Papua New Guinea
Theo Reuters: Bộ trưởng Ngoại giao của Papua New Guinea cho biết Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ ký các thỏa thuận quốc phòng và giám sát với Papua New Guinea trong chuyến thăm nhằm nâng cao tầm quan hệ chiến lược quan trọng của đảo quốc ở phía Nam Thái Bình Dương này.
Papua New Guinea là một quốc đảo vùng phía Tây Nam Thái Bình Dương, phía bắc Úc gồm nửa phía đông của đảo New Guinea và các đảo ngoài khơi của nó gần quần đảo Solomon. Thủ đô là Port Moresby. Đảo quốc này lớn thứ ba các đảo trên thế giới thế giới có diện tích 462,840 km2, diện tích gần gấp rưởi diện tích Việt Nam. Dân số gần 17 triệu người.
Nước Úc cai trị Papua New Guinea gần 60 năm, sau đó quốc đảo này thiết lập chủ quyền và được độc lập năm 1975. Từ năm 1976 và đã nộp đơn xin trở thành thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung các quốc đảo Cộng Đồng Thái Bình Dương và Diễn Đàn Quần Đảo Thái Bình Dương.
Papua New Guinea, quốc đảo đông dân nhất trong các quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương, cũng sẽ nhận được khoản viện trợ phát triển của Hoa Kỳ tăng gấp đôi lên đến 32 triệu USD, bao gồm 25 triệu USD ưu tiên cho biến đổi khí hậu. Trong các tài liệu của Bộ Ngoại giao đệ trình lên Quốc Hội Hoa Kỳ cho thấy như vậy.
Washington đang tìm cách ngăn chặn các quốc đảo ở Thái Bình Dương, trải dài 40 triệu km đại dương, khỏi các mối quan hệ an ninh với Trung Cộng, một mối lo ngại gia tăng ở Đài Loan.
Toà Bạch Ốc vừa xác nhận Tổng Thống Joe Biden sẽ đến thăm thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea vào ngày 22/5 tới, khi đến dự hội nghị thượng đỉnh của các nước Bộ Tứ (Quad) gồm Mỹ, Nhật, Ấn và Úc tại thủ đô Sydney nước Úc. Ở đó, ông cũng sẽ gặp lãnh đạo 18 quốc đảo Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Ngoại giao Papua New Guinea – Justin Tkachenko nói với Reuters rằng một Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Papua New Guinea đã được hoàn tất vào tuần trước, “hiện cho phép chúng tôi ký chính thức khi Tổng Thống Biden đến đây”.
Ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng một thỏa thuận riêng cho phép Lực Lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ tuần tra vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn của Papua New Guinea với các quan chức Hải Quân nước này cùng tham gia trên tàu. Khi ký kết xong chúng tôi giám sát lãnh hải bằng vệ tinh của Hoa Kỳ.
Ông nói thêm: “Chúng tôi sẽ có thể sử dụng các hệ thống an ninh bằng vệ tinh của Hoa Kỳ. Một khi chúng tôi ký kết, điều đó sẽ giúp giám sát vùng biển của chúng tôi, điều mà hiện nay chúng tôi chưa làm được”.
Đó “sẽ là những thỏa thuận tuyệt vời để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của chúng tôi khỏi bị săn trộm và đánh cắp, đặc biệt hữu ích cho ngành đánh bắt cá của chúng tôi”.
Trung Cộng có lịch sử kéo dài hàng thập niên về các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực và năm ngoái đã đạt được một hiệp ước an ninh với Quần Đảo Solomon, từ đó đã đưa ra lệnh cấm các tàu Cảnh Sát Biển Hoa Kỳ đi vào vùng biển của Solomon.
Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đến thăm khu vực này ba lần, bao gồm chuyến thăm Papua New Guinea năm 2018, nhưng năm ngoái Bắc Kinh không ký được thỏa thuận an ninh và thương mại với 10 quốc đảo trong khu vực.
Các nhà sử học cho biết Papua New Guinea là nơi cần thiết cho Hoa Kỳ đi lại qua Nam Thái Bình Dương để giải phóng Philippines trong chiến tranh và Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny Wong kêu gọi mọi người nhìn vào lịch sử để hiểu “tầm quan trọng chiến lược của các đảo Thái Bình Dương đối với nhu cầu an ninh của Úc”.
Các tài liệu mật của quốc phòng Úc đã được truyền thông địa phương đưa tin cảnh báo rằng Úc sẽ không thể tự bảo vệ mình trước một cuộc tấn công bằng hoả tiễn của Trung Cộng phóng từ Thái Bình Dương.
Giáo sư David Kilcullen của Đại học New South Wales, cựu cố vấn đặc biệt của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, viết trên tờ Foreign Affairs rằng các hoả tiễn đạn đạo chống hạm của Trung Cộng, nếu được bố trí ở các đảo Thái Bình Dương, có thể ngăn chặn hoạt động của hải quân Hoa Kỳ và Úc.
Theo Reuters và VOA