Thêm một nạn nhân chết trong trại tạm giam trái phép

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
Vụ chết ở trại giam HN ‘vì bị hành hung’
  • 11 tháng 10 2015
Mẹ của nạn nhân Đỗ Đăng Dư. (Ảnh được đăng trên facebook của Đoàn Bảo Châu).
Công an Thành phố Hà Nội khởi tố vụ đánh chết một nghi phạm 17 tuổi và nói sẽ điều tra cả trách nhiệm của công an trại giam.
Viện kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội phê chuẩn quyết định ngày 11/10 của Công an Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Văn Bình vì “cố ý gây thương tích” với Đỗ Đăng Dư, truyền thông trong nước đưa tin.
Đỗ Đăng Dư tử vong tại Bệnh viện Bạch Mai vào khoảng 6 giờ chiều ngày 10/10 sau khi bị Vũ Văn Bình, “tát và đá vào đầu” sau giờ ăn trưa cùng ngày, truyền thông trong nước đưa tin.
Cả Dư và Bình đều bị giam tại trại tạm giam số 3 của Công an Hà Nội cùng với hai nghi can khác.
Những người này đều sinh năm 1998, 17 tuổi, và bị tạm giam tại phòng “chuyên giành cho người chưa thành niên”, theo báo Tiền Phong.
Bà Đỗ Thị Tuyết, bác ruột của Đỗ Đăng Dư, nói với VOA ngày 8/10 rằng trong hai tháng Dư bị giam, công an không cho phép gia đình thăm gặp mà không giải thích nguyên do.

Họ bố trí lực lượng công an đến 4, 5 chục người. Công an họ cản trở ghê lắm. Bảo vệ với công an cứ đuổi chúng tôi. Không cho vào chăm sóc, … nuôi bệnh như các bệnh nhân khác. Bà Đỗ Thị Tuyết, bác ruột của Đỗ Đăng Dư

“Đến ngày 4/10, gia đình được công an gọi điện báo em đã nhập viện và hiện đang trong tình trạng hôn mê nguy kịch
“Họ bố trí lực lượng công an đến 4, 5 chục người. Công an họ cản trở ghê lắm. Bảo vệ với công an cứ đuổi chúng tôi. Không cho vào chăm sóc, chỉ đến giờ cho mỗi người vào một tí thăm thôi, thăm xong lại ra, chả cho chăm sóc gì cả. Không cho một người ở kế bên nuôi bệnh như các bệnh nhân khác.
“Một ông bác sĩ bảo nội tạng cháu đã hỏng hết, phù nề não. Mặt thì tím thâm, bầm hết cả, hai bên đùi sưng to lắm. Từ đầu gối trở xuống thì teo lại rồi.”
Truyền thông Việt Nam cho biết trong những ngày đầu, bị can Đỗ Đăng Dư bị tạm giam tại Nhà tạm giữ, Công an huyện Chương Mỹ, đến ngày 13/8 thì được chuyển đến Trại tạm giam số 3 của Công an Hà Nội…
“Sáng 4/10, sau khi ăn sáng tại buồng giam, Dư phải rửa bát cho các bị can theo lịch phân công. Do thấy Dư rửa bát bẩn nên Bình gọi Dư ra khu vực bệ xi măng nơi các bị can ngủ, dùng tay tát vào má Dư, dùng chân đá 3-4 lần vào đầu Dư…
“Sau đó, Bình đi ra phía cửa còn Dư đi vào khu vực vệ sinh và ngã xuống sàn nhà sau đó ít phút. Các bị can bị tạm giam cùng buồng đã đỡ và hô hoán báo cáo cán bộ quản lý để đưa Dư đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông.
“Đến khoảng 18h ngày 10/10, Đỗ Đăng Dư đã tử vong tại Bệnh viện Bạch Mai,” bài báo ‘ Đánh chết bạn tù vì rửa bán bẩn‘ của Tiền Phong cho biết.
‘Phải kết luận khách quan’
Mạng xã hôi đưa ảnh một số người mang biểu ngữ “đả đảo công an giết cháu Đỗ Đăng Dư” và “bệnh viện Bạch mai đồng lõa với tội ác”.
Bài báo mô tả Giám đốc CATP đã giao đồng chí Phó Giám đốc – Thủ trưởng Cơ quan CSĐT chỉ đạo Văn phòng Cơ quan CSĐT, Phòng Kỹ thuật hình sự, công an huyện Chương Mỹ phối hợp với Viện KSND Thành phố khẩn trương tổ chức điều tra.
“Yêu cầu đặt ra đối với công tác điều tra là phải kết luận khách quan toàn bộ quá trình công tác quản lý tạm giam của cán bộ chiến sỹ có liên quan đến vụ việc; đồng thời làm rõ, kết luận và xử lý nghiêm hành vi Cố ý gây thương tích của bị can Vũ Văn Bình,” báo này cho biết.
Truyền thông Việt Nam có thói quen đưa ra thông tin chi tiết vụ án trước khi cơ quan công an có điều tra, công bố chính thức hoặc phán quyết của tòa.

