CHỈ CÓ MẸ MÀ THÔI. (Vu Bang)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of 2 people, child and text

Chiều đi học về, cũng như mọi ngày. Em cởi bỏ quần áo rồi đi vo gạo, nhặt rau nấu cơm. Em không hề biết rằng, buổi trưa bố mẹ cãi nhau. Mẹ đã xách vali đi về nhà ngoại.
Đun nấu xong xuôi, em dọn sẵn mâm cơm và ngồi chờ đợi. Nhưng chẳng thấy ai về.
………..!
Từ ngày bố bị mất việc làm, do công ty phá sản. Bố đã đấu thầu khu đất cằn cỗi, làm trang trại chăn nuôi.
Trời không thương xót, cho hoàn cảnh khó khăn lúc này. Bố lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, không lường hết hậu quả. Hễ vào đàn lợn nào là bị chớm dịch, nhiều lần cả mấy chục con đi toi. Có lứa khi được xuất chuồng, lại rớt giá, tính ra lỗ hàng mấy chục triệu đồng.
Bố chuyển sang nuôi gà thì cũng thế, gà bệnh, rồi cúm gia cầm tàn hại. Tiền bạc tài sản tích góp bấy lâu, không cánh mà bay.
Bố trở lên khó tính, cố chấp. Tiếp tục vào thêm mấy đợt nữa. Cuối cùng cũng thất bại và thiệt hại nặng nề.
Bố mẹ suốt ngày xảy ra mâu thuẫn, cự cãi thắng thua, thiệt hơn.
Số tiền còn nợ chưa trả xong, thì bố đã vay thêm tiền mua chiếc xe công nông đầu dọc, để chạy vật liệu xây dựng.
Oái oăm thay, mấy công trình bên thi công họ làm quá ẩu. Chủ đầu tư không quyết toán, bố cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp, không rút được vốn.
Lãi nọ, lãi kia chồng chất, càng làm gia tăng căng thẳng giữa bố và mẹ. Em luôn phải chịu những lời lẽ không hay, qua lại giữa hai người. Đôi khi em còn xấu hổ với bạn bè, mỗi khi gặp gỡ bọn nó.
Bà ngoại và dì út luôn bên cạnh động viên, khuyên nhủ, thì em mới vượt qua được mặc cảm. Có lần Em phải ở nhà ngoại, cả tháng trời để tâm lý ổn định hơn, cũng tiện cho việc học của em.
Em rất thương bố mẹ, cứ nghĩ ai cũng vất vả lo toan cho cuộc sống gia đình. Nên chẳng bao giờ, em can thiệp vào chuyện người lớn, nhất là chuyện của bố mẹ.
Em luôn cố gắng học tập, năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Chiều thứ bảy, tan học là em đi một mạch về nhà, bỏ cặp sách đi vào bếp nấu cơm. Xong xuôi em ngồi đợi bố mẹ đi làm về. Đợi mãi không thấy ai, em lấy cái lồng màn úp lại.
Ngồi trên bàn học, mà ruột gan em nóng như lửa đốt, em bắt đầu nghĩ về bố mẹ……
Gần 9 h tối, bố mới ngất ngưởng đi về, xe máy vẫn nổ ngoài sân. Bố đã lao vội vào giường, nằm miên man bất tỉnh nhân sự. Miệng vẫn còn càm ràm, sau ấy là nôn mửa đầy ra cái chậu thau, em đã để sẵn dưới gậm giường. Đây cũng không phải lần đầu tiên, bố như vậy.
…………!
Bố đã tỉnh rượu, nhìn lên bàn học. Em đã ngủ say trên ấy từ lúc nào ấy, mâm cơm dưới chiếu vẫn còn nguyên, thức ăn đã lạnh ngắt.
Bố đến bên cạnh khẽ đánh thức, rồi hai bố con uể oải ngồi ăn cơm.
Bố dụi mắt, đưa tay lên vuốt mái tóc xoăn xoăn của em bảo:
– Bố xin lỗi con, mẹ về bà ngoại rồi con ạ.
……….!
Hôm sau đi học về, em đạp xe một mạch về nhà ngoại. Nhưng mẹ em không còn ở đây. Bà ngoại đưa cho em một tờ giấy. Mà mẹ để lại sáng sớm, trước khi lên tàu rời đi.
