HOA NHÀI LÀ “CHIM” HAY LÀ “BƯỚM”?

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of text that says 'PGS.TS. TS. HÀ QUANG NĂNG- HÀ THỊ QUẾ HƯƠNG (Biênsoạn) SỐ tay THÀNH NGŨ TiếngViệt DÀNH CHO HỌC SINH G NHÀ NHÀXUẤT XUẤT BÀN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI'

Cuốn “Sổ tay thành ngữ tiếng Việt dành cho học sinh” (PGS.TS. Hà Quang Năng – Hà Thị Quế Hương biên soạn – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2016), đã phải xếp hàng nằm đợi trên giá sách của TCTP quá lâu. Cuốn sách này nằm trong số hơn 1m từ điển, mà có lần tôi nói tất cả xứng đáng được thu hồi hoặc tiêu huỷ.
Cụ thể, loại sách “sổ tay” được xem là “bảo bối” nho nhỏ, chứa đựng, tập hợp những hiểu biết cần thiết, cơ bản nhất về lĩnh vực, chuyên ngành nào đó. Thế nhưng, với “Sổ tay thành ngữ tiếng Việt”, nhóm tác giả PSG.TS Hà Quang Năng và Hà Thị Quế Hương, lại nhìn gà hoá cuốc, đem đến cho các em học sinh những nhận thức sai lầm, mắc lỗi rất cơ bản về kiến thức.
Để thay đổi không khí, hôm nay xin tạm dừng chuyện “Vua tiếng Việt” để “thư giãn” với cuốn “sổ tay” này.
1- Nhận lầm tục ngữ ra thành ngữ
“Sổ tay thành ngữ tiếng Việt”, dành ra hẳn một phần quan trọng để giúp học sinh nhận diện, phân biệt sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ. Thế nhưng, ngay ở những ví dụ đưa ra trong phần lí thuyết này, soạn giả đã nhận lầm tục ngữ ra thành ngữ.
Ví dụ các câu: Danh chính ngôn thuận; Mèo già hoá cáo; Lòng vả cũng như lòng sung; Rượu vào lời ra; Đầu xuôi đuôi lọt; Tre già măng mọc; Mèo nhỏ bắt chuột con; Có bột mới gột nên hồ…Tất cả đều là tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của dân gian.
Vì soạn giả không nhận diện được thành ngữ, tục ngữ, nên trong phần nội dung chính của cuốn sách, hàng loạt tục ngữ tiếp tục bị “hoá phép” ra thành ngữ.
Ví dụ: Chó treo mèo đậy; Đất lành chim đậu; Góp gió thành bão; Học ăn, học nói, học gói học mở; Khổ tận cam lai; Kiến tha lâu cũng đầy tổ; Liệu cơm gắp mắm; Trâu buộc ghét trâu ăn; Tuỳ cơ ứng biến; Máu chảy ruột mềm; Môi hở răng lạnh; Cha chung không ai khóc; Giậu đổ bìm leo; Đục nước béo cò; Quá mù ra mưa; Già néo đứt dây; Rút dây động rừng; Tích tiểu thành đại; Ôm rơm nặng/nhặm/rặm bụng; Rau nào sâu ấy; Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa; Có đi có lại mới toại lòng nhau; Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng; An cư lạc nghiệp; Ở hiền gặp lành; Cháy nhà ra mặt chuột; Của rẻ là của ôi; Ăn vóc học hay …
Tất cả những câu tục ngữ trên đây đều là tri thức, sự đúc kết kinh nghiệm của dân gian trong rất nhiều lĩnh vực. Thành ngữ không có chức năng này.
2 – Nhiều câu thành ngữ bị soạn giả giải thích không chính xác
– “Ăn xó mó niêu”, nghĩa bóng thường chỉ hạng người hèn mọn, ăn ở chui rúc, bệ rạc. Thế nhưng soạn giả lại chỉ giải thích nghĩa đen của câu này là: “Ăn uống không bày ra mâm bát đàng hoàng”.
– “Lá ngọc cành vàng”, vốn chỉ con cháu vua chúa, trâm anh thế phiệt trong xã hội phong kiến; sau dùng với nghĩa rộng, chỉ [con gái] nhà dòng dõi, quyền quý nói chung. Thế nhưng soạn giả lại giải thích câu này có nghĩa là “cảnh sống nhàn hạ, sung sướng”(!)
….
3-Đưa ra những dị bản lạ
Lẽ ra soạn giả “Sổ tay thành ngữ tiếng Việt” phải sưu tầm và giới thiệu những câu thành ngữ đã mang tính ổn định, để giúp học sinh nắm được các bản chính, bản chuẩn. Thế nhưng, “Sổ tay” lại thu thập cả những câu không chuẩn, thậm chí là sai, có thể do cá nhân nhà văn nhớ nhầm, hoặc diễn đạt nôm na. Ví dụ “Một người làm quan một nhà có phước”, được sách chú thích là lấy từ NVNC (Ngữ văn nâng cao) của lớp 11.
Rồi những dị bản lạ: “Trèo đèo lặn suối”; “Bông hoa nhài ĐẬU cứt trâu”…
Với lỗi nặng “Bông hoa nhài ĐẬU cứt trâu”.
Ở đây dường như không có chuyện lầm lẫn. Bởi vì ở trang 254, tác giả đưa ra yêu cầu học sinh “Giải thích câu ‘bông hoa nhài ĐẬU cứt trâu”; đến trang 295, đáp án đưa ra là: “Bông hoa nhài ĐẬU cứt trâu được dùng để nói về sự không tương xứng về hình thức giữa người vợ và người chồng; ví người con gái đẹp lấy chồng xấu”.
Có mấy điều cần trao đổi:
-Thứ nhất, viết như vậy khiến người ta hình dung “bông hoa nhài” là “chim” hoặc “bướm” nên mới tự mình “đậu” được xuống … “cứt trâu”, mà không cần ai “cài”, ai “cắm”!
-Thứ hai, chẳng hiều vì sao lại có lối nói trống không “đậu”… “cứt trâu” như vậy? Nó phải là cái gì… “cứt trâu” mới được chứ? Ví dụ bãi, cục, đống, hòn… cành, nhánh…cứt trâu chẳng hạn. “Cứt trâu” mà hãy còn nằm trong đại tràng…nhà nó thì “đậu” kiểu gì?
-Thứ ba, nếu “Bông hoa nhài ĐẬU cứt trâu” chỉ “được dùng để nói về sự không tương xứng về hình thức giữa người vợ và người chồng; ví người con gái đẹp lấy chồng xấu”, thì cái câu “Con vợ khôn lấy thằng chồng dại/ Như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu”, phải được hiểu như thế nào?
H.T.C.
Nguồn : FB Hoàng Tuấn Công