“CƠN MÊ CHIỀU” VÀ THẮNG ĐỒ TỂ ĐÃ VỀ HUẾ (Quang Cầu Muối)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Núi Ngự Bình chụp sáng 31-7-2023.(Hình của Lê Bình) 

May be a black-and-white image of one or more people

May be an image of 3 people and people smiling

🍀🌹Tác giả của bài hát Cơn Mê Chiều, bây giờ chắc đã già .
Ông là một nhà giáo, của xứ Huế.
Ít ai biết được cuộc đời riêng của ông ấy.
Trên internet, chỉ có mỗi một người đi tìm ông ấy suốt mấy chục năm trời, và cuối cùng đã gặp được người nhạc sĩ, kiêm nhà giáo này.
Và chỉ có thế.Không một chi tiết nào, để cho chúng ta biết thêm vì sao ông lại sáng tác nhạc phẩm này.
Lời của bài hát, có những phân đoạn rất rõ ràng và dễ hiểu, nhưng cũng có những phân đoạn, mang mang một cái gì khó hiểu.
Chẳng hạn như :
Tôi là người khai hoang
Đi nhặt xác mình , xác người
Cho ruộng đồng xanh màu
Cho nắng mới lên cao
Và người ơi xin chớ quên
Người ơi xin chớ quên…
🍀🌹Có thể đó là bởi tính nhân bản của một nhà giáo, không biết tôi viết như vậy có đúng không?
Chứ trước một tội ác trời không dung ,đất không tha như thế, thì nói thật, chỉ có nả súng vào đầu bọn giết người man rợ, chứ không thể nào :
Tôi là người trong đêm
Mang ngọn đuốc về Nội Thành
Xin làm người soi đường
Đi xóa hết đau thương
Và người ơi xin chớ quên
Người ơi xin chớ quên…
😢🍀Thưa Thầy, con chưa học Thầy một ngày nào, nhưng xin được phép gọi Thầy là Thầy.
Vì tấm lòng của Thầy quá nhân bản.
Có thể Thầy thấm nhuần thuyết của Nhà Phật.
Oán thù nên cởi.
Nhưng thưa Thầy, 50 năm sau, những kẻ nhúng tay vào tội ác đó, vẫn ăn mừng chiến thắng trên nỗi tang tóc của đồng bào đất Thần Kinh đó Thầy.
Thưa Thầy, Thầy là chứng nhân của 28 ngày đêm cộng sản chiếm Huế.
Lời nhạc của Thầy, nói lên điều đó.
Trong những đoạn mở đầu của bài nhạc. Những người có tâm hồn Việt Nam thật sự, sẽ lặng người đi khi nghe những đoạn này :
Đường vào Thành hàng cây trơ trụi lá
Đồi Ngự Bình thịt xương khô sườn đá
Kim Long ơi, bờ lau ngóng chuông chùa tắt rồi
Một lần thôi nhưng còn mãi
Và chiều nay không có em
Đường phố chẳng lên đèn …
Cũng là những nhà Mô Phạm, nhưng Thầy nhìn cảnh tang tóc của xứ Huế đất Thần Kinh với một tâm hồn nhân bản xót xa. Còn tụi hắn cũng là con dân xứ Huế lại đem gươm đao, hận thù về tàn phá giết và chôn sống đồng bào mình, chỉ vì khác chính kiến.
Giới mô phạm và văn nghệ, chỉ nhắc tới Huế Mù Sương của Thầy, chứ ít ai nhắc tới Cơn Mê Chiều. Nhất là giới văn nghệ sĩ và mô phạm trong nước.
Họ sợ thưa Thầy.
Họ sợ luôn cả những lời nhân bản …
Là nghệ sĩ của miền Nam, chắc Thầy cũng đã có lần nghe qua nhạc phẩm Mười Hai Tháng Anh Đi, tức là Hành Trình Thủy Quân Lục Chiến. Họ, những người đi cứu quê hương. Họ là những người đổ máu xương để cứu Huế, cứu đồng bào.
Những câu nói mặn mà mắm ruốc của dân xứ Thần Kinh vẫn còn nằm trong hồi ký, của những người mặc áo rằn ri màu nước biển :
__Lính mình tề, sống rồi bà con ơi… Lính mình tề…
Tháng giêng xua quân ra Huế
Cố Đô hoang vu điêu tàn, buổi học chiều giờ em vắng bóng. Tóc thề thôi đã quấn khăn tang.
Người về từ giữa đêm xuân, chưa dứt cuộc vui, giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi. Cầu thân ái đêm nay gãy một nhịp rồi, nón lá sầu, khóc điệu Nam Ai…😢
Lời nhạc của Thầy rõ nét hơn
Đường Nội Thành đền xưa ai tàn phá
Cầu Trường Tiền bạc màu loang dòng máu
Hương Giang ơi, thuyền neo bến không người qua đò…
Nó và đồng bọn của nó đó Thầy, chủ nhân của chúng ra lịnh và chúng xuống tay tàn nhẫn vô hậu
Tụi hắn là thằng Tường, thằng Phan, con Trinh và cha hắn là thằng Đóa.
Thằng Kha, thằng Xuân, thằng giàu, Thích Đôn Vô Hậu…và thằng chính ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam đó Thầy.
Hôm nay con cháu thằng tường đưa hắn về Huế, bọn cộng sản tổ chức rùm beng lễ lạt.
Thưa Thầy con muốn đùmạ tụi hắn, nhưng thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Những oan hồn uổng tử nạn nhân vô tội của mùa xuân man rợ năm xưa, Mậu Thân 1968,xin mài dao cho sắc….