* Trận chiến cuối cùng tại Qui Nhơn
Ngày 16 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuột, Pleiku, KonTum, Phú Bổn nói chung là tất cã các tỉnh trên Cao Nguyên đang vào giờ hấp hối, cho nên những con đường để thoát chạy như là, 7B, 14, 19, 20, 21. Nhưng tổn thất nhất là con đường 7B có thể nói đó là CON ĐƯỜNG MÁU của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa & Dân chúng
Đoàn xe nối đuôi qua cầu phao trên Sông Ba ngày 18-3-1975. Phú Yên
-Ngày 31 tháng 3/1975, Cộng quân đã tràn chiếm các quận lỵ của tỉnh Bình Định. Tại Qui Nhơn, sư đoàn 3 CS Bắc Việt đã chiếm nhiều vị trí trọng yếu trong thành phố, trong đó có hải cảng. Theo tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên, lực lượng Sư đoàn 22 Bộ binh với Trung đoàn
41 và Trung đoàn 42 đã nổ lực mở cuộc phản kích với sự yểm trợ hỏa lực hải pháo từ tàu Hải quân ở ngoài biển, nên địch quân bị đánh bật ra khỏi ra khỏi khu ven bờ biển, vùng kiểm soát của lực lượng VNCH được mở một khoảng rộng dài chừng 4 dặm về phía Nam, để tạo an ninh cho tàu Hải quân cập bến đón các đơn vị còn lại của Sư đoàn 22 Bộ binh triệt thoái khỏi tỉnh Bình Định.
* Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 Bộ binh tự sát tại bờ biển Qui Nhơn
-Trong cuộc triệt thoái tại Qui Nhơn, vị Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 Bộ binh là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã không chịu đi, từ chối cuộc di tản và sau đó ông đã tự sát bằng súng Colt 45.
* Một Tiểu đoàn trưởng Địa phương quân tỉnh Bình Sát tự sát ngay trước quận đường Phù Cát
-Cũng lúc diễn ra trận chiến tại Qui Nhơn, tại Căn cứ Không quân Phù Cát, sau 2 ngày đến cố thủ và tổ chức, Trung đoàn 47/Sư đoàn 22 Bộ binh đã bị CQ tấn công cường tập. Trong đêm, Trung đoàn này rút về Qui Nhơn thì bị phục kích tại quận lỵ Phù Cát, bị thiệt hại gần 50% lực lượng. Cộng quân đã chiếm quận lỵ này vào buổi chiều. Thi hài của vị Tiểu đoàn trưởng Địa phương quân ( các tài liệu không ghi rõ tên) vẫn còn nằm nguyên trước Văn phòng Quận Phù Cát. Thay vì đầu hàng địch quân, vị tiểu đoàn trưởng này quyết định tự sát.
http://thoichinhchien
– Tại Tuy Hòa , Phú Yên