THÔNG ĐIỆP GỞI ĐỒNG BÀO TY. NẠN VÀ QUÝ ÂN NHÂN-NHÂN LỄ TẠ ƠN 2015 (Ts Nguyễn Đình Thắng)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 26 tháng 11, 2015

http://machsongmedia.com

Hôm nay là Ngày Lễ Tạ Ơn theo truyền thống Hoa Kỳ. Ngày này, người dân Mỹ quây quần trong gia đình ấm cúng và nhớ đến tất cả những ai đã ban ơn cho mình trong cuộc sống, đã ban ơn cho những người di dân đầu tiên đến Châu Mỹ, và ban ơn cho đất nước Hoa Kỳ từ ngày lập quốc.

Lễ Tạ Ơn năm nay, tôi có một tin mừng và muốn gởi lời cảm ơn đến tất cả những người đã âm thầm đứng sau tin mừng ấy.

Cách đây hai hôm tôi nhận được lời nhắn qua Skype, từ Thái Lan:

“Cháu xin báo chú là gia đình cháu đã có kết quả tỵ nạn rồi ạ. Cháu xin cảm ơn chú và luật sư BPSOS đã giúp đỡ gia đình cháu rất nhiều ạ.”

Kèm theo lời nhắn là bản photo giấy xác nhận tư cách tị nạn do Cao Uỷ Tị Nạn LHQ cấp.

Tôi mừng lắm vì hồ sơ này đã lây lất từ năm 2008 đến giờ, lận đận qua 3 quốc gia Jordani – Việt Nam – Thái Lan, giống như trường hợp của Cô Vũ Phương Anh trước đây.

                              

Các trẻ em tị nạn, Thái Lan, 27/09/2015 (ảnh BPSOS)

Nhiều người biết đến Phương Anh, người đứng lên tranh đấu cho hơn 260 chị em bị buôn làm nô lệ sang Jordani để rồi phải lánh nạn ở Thái Lan. Nhưng không mấy ai biết đến người bạn cùng tranh đấu sống chết với Phương Anh khi còn ở Jordani và tiếp tục sau đó.

Đầu năm 2008, khi chính quyền Việt Nam quyết định đưa cả hai cô về Việt Nam để trừng trị, tôi lên kế hoạch để giải cứu. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam tách ly hai cô và sắp xếp để về trên hai chuyến bay khác nhau. Trong tình hình ấy chỉ có thể bất ngờ giải cứu một người; sau đó thì chính quyền sẽ phòng bị. Chúng tôi quyết định giải cứu người nào bị đưa về trước. Và đó là Phương Anh. Cô đã thoát được khi đổi chuyến bay ở Bangkok. Sau gần 3 năm lánh nạn, Phương Anh đã đến Hoa Kỳ định cư.

Còn người kia bị đưa về Việt Nam và đã bị vùi dập bởi chính quyền. Người của công ty xuất khẩu lao động hăm doạ là cô sẽ chết vì tai nạn xe cộ. Quả vậy, hai lần cô bị xe tông đến chấn thương sọ não và hoàn toàn mất trí nhớ trong một thời gian dài. Nhiều năm sau cô vượt thoát đến Thái Lan cùng chồng và người con gái nhỏ. Công an tiếp tục quay ra hăm doạ gia đình cô ở Việt Nam, ép cô phải hồi hương. Chúng tôi phải đưa cô, chồng và con gái đến một vùng xa xôi ở Thái Lan cho an toàn trong khi phái đoàn luật sư của BPSOS can thiệp để cả gia đình được quy chế tị nạn.

Cuối cùng Liên Hiệp Quốc đã công nhận cô và gia đình là tị nạn. Sau 7 năm, lần đầu tiên họ được thở phào, nhẹ đi nỗi lo âu. Riêng tôi thì nỗi áy náy từ bấy lâu nay vơi hẳn; tôi đón nhận lời nhắn bất ngờ từ Thái Lan như món quà quý báu cho Lễ Tạ Ơn.

Món quà này không tự dưng mà có. Nó là thành quả của nhiều luật sư tận tuỵ thay nhau can thiệp trong nhiều năm dài. Nó thể hiện tấm lòng nhân ái của biết bao ân nhân đã tin tưởng và đóng góp tài chánh từ năm này sang năm khác để chúng tôi có phương tiện bảo vệ đồng bào.

Mới đây có người ngạc nhiên hỏi tôi, tại sao đến giờ này vẫn còn người Việt đi tị nạn?

Ngay câu hỏi ấy đủ nói lên sự thiệt thòi cho những người Việt đang phải lánh nạn cộng sản: Ngay cả đồng bào máu chảy ruột mềm cũng ít ai biết đến họ, nói gì đến quốc tế?

