Tàu khu trục USS Lassen của Hoa Kỳ vừa hoàn tất chuyến tuần tra áp sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây tại Biển Đông.
Hôm thứ Ba 27/10 tàu này đã vào bên trong khu vực 12 hải lý quanh các đá ngầm Subi và Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa.
BBC đã hỏi chuyện một số chuyên gia ở Việt Nam về sự kiện này.
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ quốc tế (CSSD), một trung tâm nghiên cứu chiến lược dân lập đầu tiên ở Việt Nam.
Image copyright Facebook Image caption Ông Nguyễn Ngọc Trường, chủ tịch CSSDCuối cùng, qua các cuộc tranh luận trong nội bộ Mỹ về chính sách đối với Trung Quốc, thì các lợi ích tự do hàng hải và sức ép của hải quân và nhà lập pháp Mỹ đã thắng khi Nhà Trắng cho phép hải quân Mỹ thực hiện chuyến tuần tra này.
Hành động này để thách thức hành động bồi đắp xây dựng trái phép và các tuyên bố chủ quyền không hợp pháp của Trung Quốc tại khu vực Trường Sa, và khẳng định quyền của hải quân Mỹ qua lại các con đường biển quốc tế theo thời gian mà Mỹ lựa chọn.
Điều này buộc Bắc Kinh phải bày tỏ lập trường và sẽ phơi bày lập trường phi lý của Bắc Kinh.
Mỹ tuy không ngăn chặn được việc Trung Quốc bồi đắp và xây dựng các đảo, nhưng sẽ chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo khu vực Trường Sa.
BBC: Liệu hành động này có làm tăng căng thẳng ở Biển Đông không thưa ông?
Kế hoạch tuần tra đã được tuyên bố từ trước để chuẩn bị dư luận và tránh căng thẳng. Bởi vậy hành động này không gây căng thẳng kéo dài, mà sẽ buộc Trung Quốc phải tìm kiếm một giải pháp lâu dài với Mỹ và các nước có lợi ích.
Image copyright U.S Navy photo Image caption Tàu khu trục USS Lassen (trước) trong cuộc diễn tập chung với Hàn QuốcNếu hải quân Mỹ không hành động bây giờ thì sẽ quá muộn, Trung Quốc sẽ quân sự hóa các đảo Trường Sa, xây dựng trái phép và tạo sức ép lên các nước sử dụng con đường biển này trong thời bình và kiềm tỏa nó trong thời kỳ có xung đột.
Hoạt động này của Mỹ có lợi cho tự do hàng hải, có lợi cho các nước có lợi ích ở Biển Đông. Dư luận Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ hành động của Mỹ, vì nó phù hợp với hòa bình và ổn định lâu dài ở Biển Đông đồng thời hoàn toàn phù hợp luật pháp quốc tế.
Theo tôi nghĩ, sẽ không có xung đột vũ trang. Trái lại, hành động của Mỹ thúc đẩy giải pháp giữa các nước lớn. Mỹ hành động như vậy có lợi cho Việt Nam và các nước liên quan: Việt Nam cũng sẽ có quyền tự do qua lại giữa các đảo, tiếp tế và bảo vệ.
Mỹ chọn địa điểm tuần tra rất khôn khéo, đây là bãi nửa nổi nửa chìm, không có quy chế đảo, Trung Quốc không thể tranh cãi gì được.
Tiến sỹ Trần Công Trục, cựu trưởng Ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam:
Image copyright dailo.vn Image caption Tiến sỹ Trần Công Trục nghiên cứu vấn đề biên giới-chủ quyền nhiều năm nayĐây là thông tin rất đáng hoan nghênh vì người Mỹ đã nói là làm, đúng với luật pháp quốc tế và đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Tôi cho rằng chắc chắn Trung Quốc sẽ có phản ứng, phản đối và thậm chí trên thực tế có thể sẽ có hoạt động để ngăn cản việc này [tiếp tục xảy ra trong tương lai]. Thế nhưng khó có khả năng sẽ xảy ra xung đột lớn.
Khi hành động, Trung Quốc phải tính tới sức mạnh của họ trong tương quan lực lượng với Hoa Kỳ, nhất là về hải quân. Thêm nữa, hoạt động của Trung Quốc ở đây, như cả thế giới biết, là hoàn toàn phi pháp. Đây là các bãi cạn, không phải đảo tự nhiên và chỉ có thể đòi hỏi vùng an toàn 500m chứ không thể yêu sách 12 hải lý xung quanh. Nhất là khi Trung Quốc cơi nới, xây cất trong vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền, đi ngược lại Công ước quốc tế về Luật biển.
Như vậy về cả pháp lý và tương quan lực lượng Trung Quốc đều yếu hơn và khả năng gây ra đụng độ là không có.
Tuy nhiên các bên cần kiềm chế, không để xảy ra xung ̣đột, đe dọa hòa bình trong khu vực.
Tàu USS Lassen
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke
2
Chở theo trực thăng SH-60 Seahawk
- Dài 155 mét
- Rộng 18 mét
- Tốc độ 30 hải lý/h
- Tầm hoạt động 4,400 dặm biển
BBC: Thưa ông, ông nhận định là phía Việt Nam sẽ có phản ứng thế nào trước sự kiện này?
Việt Nam luôn luôn khẳng định rằng Việt Nam có chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và luôn luôn phản đối các hoạt động xâm phạm chủ quyền đó.
Việt Nam cũng luôn đồng tình với các hoạt động phù hợp Công ước Luật biển mà Việt Nam là thành viên ký kết và phê chuẩn. Việc Hoa Kỳ đi vào khu vực 12 hải lý là cách hành xử hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế cho nên Việt Nam rất hoan nghênh.
Hoa Kỳ không vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, họ chỉ thực thi quyền tự do hàng hải, hàng không mà luật pháp quốc tế cho phép.
Tuy nhiên, các hành động đáng hoan nghênh như thế này của Hoa Kỳ có giải quyết được cơ bản và hoàn toàn các vấn đề liên quan tranh chấp ở Biển Đông hay không, thì còn phải kết hợp với nhiều yếu tố khác, đòi hỏi sự đoàn kết của các nước mà quyền và lợi ích bị ảnh hưởng từ các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như chia sẻ của cộng đồng quốc tế.
Phải bình tĩnh khôn khéo để không xảy ra xung đột trong tình hình quốc tế phức tạp hiện này và tôi nghĩ Hoa Kỳ thừa hiểu điều này.
Hành động của Hoa Kỳ là để chứng minh các nước cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, không tự mình áp đặt luật chơi ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của các nước khác.