Một người Anh đã treo một biểu ngữ lớn tại công viên Goodson với nội dung: “Toàn thế giới đều biết rõ ông Trump đã chiến thắng! Nhưng các kênh thông tấn như AP [Associated Press], NYT [New York Times], CNN [Cable News Network] … lại lớn lối đưa tin Biden thắng cử”.
Những hãng thông tấn mà công dân Anh này nói tới, ở Mỹ, người ta gọi họ là truyền thông dòng chính, vì bản thân những hãng tin này vốn trước kia là những cơ quan truyền thông lớn và khá uy tín. Tuy nhiên, theo thời gian, vì lợi, họ đã bán mình cho những tài phiệt thiên tả sống nhờ vào toàn cầu hóa và có mối liên hệ mật thiết với Nhà nước ngầm (Deep state) cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ông Trump đã và đang phải đối diện với những trận bão truyền thông từ phía cánh tả. Rốt cuộc ông đã động chạm đến lợi ích của ai? mà họ lại tấn công ông một cách kịch liệt như vậy. Nhiều lý giải cho rằng vì ông Trump là một đại diện cho phía chính đang muốn tát cạn đầm lầy chính trị được thao túng bởi những con “quái vật” thiên tả đầy quyền lực và tiền bạc. Và hơn thế ông muốn chấm dứt vòi bạch tuộc của Chủ nghĩa xã hội đã ngày càng siết chặt nước Mỹ kể từ khi nó thực sự xâm nhập vào xứ sở cờ hoa gần một thế kỷ trước.
Nước Mỹ đã bị thiên tả hóa như thế nào?
Vào những năm 1930 của thế kỷ trước, có hai tác phẩm đã gây ra ảnh hưởng sâu rộng trên toàn nước Mỹ. Đó là cuốn sách “10 ngày chấn động thế giới” (Ten Days That Shook the World) viết về Cách mạng tháng 10 Nga của nhà báo John Reed, xuất bản năm 1919, và cuốn sách “Ngôi sao đỏ chiếu rọi Trung Quốc” (Red Star Over China) của Edgar Snow, xuất bản năm 1937.
Nội dung của hai cuốn sách của Reed và Snow đã tiêm nhiễm những tư tưởng thiên tả vào người dân Mỹ, bước đầu đặt cơ sở cho đầm lầy chính trị bao phủ phía dưới đáy hồ một nhà nước ngầm thao túng mọi mặt của xã hội Hoa Kỳ sau này.
Reed là một trong ba người Mỹ được chôn cất tại nghĩa trang cách mạng Kremlin, Nga, ông là một nhà hoạt động theo Chủ nghĩa Cộng sản, trong khi đó Snow cũng là một người thiên tả. Snow từng có cuộc hội đàm với Chủ tịch Mao Trạch Đông tại một hang động thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Con tàu Mayflower, chở những người Anh theo Kitô giáo nhưng không chấp nhận Anh giáo của triều đình nên bỏ nước Anh tới Mỹ lập nghiệp, đã trở thành một biểu tượng cho tinh thần tự do nói chung và tự do tôn giáo nói riêng của Hoa Kỳ. Nó cho thấy nước Mỹ lấy tự do tín ngưỡng làm nền tảng lập quốc. Và tự do tín ngưỡng trở thành một trong những giá trị Mỹ khi người dân nước này thể hiện sự tôn kính Chúa bằng việc in dòng chữ “In God We Trust” (Chúa ! chúng con tin Ngài) lên đồng tiền của mình.