếm có chiếc bánh nào lại có những câu chuyện về nguồn gốc ra đời một cách thú vị và ly kỳ như chiếc bánh Croissant – vô tình ra đời bởi một chiến công bảo vệ đất nước, rồi sau đó theo nàng Công Chúa Marie Antoinette xinh đẹp du hành khắp Châu Âu, rồi phát triển và biến hóa thành món tráng miệng tuyệt hảo ở ngay thủ đô Paris tráng lệ.
Đọc câu chuyện về sự ra đời của chiếc bánh Croissant, có lẽ chúng ta thích thú nhận ra rằng các món ăn nói riêng và ẩm thực nói chung đều ít nhiều có mối liên hệ sâu sắc với một các lãnh vực nào đó của cuộc sống, cùng thăng trầm với các diễn biến của lịch sử thế giới.
Vì thế, ẩm thực không chỉ đơn giản là nhu cầu ăn ngon mặc đẹp của con người, mà còn phản ánh một cách tinh tế và sâu sắc một xã hội trong từng thời điểm lịch sử khác nhau.
(Brian Vu)
All reactions:

Brian Vu and 7 others