NÉN HƯƠNG LÒNG TƯỞNG NHỚ TRẦN VĂN BÁ VÀ CÁC LIỆT SĨ YÊU NƯỚC (8-1-2016)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ

Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ Thắp Nén Hương Lòng Tưởng Nhớ

  TRẦN VĂN BÁ VÀ CÁC LIỆT SĨ YÊU NƯỚC             

bị cộng sản ám sát từ ngày 8 Tháng Giêng năm 1985

   Khơi dậy tiếp ngọn lửa hồng Nhựt Tảo
  Noi gương hào khí liệt sĩ Kiên Giang

 

  Cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, ông Trần Văn Bá bị bắt đêm 11 tháng Chín năm 1984 tại vùng An Xuyên và Bạc Liêu (hai tỉnh Nam Phần Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 18 tháng Mười Hai, cộng sản kết án tử hình 5 tù nhân yêu nước Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch, Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh. Ông Trần Văn Bá từ chối ký tên xin ân xá. Cộng sản cải án tử hình ra tù chung thân cho hai ông Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh có quốc tịch Pháp.

          Do cuộc vận động của cộng đồng người Việt tị nạn, các tổ chức quốc tế bênh vực Nhân Quyền và nhiều nước dân chủ trên thế giới, cùng chính phủ Thụy Sĩ, đã đồng thanh phản đối các bản án tử hình bất công và vô nhân đạo. Sợ công luận bất lợi có thể lan ra trên thế giới, các lãnh chúa bạo quyền Hà Nội đã ra lệnh khẩn cấp hạ sát ba tử tù Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch trước bình minh ngày 8 tháng Giêng năm 1985 :

                                       Sài Gòn của chúng ta

                                       Nặng trĩu những vầng mây tang

                                       Dưới vòm trời Yên Bái

                                       Nửa thế kỷ sắt máu trôi qua

                                       Từ thực dân tới cộng sản

                                       Đem súng đạn Trung Sô

                                       Thay cho máy chém

 

                                       Nhắm bắn Anh Em

                                       Quân cuồng tín nhắm bắn

                                       Trái tim linh hồn

                                       Miền Nam Việt Nam bất khuất

                                       Giặc bao giờ hiểu được vì sao

Khủng bố chẳng làm nao núng

Niềm Tin của chúng ta

Ở ngày mai

Nơi tương lai đất nước (…)*  

              Đó là một biến cố đau thương, một ngày phẩn uất, không thể nào quên đối với Người Việt Nam tị nạn cộng sản. Từ ấy, cứ đến Ngày 8 tháng Giêng mỗi năm, nhớ lại Ước Mơ của Anh Em, Ước Mơ của những người Việt Nam yêu Nước thương Dân, biết xót thương và biết can trường.

          Ước Mơ với lòng tin nơi con người và đất nước. Lòng tin như những ngọn nến, những vì sao long lanh trong đêm tối lịch sử dân tộc. Nhưng sẽ soi đường cho hàng hàng lớp lớp những người nô lệ cùng đứng lên và đi tới. Ước Mơ được ‘‘sống một mùa Xuân – Xuân Việt Nam’’ lúc chồi non lá biếc trên những nhánh cành mặt trời Tự Do đua nhau mọc lại. Ước Mơ với những em bé chăn trâu phất cờ lau thay ‘’cờ sao vàng chìm giữa biển máu’’. Ước mơ với những người chị những người em gái ‘’không còn quên mái tóc thề’’, ‘’Giấu nhan sắc giấu hồn quê trong lòng’’. Ước mơ vì đồng bào không muốn thấy nữa ‘’Vô duyên cờ đỏ búa liềm’’, ‘’Ai treo rũ xuống trước thềm nhà ta’’ . Ước mơ với hàng triệu người vượt biển đã quay nhìn lại lần cuối :

 

                                       Mặt trời vừa lặn trên biển Đông

                                       Ta quay nhìn lại phút sau cùng

                                       Việt Nam một chút dung nhan ấy

                                       Dẫu xa ngàn năm còn đứng trông

                                   

                              Em vẫn đợi anh, bạn đợi ta

                              Nuôi trong lòng nỗi nhớ vô bờ

                              Niềm tin địa chấn nào lay chuyển

                              Đối diện tay trần với chiến xa

 

                              Giặc cướp được đâu chiếm được đâu

                              Ta mang theo đi khắp tinh cầu

                              Quê hương tình cảm trung trinh ấy

                              Xa nhau để tìm thấy gần nhau (…)

                             

