Hà Thúc Sinh nhiều năm về trước đã rất nổi tiếng với tác phẩm Đại Học Máu với 822 trang sách, chia thành 70 chương, tường trình như một chứng nhân về những điều mắt thấy tai nghe của ông trong 4 “trại cải tạo”: Trảng Lớn, An Dưỡng, Suối Máu và Hàm Tân.
Đó là những nơi mà Hà Thúc Sinh, một sĩ quan thuộc binh chủng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, đã sống từ tháng 6 năm 1975 đến tháng 2 năm 1980. Đại Học Máu ghi nhận lại những gì mà ông và đồng đội trải qua như một nhắc nhở cho lịch sử biết rằng từ những nơi được gọi là trại cải tạo ấy là khổ nhục là máu xương của những người thua trận.
Mười năm sau khi Đại Học Máu ra đời ông lại cho ra mắt một số bài thơ khác trong tập Ngàn lời thơ. Tập sách mỏng được ông chia sẻ với người đọc trong không gian của các bài thơ viết về thời ông ở tù cũng như khi được trả về với đời sống thường ngày như mọi người. Mỗi bài thơ người đọc cảm nhận được như đang nhìn sự việc xảy ra nhưng hơn thế, cùng với sự việc là cảm xúc làm cho hình ảnh sự việc ấy sinh động và lôi kéo họ vào với thế giới của Hà Thúc Sinh, nhà thơ, thế giới trầm lắng không có máu nhưng có đầy trải nghiệm của một người đã tốt nghiệp rất lâu từ ngôi trường đại học tả tơi và đau thương này.
Thơ Hà Thúc Sinh – Mặc Lâm RFA
Chúa Nhật lễ Lá
Con sâu và cái kiến
Nhà máy giấy Vĩnh Phú
Chiều qua Thanh Hóa
Thằng bé đốn củi
Ăn
Thèm vơi
Quán bên đường
Khi về
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/ha-thuc-sinh-poems-ml-09102016122328.html
* *
https://phailentieng.blogspot.com/2016/09/tho-ha-thuc-sinh-mac-lam.html?fbclid=IwAR19i6tTrDi7NMSRLz6tTn8X2daZG4KMOg-F_A0JQHJcFNiOizyTaUbvwMg