Đầu năm 2007 chính quyền Việt Nam bắt đầu cuộc đàn áp thô bạo nhắm vào các người bất đồng chính kiến, những ai gióng lên tiếng nói dân chủ, và các cộng đồng tôn giáo độc lập. Nhiều trăm người bị bắt bớ, đánh đập, tra tấn, bỏ tù. Nhiều người bị lưu đày biệt xứ. Có người bị thủ tiêu. Cuộc đàn áp kéo dài đến tận ngày hôm nay.

Cũng từ đầu năm 2007, một số đối tượng của sự đàn áp bắt đầu bỏ nước ra đi. Có người đến Campuchia, có người đến Thái Lan và có người chạy qua tận Malaysia hay Đài Loan. Đến nay con số ấy đã lên đến tổng cộng trên nghìn người.

Năm 2008 BPSOS cử phái đoàn luật sư đến Thái Lan để bảo vệ số đồng bào mới đi lánh nạn này. Đến nay chúng tôi đã giúp về pháp lý, an toàn cá nhân, đời sống, giáo dục, y tế, thăm nuôi ở trong tù… cho khoảng 800 đồng bào. Gần 400 đồng bào đã được LHQ công nhận là tị nạn và hầu hết đã lên đường định cư.

Khác với phần lớn thuyền nhân trước đây, họ phải vừa bươn chải kiếm sng vì không có trại tị nạn va tránh né các cuộc b ráp của cảnh sát vì chính quyn Thái Lan xem họ là bất hợp pháp. Mỗi đồng bào phải mất từ 3 đến 5 năm trong tiến trình cứu xét tư cách tị nạn của LHQ; có người mất 7 năm. Tuyệt đại đa số sẽ bị từ chối tư cách tị nạn nếu không có luật sư bảo vệ.

Hiện nay chỉ có 2 tổ chức có luật sư đ bảo vệ cho người tị nạn từ khắp thế giới chạy đến Thái Lan. BPSOS là một trong 2 tổ chức ấy và đặc biệt chăm lo cho người tị nạn đến từ Việt Nam. Chúng tôi có 3 luật sư, 1 thông dịch viên và 1 phối hợp viên hoạt đng thường trực ở Bangkok.

Toàn bộ ngân sách tài trợ cho họ là do sự đóng góp của các ân nhân. Đây là một điều mà có lẽ chính những người tị nạn cũng ít ai biết. Họ có thể nghĩ rằng chúng tôi nhận được tài khoản của chính quyền hay tổ chức quc tế nào đó. Hoàn toàn không. Tt cả đu từ nhng tm lòng nhân ái của người Việt vi nhau.

Có người quen thân từng hỏi tôi là, nghe nói BPSOS nhận được các cấp khoản lên đến bạc triệu từ chính phủ Hoa Kỳ, sao không dùng tin ấy đ giúp đồng bào? Tiếc là không thể được vì mỗi cấp khoản là một hợp đồng mà chúng tôi phải tuân thủ: phục vụ cho ai, ở đâu, khi nào, trong việc gì. Không thể sai chạy. Chúng tôi không thể dùng cấp khoản giành cho nạn nhân bạo hành gia đình ở Houston để phục vụ nạn nhân bạo hành ở Atlanta, nói chi đến đồng bào tị nạn ở Thái Lan. Từ ngày đầu đến giờ, hoạt động bảo vệ đồng bào tị nạn Đông Nam Á của chúng tôi chưa hề nhận được một xu nào ngoài những đóng góp ân tình của những người Việt yêu thương đồng bào khốn khó.

Do đó, tôi mong rằng tất cả đồng bào tị nạn sẽ cùng tôi gửi lời tri ân chân thành đến các ân nhân đã cưu mang mình. Họ là thiểu số quan tâm trong khi cả thế giới và phần lớn người Việt ở hải ngoại vẫn không biết là người Việt giờ này vẫn còn đi tị nạn.

Và tôi kêu gọi những đồng bào tị nạn đã đi định cư, khi đời sống đã tương đối ổn định thì đừng quên những ngày gian khổ trước đây và hãy nhập cuộc cùng các ân nhân để yểm trợ cho chúng tôi tiếp tục bảo vệ những đồng bào tị nạn chưa may mắn như mình. Qua cầu rồi, xin giữ ván cho người đến sau.

Với tấm lòng tri ân, tôi xin chúc quý ân nhân và đồng bào tị nạn một Lễ Tạ Ơn an bình và hạnh phúc.

Bài liên quan:

Công Nhân Việt Ở Jordan Được Cứu

http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=print&sid=1240

***

Mọi đóng góp để yểm trợ văn phòng pháp lý của BPSOS ở Thái Lan, xin gởi về:

BPSOS/RCS
6066 Leesburg Pike, Suite 100
Falls Church, VA 22041 USA

Mọi đóng góp đều được miễn trừ thuế bởi Sở Thuế Hoa Kỳ.

 http://machsong.org