MINH ĐỨC HOÀI TRINH-KIẾP NÀO CÓ YÊU NHAU

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Cuộc đời của nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh qua loạt ảnh hiếm chưa từng được công bố

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh được biết đến nhiều trong âm nhạc với 2 bài hát nổi tiếng Kiếp Nào Có Yêu Nhau và Đừng Bỏ Em Một Mình, là những tuyệt phẩm nhạc trữ tình của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ Minh Đức Hoài Trinh trong những năm thập niên 1960.  

Thơ Minh Đức Hoài Trinh phổ nhạc

– Trăng, Sao và Sương
–  MẸ BẢO TA ĐỪNG NHÌN QUA CỬA SỔ
–  BÀI THƠ CHO HUẾ
–  Ai về xứ Việt
–  Kiếp Nào Có Yêu Nhau
– Đừng Bỏ Em Một Mình
– NHỚ MẸ
– MƠ THẤY MẸ VỀ
– THỨC THÊM MỘT GIỜ NỮA
– ĐỢI EM VỀ  
*
*     *

Trăng, Sao và Sương – Cao Minh Hưng

Lần đầu tiên tôi có dịp biết thêm nhiều về Thi sĩ, Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh khi tôi có dịp phỏng vấn cô và phu quân của cô là Nhà văn Nguyễn Quang trong chương trình Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ Talk Show.  Trước đây, tôi cũng có dịp gặp cô trong một vài buổi họp của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.  Người phụ nữ với vóc dáng nhỏ bé và yếu ớt vịn tay chồng đến tham dự những buổi họp.  Thường thì cô ít khi nào phát biểu, lặng lẽ đến, nghe và ra về. 
*
*     *

Minh Đức Hoài Trinh và nỗi cô đơn sâu thẳm

Như một lời tiên tri, người con gái nhỏ bé, ăn mặc lịch lãm vững chãi, từng bước tự tin trên đại lộ thênh thang của thành phố Paris ngày nào, đã nức nở trong những lời thơ “Đừng bỏ em một mình”, cuối cùng chịu thua, nằm xuống, thôi chống chọi với cuộc sống và mặc cho côn trùng rúc rỉa. 
*
*     *

Mây Trên Đèo Hải Vân – Minh Đức Hoài Trinh

Những ngày của Tết Mậu Thân là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người dân Huế. Nỗi thê lương, kinh hoàng trở về cố đô Huế, với biến cố u buồn trở về với Tết Mậu Thân 1968 năm xưa, trước bao thảm cảnh chiến tranh chết chóc đổ nát từ thành phố đến cuộc đời của sinh linh tử nạn oan khiên.

Tết Mậu Thân 1968 là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người dân Huế

*
*     *

Chút duyên với Nữ Sĩ Mình Đức Hoài Trinh – Hạt sương khuya

Tôi có chút duyên với Nữ Sĩ Mình Đức Hoài Trinh. 
Trong một dịp tình cờ sang Cali, nhân dịp các bạn trẻ tổ chức Chương Trình Đêm Thắp Nến Cho Các Tù Nhân Lương Tâm. Tôi được mời đến tham dự và trình diễn dòng nhạc đấu tranh. Sau khi chấm dứt chương trình, nhà văn Trần Phong Vũ mà tôi thường gọi bằng Chú, đã dẫn tôi đến giới thiệu một vị khách quý.
*
*     *

Một chút kỷ niệm với chị Minh Đức Hoài Trinh – Nguyễn Hữu Nghĩa

minh-duc-hoai-trinhChị Minh Đức bằng tuổi mẹ tôi nhưng không bao giờ coi tôi như con cái hay ngay cả em út. Chị là mẫu người sinh ra để được chiều chuộng, không phải để che chở. Lần đầu khi nghe chị gọi bằng “anh”, xưng “em”, tôi tưởng chị đùa, và tôi mỉm cười, “liều mạng” gọi lại chị bằng “em”, chỉ một lần thôi.
*
*     *

https://phailentieng.blogspot.com/2021/10/minh-uc-hoai-trinh-kiep-nao-co-yeu-nhau.html?fbclid=IwAR2D9d_JpfNnyznHPc8hp2-hdNibRBHM-PUmWr8dGdBsATYbqTPd8dJ7LBw