Mẹ yêu thương ơi không khóc nữa

Nước mắt dành cho mùa đoàn viên

Đau khổ nẩy mầm thành cây lúa

Các con về vàng chói cánh đồng (…)

Ước Mơ ngay cả trước khi bức tường ô nhục Bá Linh bị xô ngã, kéo theo sự sụp đổ của Khối Liên Sô – Đông Âu, thành trì phe xã hội chủ nghĩa của đảng cộng sản xã hội đỏ đen Hà Nội :    

    Chúng ta còn Đông Âu

    Ba Lan Hung Tiệp Lỗ

    Chịu đựng mãi được sao 

    Cảnh lầm than niềm tủi nhục

    Kiếp người nào khác ngựa trâu.

    Sẽ tước búa đoạt lấy liềm

    Hạ cây cờ cộng sản

    Búa đập nát bức màn sắt

    Liềm cắt đứt xích xiềng

    Cây cờ cộng sản đẽo thành cán bút

    Dây thép gai mài giũa làm ngòi

    Lá cờ cộng sản tẩy ra màu giấy trắng

    Mai sau con em cắp sách đến trường

    Học lại Tình tự Quê hương Lịch sử.

    Chúng ta còn bằng hữu

    Đông đảo như muôn trùng sao

    Kề vai lấy đà nâng cao hy vọng

    Gom góp từng tia sáng

    Chấp nối từng cánh tay

    Nhen nhúm từng hơi thở

    Hy sinh trong âm thầm. (…)

Ước Mơ của Anh Em, những người hậu sinh nung nấu tinh thần Yên Thế và Yên Bái, Kiên Giang và Nhựt Tảo, tinh thần Hoàng Sa 19 tháng Giêng năm 1974 :

    Một ngày một tháng năm nào

    Sẽ đến phải đến

    Từ Trường Sơn ngó ra biển Đông

    Ngân Hà còn lấp lánh

    Hồn thiêng núi sông

    Mãi mãi thao thức

    Giọng ai vừa ngâm nga

    Bài thơ Nguyễn Du

    Như xâu chuỗi ngọc

    Bàn tay ai nâng niu.

    Dưới làn mưa bụi sương

    Đang nhún nhảy

    Trên từng lá cỏ

    Trên từng sợi tóc

    Trên từng mi mắt

    Nằm im gởi trái tim

    Theo nhịp trống đồng giữa lòng đất

    Lời hịch xưa xa vọng về

    Báo hiệu mùa Xuân. 

    Rồng bay ngang thành Cổ Loa

    Từ chóp đỉnh ngọn trời xanh Tiền Sử

    Bát ngát Thái Bình Dương

    Dòng suối Lạc Việt

    Không ngừng đổ xuống

    Cuốn trôi cuốn phăng đi

    Những tượng đồng bạo chúa

    Những lăng tẩm hung thần

    Cả guồng máy áp bức

    Cả tập đoàn thái thú bất nhân…

Ước Mơ của Anh Em, như Ngụy Văn Thà chết cho quê hương :

    Trần Văn Bá

    Lê Quốc Quân

    Hồ Thái Bạch

    Và anh em đồng đội

    Vô danh

    Vừa tuẫn tiết

 

                             ‘’VIỆT NAM MUÔN NĂM’’

                             Những tiếng hô sau chót

                             Dù máu tươi thuốc súng đã quánh khô

                             Ngực cháy bỏng lửa đạn

                             Nhưng vẫn nghe âm vang

                                                           Giữa những tiếng tru tưởng như bầy lang sói

                             Còn tiếng vỗ tay ngụy hòa phản bội. 

Ước Mơ của Anh Em. Những người sống sót có mặt trong chuyến hành hương trên các nẽo đường Việt Nam không còn bóng hận thù. Đến sau, chúng tôi cúi hôn từng lớp đất, nâng niu từng hòn sỏi, hỏi nhỏ từng nhánh cây và bước nhẹ sau từng dấu chân. Cùng lắng nghe từng đợt sóng biển Đông mặn nồng muối cát, từ những đảo xa vẫn mang tên Tổ Quốc đã trao cho lúc mới sơ sinh. Tiếng sóng nước mắt kết tinh triệu linh hồn mất tích vỗ về bờ bến chín cửa sông, bãi biển quê ta ngàn năm còn đứng đợi. Chúng tôi góp nhặt những hột ngọcminh châu, từ khóe mắt người hành hương nào đến trước chúng tôi đã đánh rơi hay bỏ quên. Ước Mơ của Anh Em. Trong trí nhớ còn những lời mẹ ru con ầu ơ tiếng võng ‘’Ở lại với Sài Gòn dầu biết mai sẽ mất, Cửa sổ thành phố như điệp trùng lỗ mắt đen’’. Xin cảm nhận và trân quý những lời bông hoa thầm kín, dưới những chùm lá cỏ long lanh từng giọt sương mai hồng. Xin được nói lên và viết ra, sẽ làm chứng cho Anh Em trước lịch sử Việt Nam tương lai :