Khi cùng đồng lòng chống lại cái ác trong một vụ việc này, đấy là chúng ta đang ngăn chặn những việc đau lòng tương tự trong tương lai Đoàn Bảo Châu, nhà báo, nhiếp ảnh gia

Giới chỉ trích thường đặt ra câu hỏi về mức độ minh bạch khi Việt Nam thiếu vắng nền tư pháp độc lập giữa công an, viện kiểm sát và tòa án.
Dư luận và mạng xã hội đang bàn nhiều về cái chết của Đỗ Đăng Dư từ hôm 10/10.
Nhiếp ảnh gia Đoàn Bảo Châu viết trên facebook cá nhân: “Tôi kêu gọi báo chí, cộng đồng facebook hãy quan tâm và lên tiếng rộng rãi để các cơ quan có thẩm quyền điều tra làm rõ.
“Khi cùng đồng lòng chống lại cái ác trong một vụ việc này, đấy là chúng ta đang ngăn chặn những việc đau lòng tương tự trong tương lai,” ông Châu viết trong status đăng ảnh mẹ của nạn nhân đang khóc.
Trên mạng xã hội cũng xuất hiện ảnh cho thấy một số người cầm biểu ngữ trước của bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội vào tối 10 tháng 10 mang nội dung phản đối chính quyền để xảy ra cái chế của Đỗ Đăng Dư.
Cộng đồng trên mạng đã và đang đặt nhiều câu hỏi về qui định tạm giam không khởi tố một cách tùy tiện của công an Việt Nam.
Thêm một nạn nhân chết trong khi bị giam giữ
Nỗi đau người mẹ mất con. Ảnh FB Chau Doan

CTV Danlambao – Nạn nhân mới nhất chết trong khi bị giam giữ là Đỗ Đăng Dư 17 tuổi (1998), thường trú tại thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội).
Ngày 5/08/2015, do bị tình nghi đã lấy trộm 2 triệu đồng của nhà hàng xóm nên công an xã Đông Phương Yên đã tiến hành bắt giữ Đỗ Đăng Dư, sau đó chuyển lên công an huyện Chương Mỹ.
Bà Đỗ Thị Mỹ (mẹ của Dư) cho biết: 
“Trước cửa nhà hàng xóm có một cái ao mấy đứa nhỏ hay nhảy xuống để tắm. Hôm đó cháu đi làm về, thấy nó ra ao thì cứ nghĩ là đi tắm. Khi ấy tôi đang nấu cơm, nhưng sau được cho biết cháu lại vào nhà hàng xóm lấy 2 triệu đồng, rồi sợ nên vứt xuống đất. Gia đình họ nói bố mẹ không dạy con được thì sẽ đưa cho pháp luật trừng phạt, và cả nhà xúm vào đánh con tôi. Họ gọi Công an xã xuống làm việc, tôi đã xin, nếu cháu có lấy tiền thì sẽ xin bồi thường, nhưng họ vẫn đưa thằng bé và hai triệu đồng lên Công an xã. Rồi người ta dẫn dắt cháu lên Công an huyện luôn. Từ đó, gia đình tôi không được gặp cháu!”.
Đỗ Đăng Dư, sau đó bị giam giữ tại Trại tạm giam số 3 Xa La (Hà Đông) và gia đình không hề nhận được bất kỳ thông báo, hay lệnh tạm giữ, tạm giam nào.
Ngày 4/10/2015, sau hai tháng Dư bị tạm giam thì có một công an tên Dũng đã gọi điện yêu cầu gia đình đến bệnh viện Bạch Mai thăm con.
Tại Khoa Hồi sức tích cực, tầng 4 (Bệnh viện Bạch Mai), bà Mai thấy Dư đang trong tình trạng nguy kịch, hôn mệ sâu, thân thể sung phù với nhiều vết bầm tím. Bên Công an chỉ cho biết do Dư bị suy nhược cơ thể nên được đưa vào bệnh viện.
Trong suốt thời gian Đỗ Đăng Dư nằm điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, gia đình và người than liên tiếp gặp phải sự sách nhiễu, yêu cầu giữ kín thông tin về tình trạng của Dư không chia sẻ cho các trang mạng xã hội, các nhà hoạt động nhân quyền khác. Công an sắc phục, thường phục có mặt khắp nơi trong bệnh viện để ngăn chặn việc chụp hình, đưa tin về tình trạng sức khỏe của Dư.
Đặc biệt đêm ngày 8/10/2015, một nhóm gồm công an xã, huyện, và thành phố đã đến tận nơi gặp bác trai của Dư để thỏa thuận việc ký vào giấy tờ do công an soạn sẵn, riêng bà Đỗ Thị Mai cũng bị mời làm việc với công an nhằm thuyết phục bà ký vào giấy tạm tha.
19h ngày 10/10/2015, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai thông báo cùng gia đình rằng Dư đã chết và ngay lập tức chuyển xuống nhà xác. Mặc dù gia đình và người thân yêu cầu giữ xác nạn nhân lại để khám nghiệm và tiến hành các thủ tục pháp y nhằm xác định nguyên nhân cái chết bất thường nhưng bị từ.
Sau hai tháng bị tạm giam, từ một thanh thiếu niên khỏe mạnh, Đỗ Đăng Dư đã tử vong sau khi được đưa từ trại tạm giam đến bệnh viện.
Add caption
Đêm 10/10/2015. Bà con dân oan cùng anh em đang ở cửa nhà xác Bệnh Viện Bạch Mai để chia sẻ nỗi mất mát của gia đình em Đỗ Đăng Dư và biểu tình đòi công lý cho Đỗ Đăng Dư , nạn nhân 17 tuổi bị tra tấn đến chết tại trại giam Xa La, Hà Đông. Nguồn: FB Teresa Thao 
Ảnh: Từ Facebook Thuy Nga và Teresa Thao 
11/10/2015