Trong lá thư tay mẹ gửi lại, có ghi:
– Tuấn! Con đã lớn rồi. Hai năm qua bố mẹ làm con phải suy nghĩ và xấu hổ nhiều. Bố mẹ quá ích kỷ phải không con. Mẹ xin lỗi con, trong thời gian này mẹ không thể ở bên cạnh con được.
Con hãy cố gắng vượt qua, hãy cố gắng học tập. Mẹ sẽ nhờ dì út và bà ngoại lo cho con.
Mẹ bất đắc dĩ phải xa con, xa mọi người thân yêu. Điều này mẹ không bao giờ mong muốn. Bố và mẹ phải xa nhau một thời gian, để tự ngẫm lại mình con hiểu không.
Vắng mẹ, con chịu nhiều thiệt thòi, phải vất vả hơn nhiều. Tha thứ cho mẹ con nhé.
…………!
Em lấy cánh tay quẹt ngang bờ mi , lau những giọt nước tràn xuống gò má. Em míu chặt môi, lặng lẽ gấp tờ giấy cất vào trong cặp, rồi đạp xe về nhà.
Bố em vẫn còn nằm trên giường, vì mệt. Em nhìn bố hồi lâu, và sờ tay lên trán, mà nước mắt của em vẫn không kìm nén được. Từ trước tới nay, bố rất hiền lành, chịu khó. Do làm ăn thua lỗ, mới làm cho bố ra nông nỗi này.
Em vào bếp nấu cháo, đập ba bốn quả trứng gà, thái lát hành hoa, múc ta tô nhẹ nhàng bưng lên cho bố.
Bố nhịn đói từ sáng. Nên bây giờ, nhìn thấy bố ăn có vẻ ngon miệng.
Bố nhìn con trai của mình, trên hai gò má đã ướt. Bố hỏi:
– Nay con làm sao thế? Con bị đau ở đâu à. Nói cho bố được không?
à! lát nữa chạy sang ngoại đón mẹ về nhé. Con bảo mẹ cho bố xin lỗi.
Em nghe lời bố nói thế thôi, mà nước mắt đã trào ra, không dấu được cảm xúc thiếu vắng mẹ, em đã oà lên khóc:
– Mẹ bỏ đi đâu rồi ấy, mẹ dặn lại bà và dì út.
Bố nghe Em nói mà như người mất hồn. Bố tỉnh rượu, nên cũng không còn nhớ, chuyện gì xảy ra hôm trước. Chỉ thấy trước mắt là nỗi ân hận của bản thân, và cái vắng lặng bao trùm lên ngôi nhà này….. bố lặng người đi.
Em nhìn bố, mà thương bố nhiều hơn…..
Từ ngày vắng mẹ, em không được mẹ dẫn đi chơi.
Ngày sinh nhật của em, giờ đây không có nến, không có bánh gato, như ngày có mẹ. Bố đã không nhớ ngày sinh nhật của em, nên chẳng đoái hoài gì tới.
Tổng kết năm học, Em cầm giấy khen về nhà, em không có ai để kể, để khoe nữa. Em lặng lẽ xếp vào tệp vở, trong góc học tập, rồi gục đầu xuống bàn. Em suy nghĩ rất nhiều.
Ngày còn mẹ ở nhà, ít nhiều cũng có lời khen ngợi động viên, rồi được bố mẹ dẫn đi ăn kem ăn chè.
Chỉ còn hơn một tuần nữa, em sẽ bước vào kỳ thi trung học phổ thông. Nên thời gian còn lại, em phải ra sức học tập, để theo đuổi mơ ước từ nhỏ.
Em sờ lên bàn, bụi đã bám bẩn xung quanh, trùm lên cả cái giá sách cao bằng đầu người…..
Em chợt nghĩ ” giá như bố mẹ không mâu thuẫn, mỗi người một nơi, thì bàn học luôn được sạch sẽ, gọn gàng…. giờ thì…..”
Em nghĩ thế thôi, đã cảm nhận được sự bế tắc đang hiện hữu trước mắt. Em liền chạy ra ngoài, rồi lao vút ra ngõ. Em chạy miết với rất nhiều tâm trạng khác nhau. Em chạy quanh làng, tận cả mấy vòng.
Khi chân tay của em đã tê mỏi, rã rời, em mới tập tễnh trở về. Tới nhà em đã nhìn thấy bố đang ngồi đợi, bên mâm cơm bày sẵn, khói còn nghi ngút.
Em giật mình nhận ra, vì một chút giận hờn oán trách nhỏ nhoi của bản thân. Mà đã vội quên đi bổn phận làm con. Bố đi làm mệt, lại phải vào bếp đun nấu, em thấy tự có lỗi.
