TÌM LẠI DẤU XƯA: ĐÀ LẠT-VILLA KIẾN TRÚC PHÁP

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Những biệt thự được xây trước năm 1940 do người Pháp thiết kế. Sau năm 1940 ngoài kiến trúc sư người Pháp, có một số kiến trúc sư người Việt do trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương đào tạo, cũng góp phần xây dựng một số công trình. Mặc dầu là người Việt họ cũng cùng trường phái và nhãn quan của người Pháp, nên khu Villa Pháp vẫn giữ được kiến trúc hài hòa, rất thơ mộng. “Để bảo vệ cảnh quan thành phố, các kiến trúc sư người Pháp đã đưa ra những nguyên tắc chung cho việc thiết kế và xây dựng biệt thự. Các ngôi biệt thự được xây dựng bám theo dạng địa hình, nằm trên những đường đồng mức, có khuôn viên cây xanh, có tầm nhìn đẹp và không được quá gần nhau.

Để tránh phá vỡ cảnh quan, số tầng của biệt thự được quy định không quá ba tầng, kể cả tầng trệt. Trong các đồ án quy hoạch thành phố trước đây, những khu đất phân lô dành cho biệt thự luôn được quy định rõ. Tất cả các công trình xây dựng đều phải do kiến trúc sư thiết kế và chịu trách nhiệm về thẩm mỹ. Mọi dự án xây dựng đều phải trải qua sự xét duyệt của phòng quy hoạch đô thị thuộc Sở Công chánh.”
“Những ngôi biệt thự kiến trúc miền Bắc nước Pháp xuất hiện rất nhiều tại Đà Lạt, hầu hết dưới dạng nguyên mẫu bởi khí hậu thành phố có nhiều điểm tương đồng khí hậu miền Bắc nước Pháp.
Nếu phân loại cụ thể, có thể thấy các biệt thự của Đà Lạt mang năm phong cách kiến trúc chủ yếu: kiến trúc vùng Normandie, kiến trúc vùng Bretagne, kiến trúc vùng Provence, kiến trúc xứ Basque và kiến trúc vùng Savoie.” (Wikipedia)

Đà Lạt – Villa kiến trúc Pháp
*
*     *

DINH TỈNH TRƯỞNG ĐÀ LẠT: NƠI THỜI GIAN LẮNG ĐỌNG
Khi người Pháp khởi đầu xây dựng thành phố nghỉ dưỡng Đà Lạt cho người Pháp, sinh sống, làm ăn hay công chức tại Đông Dương. Việc đầu tiên là họ cho xây dinh toàn quyền và khách sạn LangBian, hai dấu ấn của chính quyền thực dân tại Đông Dương. Dinh toàn quyền, chỉ để dành cho toàn quyền cư ngụ, còn thị trưởng thì ở cạnh toà thị chính, trên đường Nguyễn Trường Tộ. Chỉ sau khi Pháp về nước, dinh toàn quyền, mới được sử dụng cho thị trưởng kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức ở. 
 Thật ra, người Pháp có dự án xây dinh toàn quyền rất lớn vào những năm 1939, vì người Pháp muốn Đà Lạt trở thành một thủ đô của Đông dương. 
Sau 1945, khi Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương, chiến tranh dành độc lập của người Việt đưa đến thất trận tại Điện Biên Phủ. người Pháp bỏ Đông Dương, dự án này do 3 kiến trúc sư Pháp nổi tiếng ở Đông Dương thiết kế, được dẹp bỏ. 
Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt là công trình kiến trúc cổ được chọn là điểm xây dựng đầu tiên khi bắt đầu xây dựng đô thị Đà Lạt trên nền đất trống. 
Nằm ở vị trí cao nhất khu trung tâm Đà Lạt, Dinh tỉnh trưởng có tầm nhìn thoáng, rộng, bao quát toàn bộ cảnh quan thành phố, và là nơi lưu giữ mảng xanh đô thị hiếm hoi giữa lòng thành phố Đà Lạt. 
Khác biệt hoàn toàn với những thành phố lớn như Hà Nội hay Sài Gòn, Đà Lạt là đô thị duy nhất tại Việt Nam được thiết kế và thi công trên một vùng đất trống hoàn toàn. Một đô thị giữa lòng cao nguyên .
Đồi Dinh Tỉnh Trưởng là điểm xây dựng đầu tiên kết hợp cùng chợ và khu shophouse cấu thành Khu trung tâm Hòa Bình. Căn biệt thự được người Pháp xây dựng khoảng trước năm 1910, với 2 tầng lầu, 1 tầng trệt. Thời gian đầu, dinh là nơi làm việc và sinh sống của tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức (tức Lâm Đồng ngày nay)
(Thy Anh)

*
*     *

Villa kiến trúc Pháp

*
*     *

https://phailentieng.blogspot.com/2022/07/tim-lai-dau-xua-lat-villa-kien-truc-phap.html?fbclid=IwAR1ie0m3IwlVXgdSwhk_GCpETXS7_0ibte_Y13BYJZECTor7pNMCCw3k1Bg