LÚA CHIÊM LÀ LÚA GÌ ? (Nguyễn Anh Huy)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Sài Gòn, 18/ 3/2023

May be an image of 3 people, people sitting, indoor and brick wall

Hình chụp với Kiều Maily đã lâu, hồi em vô Sài Gòn năm trước. Ngồi tại cafe của nhạc sỹ sáng tác bài Duyên Phận

Nhân dịp có một bạn người Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận bức xúc 1 bảo vệ tháp Chăm Nha Trang không cho phép cậu ấy kể lịch sử Chăm ngay tại Tháp Chăm, tui chia sẻ status này .
Tui cũng từng tự hỏi vì sao là lúa Chiêm và sau là nếp Chiêm. Giờ mới biết thời nhà Lý, hàng ngàn tù bình Chiêm thành bị bắt về Thôn Phú Gia – Quận Tây Hồ – Hà Nội.
Đến khi gặp Kiểu Maily , tâm hồn Chămpa đậm đặc, tui bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận. Em đã sơ lược về lúa Chiêm như sau :
Thăm làng Chăm giữa lòng Hà Nội
Làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội, đây là ngôi làng mà xưa hơn ngàn năm trước hàng ngàn tù binh Chăm được đưa ra phía Bắc, họ lập làng và sinh sống tại đây.
Đầu làng có chùa Bà Già và đình Phú Gia nằm ở phố Phú Gia, thuộc phường Phú Thượng.
Thôn Bà Già được nhắc trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, đoạn viết về tướng tài Trần Nhật Duật: “Nhật Duật thích chơi với người nước ngoài, thường cưỡi voi đến chơi ở thôn Bà Già (thôn này có từ hồi Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, bắt được người Chiêm, lấy tiếng Chiêm đặt tên là Đa Gia Ly, sau gọi thành Bà Già)
Ở làng Phú Gia có hai dòng họ lớn là minh chứng cho gốc tích của người Chăm. Đó là họ Ông và họ Bố, nay thành là họ Công và họ Hy.
Một số dấu ấn Chăm còn sót lại ở làng đã dần mai một và thay vào đó chỉ còn câu chuyện về sự giao thoa văn hoá Chăm – Việt nơi đây.
Gặp được một người chú mang dòng máu Chăm, một người có thể duy nhất hiểu về nguồn cội, là người kể chuyện làng, với nỗi lòng Chăm.
Chuyện vụ lúa Chiêm, vụ nếp Chiêm, nghe về nghề bán xôi, chuyện chùa Bà Già,…
Nàng được nghe cả hồn Chăm đang ở đâu đây! Cả ngày cuộc trò chuyện chưa bao giờ hết. Hẹn một dịp lại ghé thăm.
Ngày xưa, Bắc bộ chỉ có giống lúa cần nhiều nước nên hàng năm gieo cấy mỗi một vụ lúa vào mùa mưa nhiều (hè thu), gọi là vụ mùa. Vụ chiêm xuất hiện khi có giống lúa xuất xứ từ đất Chiêm Thành quen chịu khí hậu khô của Trung bộ, được đưa ra Bắc gieo cấy vào mùa ít mưa (đông xuân) rất thích hợp. Thành ngữ “Chiêm Nam mùa Bắc” ý là vậy.
“Đất tổ” của lúa chiêm – Chiêm Thành hay còn gọi Chăm Pa, là miền đất chạy dài từ nam đèo Ngang (Quảng Bình) đến Biên Hòa (Đồng Nai). Đây là một “cựu vương quốc” tồn tại từ thế kỷ 2 đến đầu thế kỷ 19, chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Ðộ giáo, Phật giáo và văn hóa Hồi giáo…
Tổ tiên người Chiêm đã có một nền văn hóa phát triển rực rỡ là văn hóa Sa Huỳnh. Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10 là thời hoàng kim của vương quốc Chiêm Thành, thời kỳ mà văn hóa Chăm nở rộ, phong phú nhất.
Chính thời kỳ này đã hình thành nên Thánh địa Mỹ Sơn – một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là một di sản văn hóa thế giới của Việt Nam hôm nay.
Vì Kiều Maily là 1 trong những nhà hoạt động văn hoá Chăm nổi trội nên tui viết 2 bài về em. Đây là bài thứ hai. Mời bà con bấm vào đường link để xem: https://thethaovanhoa.vn/kieu-maily-doa-hoa-cham-voi-hanh…