Nhưng bố nhìn em vẫn ôn tồn:
– Con tắm đi rồi vào ăn cơm, tối đi chơi với bố.
…………!
Bố chở em đi xuống dưới thị trấn, vào ngồi trong quán kem bên cạnh bờ hồ.
Những cây liễu thả những mành lá thướt tha rũ rượi trên mặt nước. Những ánh đèn điện màu, đang tan chảy theo gợn sóng lăn tăn trải dài và rộng. Một kỷ niệm xưa cũ tràn về, làm tâm trạng xao xuyến.
Bố liền gọi mấy thứ đồ ăn uống . Chị nhân viên nhanh nhẹn đưa tới. Bố nhẹ nhàng nói với em:
– Con ăn đi! Lần này đi chơi, có lẽ con không được vui. Mấy năm nay không có mẹ, bố cũng không muốn đi đâu.
Nay cô chủ nhiệm đã điện và thông báo cho bố. Bố thấy có lỗi, vì bố bận quá.
Thôi chúc mừng con trai đã cố gắng trong học tập, mặc dù bên cạnh vẫn còn nhiều ồn ào không đáng có từ bố mẹ. Cảm ơn con.
Em nhìn vào đôi mắt bố có chút đượm buồn. Em nghẹn ngào trong xúc động, vì những câu nói ít khi tôi có được từ bố.
Tôi lảng sang chuyện hiện tại:
– Sao thứ gì bố cũng gọi ra ba món vậy, chỉ có hai bố con mà.
Bố bối rối:
– Bố mua cho con trai , lâu rồi……… bố chưa dẫn con đi.
. Thôi…..Ăn đi con!
Em chỉ hỏi thế thôi, chứ em rẩt hiểu bố, giờ này chắc bố đang nghĩ về mẹ nhiều hơn….
Ngày thi vào cấp ba, đã trôi qua. Em hồi hộp chờ đợi kết quả, từ phía nhà trường.
Em gần như suy sụp hoàn toàn, khi biết mình bị trượt. Em thiếu điểm, một chút xíu thôi 0,25, em cũng không hiểu làm sao nữa.
Những ngày dài thằng lẵng, em phải chịu nhiều áp lực quá nặng nề. Bố em nói ra nói vào một cách thậm tệ, mất mặn mất nhạt luôn. Bạn bè nhìn em một cách khác lạ.
Bản thân em cũng thấy xấu hổ với mọi người. Em chỉ quanh quẩn trong nhà, mà không dám đi đâu, thậm chí cơm nước, em cũng không màng tới.
Cô giáo chủ nhiệm biết hoàn cảnh và tâm trạng của Em lúc này. Cô đã đến động viên an ủi, và trao đổi với bố.
Cô làm thủ tục cho Em vào trường bán công để học. Em cảm ơn cố rất nhiều, vì trong lúc này không có cô em biết làm sao.
Từ ngày có cô giáo thường xuyên qua nhà, chăm sóc, động viên, nên việc học tập em có phần tiến bộ. Em cũng đỡ vất vả hơn nhiều.
Sau ba năm học cấp 3. Em luôn cố gắng học tập. Công sức và ý chí của em được đổi lại, là kết quả thi tốt nghiệp với số điểm khá cao.
Ở kỳ thi tuyển sinh cao đẳng đại học, em đã thi đỗ vào khoa điện của trường Đại Học Hàng Hải.
Em chính thức mang lại niềm vui, niềm tự hào về cho gia đình, trong sự ngỡ ngàng của bố.
Đặc biệt người luôn đồng hành với em, là cô giáo chủ nhiệm cấp 2, nay cũng vui mừng vô cùng……..
Từ ngày mẹ em bỏ nhà ra đi. Mấy năm đầu cũng gửi tiền qua dì út, để lo học tập và sinh hoạt hàng ngày cho em.
Hơn bốn năm trở lại đây, không thấy tin tức gì về mẹ nữa. Dì út đã đi lấy chồng, bà ngoại ở với bác cả. Còn mẹ vẫn là dấu chấm để ngỏ…… và em không còn tin tức về mẹ….. Hình bóng mẹ cũng phai dần, thi thoảng gợi lại một chút kỷ niệm nhỏ nhoi…….vì bên cạnh em luôn có sự động viên chỉ bảo của cô.
