Bill Hayton Phóng viên BBC, nhà nghiên cứu Biển Đông
Tác giả bài viết này cho hay Việt Nam đã đồng ý trả khoảng một tỷ đô la cho hai công ty dầu khí quốc tế sau khi hủy các dự án của họ trên Biển Đông vì áp lực từ Trung Cộng. Một nguồn tin thông thạo trong ngành dầu khí nói với BBC rằng công ty Dầu khí PetroViệt Nam đã đồng ý trả tiền cho Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập ThốngNnhất về việc trả chocác thỏa thuận “chấm dứt” và “bồi thường”.
Trong một tuyên bố, một phát ngôn viên của Repsol nói ông “không muốn xác nhận hay phủ nhận về số tiền” nhưng việc đọc phân tích báo cáo tài chính của công ty cho thấy có một khoản tiền rất lớn có liên quan.
Tin này được đưa ra trong tình hình có đợt đối đầu mới ở Biển Đông. Con ty năng lượng của Nga Rosneft đã bị buộc phải tạm dừng kế hoạch khoan dầu ngoài khơi, dường như cũng vì áp lực của Trung Cộng.
Đầu tháng này, Hải Quân Hoa Kỳ và Trung Cộng đồng thời tiến hành tập trận quy mô lớn trong khu vực, hành động này cho thấy sự cạnh tranh chiến lược rộng lớn hơn giữa hai cường quốc ở trong khu vực.
Một chuyên viên nhiều kinh nghiệm ngành dầu khí phương Tây đang làm việc trong khu vực nói với BBC rằng ông “chưa bao giờ từng thấy có sự can thiệp chính trị nhiều như vậy vào ngành dầu khí ngoài khơi Biển Đông”.
Repsol đã từng là một trong các công ty lớn nhất tham gia khai thác ngoài khơi Việt Nam, sở hữu 13 lô ở thềm lục địa. Với lợi ích tối thiểu ở Trung Cộng, Repsol dường như sẵn sàng chống lại áp lực chính trị từ Bắc Kinh.
Hai trong số những dự án phát triển đặc biệt táo bạo của hãng này là nằm ở rìa xa của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mà Việt Nam tuyên bố và cũng nằm lọt hẳn trong đường 9 đoạn hay “lưỡi bò” mà Trung Cộng vẽ trên bản đồ kể từ năm 1948.
Tuy nhiên, vào tháng Bảy năm 2017, đối tác của Repsol, PetroVietnam, đã ra lệnh hủy bỏ khoan thăm dò đã lên kế hoạch ở Lô 135-136/03. Sau đó, vào ngày 22/3/2018 Repsol đã được lệnh dừng khoan riêng rẽ khác khi đã bắt đầu tiến hành ở Lô 07/03 gần đó (một dự án trong khu vực được gọi là Cá Rồng Đỏ).
Giàn khoan của công ty Respol
Các chuyên viên Repsol được thông báo rằng đây là một quyết định chính trị, theo lệnh của lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam, sau áp lực rất dữ dội của Trung Cộng.
Trung Cộng trước đó đã điều một đội tàu gồm 40 tàu hải quân ngoài khơi Đảo Hải Nam, khoảng hai ngày đi thuyền từ địa điểm khoan và Trung Cộng dường như đã sẵn sàng để đối đầu.
Điều đó [lệnh của lãnh đạo Việt Nam] nay dường như là một quyết định mà Hà Nội phải trả giá quá đắt.
Một nguồn trong ngành dầu khí của khu vực nắm bắt rất chắc về thỏa thuận nói rằng Việt Nam trả cho Repsol và Mubadala 800 triệu USD cho quyền của họ trong các lô kể trên và thêm 200 triệu USD bồi thường cho tất cả các khoản đầu tư họ đã thực hiện trong quá trình thăm dò và phát triển. Đây là một tỷ đô la mà PetroVietnam đáng ra sẽ chuyển vào ngân sách của chính phủ Việt Nam.
Trong báo cáo tài chính năm 2019, Repsol lưu ý rằng họ đã trích lập dự phòng cho các khoản thua lỗ gộp lại là 786 triệu Euro cho các dự án tại Việt Nam, Algeria và Papua New Guinea.
Khoản lỗ ở Việt Nam không được tách ra chi tiết. Trong cùng một tuyên bố, Repsol cũng báo cáo tổng giá trị ghi sổ là 586 triệu Euro cho ba công ty con làm việc tại các lô bị ảnh hưởng ở Việt Nam.
Trong một tuyên bố ngày 12/6/2020 thông báo ngưng khai thác Lô 07/03 và 135-136/03, công ty nói “Giao dịch [với PetroVietnam] sẽ không có tác động đáng kể đến báo cáo tài chính của Repsol”.
Điều này dường như cho thấy rằng công ty sẽ thu lại chi phí và tổn thất của hãng. Mặc dù tuyên bố đó không nêu chi tiết tài chính nào, tổng giá trị của những chi phí và tổn thất đó có thể dễ dàng lên tới hàng trăm triệu đô la.