                                Ước Mơ của Anh Em

Đẩy lùi tội ác

Soi thấu đêm đen

Đang phủ trùm thiên đường chết

Quê hương tù ngục lưu đày

Biết bao oán thù chờ cởi bỏ

Biết bao vết thương sâu chưa khâu vá

Ước mơ của Anh Em

Nhổ bật rễ bất công

Vun bón mầm Nhân Ái

Tâm sự không còn dây leo sợ hãi

Cây Hòa bình thơm nức trái Tự do.

 

Cho Bình minh của chúng ta

Hân hoan xòe cánh

Cho bầy bồ câu trắng

Đến đậu bờ vai đàn trẻ thơ

Khoan thai gõ nhịp

Cho đôi chim sơn ca

Thôi rụt rè cất tiếng hót

Cho những búp sen thanh khiết

Vươn lên từ đầm lầy

Giữa ngút ngàn điệp trùng bông lúa

Nở rộ thành những gương mặt Người.

*Niềm Tin của chúng ta – Đêm Vượt Biển – Con Đường Ta Đi – Sài Gòn của chúng tôi. (thơ NHBV)

Ngày 8 tháng Giêng năm 2016, chúng tôi thắp Nén Hương Lòng Tưởng Nhớ ba Liệt sĩ Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch và tất cả những Người Yêu Nước đã hy sinh hay mất tích, được biết tên hay còn vô danh.

Và xin được gởi đến quý bạn đọc bài thơ Hn Thiêng Sông Núi của thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt, như một Nén Hương Lòng Tưởng Nhớ

                                

Hn Thiêng Sông Núi

Tưởng nhớ Trần Văn Bá và các Liệt Sĩ

 

Núi mãi trầm tư ngó xuống đồng

Bạn về thành phố bên kia sông

Trao giùm lá thư mình chép vội

Nội ngoại bà con đỡ nhớ mong

 

Giữa trái tim ương hạt ước mơ

Bông lúa chen bông lau dựng cờ

Ngày lên đường hẹn ngày sẽ đến

Nước Việt của người Việt tự do

 

Niềm tin nào đem so gang thép

Đường xa dấn bước chí không sờn

Giặc thờ Trung Sô quên tổ quốc

Ta giữ nguyên tình nghĩa sắt son

 

Khói trắng vườn cau ai đốt lá

Bâng khuâng hương lửa tối gia đình

Thao thức người đi tìm lịch sử

Sao trên rừng vì sao long lanh

 

Kín đáo bờ tre nhìn tríu mến

Giọng nói như che giấu ngậm ngùi

Qua mấy nhịp cầu vùng tạm chiếm

Gần nhau mà tưởng quá xa xôi

 

Thương cảm hai triệu người bỏ nước

Vượt bình yên hay chết hãi hùng

Ở lại sống cuộc đời súc vật

Khổ sai tập thể tù tập trung

 

Sáng tháng giêng gió lùa buốt lạnh

Tin cầm tay nửa muốn hồ nghi

Ác mộng thấy sơn ca gãy cánh

Không gian dầy đặc khối mây chì

 

Giặc say tra tấn – quân cuồng tín

Trói siết anh em sát bức tường

Đứng trước mũi súng vẫn điềm tỉnh

Thiên đường đỏ đâu bằng quê hương

 

Mùa tang núi cũng tan thành lệ

Sông quặn đau lòng Mẹ Việt Nam 

Bay từ Yên Bái về Yên Thế

Sài Gòn nghe tiếng Chim gọi Đàn.     

        Nguyên Hoàng Bo Vit (1985)

   Genève ngày 8 tháng Giêng  2016

   Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam  Thy Sĩ

      Ligue vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

     *Ghi lời ban Biên tập LHNQVN-TS cảm ơn Tổ chức TrầnVănBá.org (di ảnh liệt sĩ Trần Văn Bá)

               và nhà báo nhiếp ảnh ở Paris (ảnh Lễ Tưởng Niệm Trần Văn Bá giữa thủ đô Pháp).