Em bước vào năm đầu đại học, người dẫn lên trường là cô giáo và bố. Em đã coi cô như mẹ thứ hai, từ lúc nào không hay. Cô giáo của em, cũng vì hoàn cảnh trớ trêu mà đứt gánh giữa đường.
Không những Em, mà em cảm nhận cả bố nữa cũng cởi mở tiếp nhận sự ban ơn ấy, trân trọng và cảm mến cô nhiều hơn………
Trên cộng đồng mạng, đang xôn xao thông tin của một người phụ nữ. Cô đang cần sự hỗ trợ để tìm lại thân nhân.
Em đọc đi, đọc lại tới cả mấy lần. Địa chỉ thì đúng làng xã, thậm chí cả cái chùa đầu làng cũng được họ ghi lại chi tiết trong thông tin tìm kiếm.
Nhưng khuôn mặt của người phụ nữ ấy, thì em không thể nhận ra được, bởi những nếp nhăn, vết sẹo tàn nhang đã lỗ chỗ trên mặt, không giống mẹ mình chút nào.
Thông tin đã được làm rõ. Người phụ nữ ấy, đã sang bên này cách đây bảy, tám năm rồi.
Giấy tờ tuỳ thân không có, nghe đâu cô ấy làm thuê cho một gia đình nước ngoài.
Hết thời hạn, hay cũng có thể vì nguyên nhân gì đó làm cô bị khùng khùng. Họ đã đuổi ra khỏi nơi ấy, khoảng mấy tháng nay.
Em gọi điện báo lại với bà ngoại và các bác, để tìm cách tiếp cận thông tin.
Mấy ngày sau bà ngoại điện bảo em, liên lạc hỏi bên kia xem, kiểm tra giúp đặc điểm nhận dạng. Trên vai mẹ có một cái vớt màu xám to bằng đồng xu, bắp chân có cái sẹo dài khoảng chục phân, vì bị bỏng kiềng đôi khi đun nấu…….
Em mừng rỡ vô cùng, liền vào mạng liên lạc với đầu bên kia. Nhóm thiện nguyện bên ấy xác nhận là đúng theo những thông tin em đã trao đổi.
Em vừa mừng, vừa lo sợ, hồi hộp chờ ngày đón mẹ trở về.
Mẹ em được người ta giúp đỡ trở về một cách an toàn. Nhưng có một nỗi đau mà em và bố phải đối diện, đó là mẹ không nhận ra được bất kỳ một ai trong nhà. Cả ngày mẹ rũ rượi và ngồi co ro ở góc giường. Mẹ bị sang trấn tâm lý quá nặng nề, hễ ai sờ vào là giãy giụa, quơ chân múa tay, rồi lùi lại phía sau.
Tháng sau nữa, mẹ em đổ bệnh và qua đời. Cả nhà thương xót làm đám tang, tiễn đưa mẹ về thế giới bên kia. Em cảm tưởng chưa thể nhanh như vậy, mọi thứ xung quanh em hoàn toàn sụp đổ.
Ngôi nhà to đẹp ngày nào, nay đã trở lên ảm đạm. Bố em suy sụp hoàn toàn, kéo dài mấy tháng trời.
Trước khi lên trường, em có nhờ cô giáo thường xuyên qua nhà, thăm thân bố mình nhiều hơn. Em nói mãi, cuối cùng cô đã chấp nhận.
Học gần hết năm thứ tư đại học, bố và cô ghé qua phòng trọ thăm em. Hai người nói hết sự thật, mong em tha thứ và bỏ qua. Cô đã mang bầu, đứa bé trong bụng là con của bố, chẳng bao lâu nó đã là em ruột của mình.
Mặc dù điều này em đã nghĩ đến, cách đây bốn năm. Nhưng sao hôm nay, em lại khó có thể chấp nhận ngay được.
Em vò đầu bứt trán suy nghĩ, rồi cả một chuỗi dài ký ức tràn về, làm em rối bời tâm trí .
Em bảo:
– Bố và cô cứ về nhà trước, cho con thêm chút thời gian.
Cô giáo ôm em vào lòng, một cái ôm khác lạ. Vừa ấm áp, vừa mềm mại làm sao. Giống như cái ôm của mẹ dành cho em ngày còn bé. Cô đưa tay vỗ về em và nói:
– Con đã trưởng thành, hãy suy nghĩ thật thấu đáo. Cô và bố con sẽ không ép con đâu. Tất cả đều tôn trọng con, và quyền quyết định của con. Miễn sao con thấy thoải mái và vui là được.