Nỗ lực của Trung Cộng ngăn chặn các công ty đặt tại Việt Nam phát triển tài nguyên dầu khí ở Biển Đông đang được tiếp tục.
Một giàn khoan nằm ở cảng Vũng Tàu của Việt Nam được hoạt động hai tháng đã ngừng hoạt động. Chủ giàn khoan, công ty Noble, nói rằng hợp đồng “đã bao gồm một khoản thanh toán ngừng hoạt động”. Nhiều khả năng vụ này khiến Việt Nam tốn thêm nhiều triệu đô la.
Giàn khoan này là để khoan thăm dò cho công ty Rosneft của Nga ở Lô 06-01, khu vực ngay phía bắc của lô cũ của Repsol là Lô 07/03, và cũng nằm trong đường “lưỡi bò chín đoạn” của Trung Cộng.
Giếng mới đáng ra được khoan ở gần ngay chính chỗ hiện thời- nhưng với độ khoan sâu hơn. Đây là một mỏ đã được khai thác thương mại trong 18 năm như là một phần của dự án khí đốt Nam Côn Sơn nhưng Trung Cộng hiện cảm thấy có thể ngăn chặn được sự phát triển ở đó.
Vào đầu tháng Bảy, một tàu tuần duyên Trung Cộng, Hải Dương 5402, đã xuất hiện kiểu đi lại “khiêu khích” trong khu vực được đề xuất để khoan.
Dữ liệu AIS được theo dõi bởi người dùng twitter có tên “Tin tức Biển Đông” cho thấy con tàu di chuyển với tốc độ 15 hải lý/giờ chỉ cách mỏ khí đốt Lan Tây hiện đang khai thác 1.5 hải lý.
Cho đến nay hầu hết nhà phân tích giả định rằng Trung Cộng sẽ không muốn đối chọi với Moscow bằng cách chặn các hoạt động của Nga tại Việt Nam. Nay có vẻ như Bắc Kinh cảm thấy thoải mái làm công ty Nga sợ đến mức phải bỏ cũng như họ đã làm với Tây Âu.
Cũng có một số bí ẩn về hoạt động của Nhật Bản ngoài khơi Việt Nam. Hai công ty Nhật Bản, Idemitsu và Teikoku/Inpex, hợp tác với PetroVietnam đang hoạt động tại hai mỏ: Sao Vàng và Đại Nguyệt nằm mấp mé đường “lưỡi bò chín đoạn” tại Lô 05-01b và Lô 05-01c.
Họ đã hoàn tất phát triển và chuẩn bị nhưng chưa cài đặt thiết bị bơm hút chính. Idemitsu nói rằng họ mong đợi “bắt đầu sản xuất khí và dầu nhẹ trong quý Ba năm 2020” nhưng họ đang giữ im lặng về những tiến bộ họ đang thực hiện.
Có thêm khúc mắc nữa là Teikoku hiện đang phải đối mặt với một vụ kiện từ một công ty niêm yết ở London, Jadestone. Jadestone nói rằng họ đã đồng ý mua cổ phần Teikoku ở lô này bốn năm trước nhưng Teikoku, một chi nhánh của công ty năng lượng khổng lồ Nhật Bản Inpex đã hủy bỏ thỏa thuận.
Một số người suy đoán rằng công ty, theo lệnh của Chính phủ Nhật Bản, muốn giữ lô như một sự sắp xếp chỉ có toàn Nhật để đối phó bất kể sự đe dọa từ Trung Cộng vốn có thể ngăn chặn sự phát triển tại các mỏ này trong tương lai.
Những sự tục trặc như thế này là một lý do chính tại sao chính phủ Hoa Kỳ đưa ra một tuyên bố về Biển Đông trong tuần này. Trong tuyên bố đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã mô tả “chiến dịch bắt nạt” của Trung Cộng nhằm kiểm soát hầu hết các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên Biển Đông là hành vi “hoàn toàn bất hợp pháp”.
Tuyên bố cho thấy Hoa Kỳ sẵn lòng giúp đỡ các nước như Việt Nam bảo vệ ngành dầu khí ngoài khơi của họ chống lại sự can thiệp của Trung Cộng. Đại sứ quán Trung Cộng tại Washington mô tả lời cáo buộc là “hoàn toàn vô lối”. Tuy nhiên, dường như cuộc chiến về tài nguyên của Biển Đông sắp trở nên nóng hơn.
Bill Hayton, đang làm việc tại đài truyền hình BBC World News, là tác giả hai cuốn sách về Đông Nam Á. Cuốn Vietnam: Rising Dragon (2010) dựa trên các tư liệu thu thập trong một năm ông thường trú ở Việt Nam. Năm 2014, ông ra mắt cuốn South China Sea: The struggle for power in Asia, viết về tranh chấp Biển Đông. Hiện ông cũng là thành viên Viện nghiên cứu Chatham House tại London.
15 tháng 7 năm 2020
Bill Hayton
https://www.bbc.com/