Cuộc sống phía trước còn dài rộng, đang cần những người như con gánh vác…….
Bố dặn em giữ sức khoẻ, rồi cầm tay cô rời đi.
Em nhìn theo bùi ngùi cảm xúc, em vui vì bố đã có cô chăm sóc lúc em vắng nhà.
Nhưng em chưa thể quên hình bóng của mẹ, khi trở về nhà lần vừa rồi.
Mẹ rên la quằn mình trong đau đớn. Em ở đó mà như kim châm muối sát vào trái tim, vì em đã có đầy đủ nhận thức về điều ấy. Nhiều ký ức cứ trôi dần trở lại. Mẹ như chiếc bóng đâu đây, mà em vẫn còn cảm giác rất gần gũi thân quen.
Mẹ ôm em vào lòng, mỗi khi em mắc lỗi, hay được khen ngợi một điều gì đấy. Mẹ chăm từng li từng tý, mỗi khi em ốm đau.
Kể cả lúc mẹ ốm, mẹ vẫn ôm vào lòng, rồi nịnh lấy cho lọ cao, chai dầu, em cảm thấy rất vui.
Hơi ấm của mẹ bây giờ sưởi lại. Em trưởng thành mới cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, mà chục năm nay em thiếu vắng…….
Em đi bộ ra công viên, nhìn nhiều em bé, đang vui đùa ríu rít bên bố mẹ, mà không khỏi chạnh lòng.
Em đã nhìn thấy một ông già, đang ngồi trên vỉa hè góc con phố nhỏ, run run kéo cái mền che lấy cơ thể. Em chợt nghĩ về bố.
Chủ nhật, em ghé qua siêu thị mua hoa quả mang theo về nhà. Em qua bà ngoại thắp hương ông, và nói lại nguyện vọng của bố và cô giáo.
Mọi người đã biết hết rồi, biết cách đây mấy tháng khi bố và cô sang gặp gỡ. Cả nhà bây giờ chỉ đợi em về.
Bà ngoại lấy khăn lau nước mắt, vì em như kỷ vật quý giá của người con gái xấu sô, nay để lại cho bà.
Bà ngoại nắm chặt tay em, rồi khóc trong nghẹn ngào:
– Bà, các bác, cả dì út nữa, cũng mừng cho bố cháu. Bố cháu cần có người chăm sóc lúc này, cháu nên suy nghĩ rộng lượng một chút, và hãy tha thứ nếu có thể.
Mẹ cháu qua đời, bà và mọi người đau một, bố con cháu đau gấp mấy lần.
Thôi về nhà đi, thi thoảng sang thăm bà nhé…
– Dạ!
…………
Về tới nhà, Em đã nhìn thấy bố và cô đang chuẩn bị cơm nước.
Em chào hỏi thân mật, rồi lấy hoa quả bày ra đĩa đặt lên ban thờ, nơi có di ảnh của mẹ.
Em vô cùng ngạc nhiên, vì ban thờ được sắp xếp và trang trí rất là đẹp.
Em đi vòng quanh khuôn viên nhà mình, tận hưởng không gian yên tĩnh…..
Nhà cửa vườn tược trước sau, rất gọn gàng. Giàn hoa hồng leo uốn mình trên cây dóc, hoa phủ kín rực rỡ vươn xa. Giỏ lan, chậu cúc, cũng giăng kín lối ra sau vườn. Em ngạc nhiên về sự đổi thay đến kỳ lạ, có lẽ cô Ngọc đã làm việc này…..
Tuần sau nữa em xin phép nhà trường, cho em về quê dự ngày vui của bố và cô giáo.
Bố cũng sắp chục mâm cỗ mời đãi anh em họ mạc, đến dự lễ cưới của hai người.
Cô giáo em nay trẻ trung xinh đẹp hơn nhiều. Cô tươi cười vui vẻ, hạnh phúc sánh bước bên bố.
Em mang một bó hoa, lên tặng bố và dì.
Cô giáo của Em, từ nay đã là mẹ kế. Nhưng đối với em, khi đã cảm mến trân trọng và lựa chọn thì không có từ ” mẹ kế”.
Chỉ có mẹ mà thôi!
– Con chúc bố mẹ, luôn hạnh phúc và tràn đầy niềm vui.
Cả nhà ôm nhau xúc động, trong niềm vui, niềm hân hoan phấn khởi của mọi người.
Tiếng vỗ tay vang lên giòn dã cả hội trường.