Số phận hẩm hiu của con cua sắt Nga nằm im lìm bên vệ đường xâm lược. Cái “lồng bàn” trên pháo tháp đã hỏng cứu được nó.
Cua sắt T-90 lúc sinh tiền, trong một cuộc diễn hành hào nhoáng “Ngày Chiến Thắng” ở Công Trường Đỏ – Mác Cơ Va năm 2013.
Cua sắt M1A2 Abrams của Mỹ Đế ở Iraq hùng hổ tung bụi mù. Cây súng đại bác “ngổng lên” khiêu khích
Nhìn xác con cua sắt, chắc là T-72 hay T-80, bị nướng cháy đen nằm bên vệ đường ở Ukraine mà hỏng khỏi bùi ngùi cho số phận của những người lính thiết giáp Nga ngồi bên trong. Cua T-90 giống T-72 nhưng đổi tên để xuất cảng ra nước ngoài.
Theo ghi chú của tờ báo đăng hình này thì con cua này bị hỏa tiễn chống chiến xa FGM-148 Javelin từ trên cao mổ xuống lưng. Và rất tiếc cái “chuồng gà” hay “lồng bàn” trên pháo tháp đã hổng bảo vệ được con cua mỏng manh yếu đuối trước đồ chơi độc hiểm của Mỹ Đế ác ôn. Nếu con diều hâu Javelin nó hổng mổ pháo tháp mà mổ xuống phía sau ổ máy thì sao ta?
Phải chăng kỹ sư Nga nên thiết kế lại. Thay vì xây cái lồng bàn ọp ẹp mảnh khảnh trên nóc pháo tháp thì nên thay thế một bằng một bông dù hình trái nấm bằng thép bề thế che toàn diện con cua kể cả ổ máy phía sau. Phía trên trái nấm thì chất mấy lớp bao cát như cái lô cốt cho chắc ăn. Lính thiết giáp ngồi dưới hỏng bị ướt khi trời mưa.
Có trái nấm bao cát chống Javelin này thì con cua có hy zọng chạy hỏng nổi hay bị bể động cơ vì quá tải. Mấy thằng biệt kích Ukraine nó bu lại chọi lựu đạn vào pháo tháp. Đàng nào cũng về miền cực lạc.
Về ngoại hình thì mấy chiếc T-72, T-80, T-90 rất đẹp và cân đối. Hỏng những đẹp mà ngầu nữa vì mấy miếng hợp chất lồi lõm sần sùi chung quanh pháo tháp và khung xe nhìn “xấu xí” đe dọa. Người Mỹ khi khen cua sắt họ hỏng dùng từ “xinh đẹp” (pretty) mà pha trò dùng từ “ugly” tức là xấu xí rùng rợn như quái vật.
Cua sắt Nga rất khác cua sắt Mỹ là thấp lè tè và có pháo tháp nhỏ, đó là một ưu điểm vì súng chống tăng hoặc pháo binh trực xạ khó bắn trúng hơn cua sắt Mỹ Đế vốn cao ngồng lù lù đồ xộ như con zoi. Tuy nhiên với hỏa tiễn FGM-148 Javelin thì mổ từ trời cao xuống nên cao lùn hỏng thành vấn đề nữa.
Nòng pháo của T-90 là 125 mm trong khi nòng pháo của cua sắt Mỹ như loại tối tân nhứt M1A2 Abrams là 120 mm. Dĩ nhiên cục kẹo 125 mm tàn phá hơn kẹo 120 mm. Tuy nhiên vỏ của cua M1A2 Abrams được bào chế bằng hợp chất thép pha với kim loại có phóng xạ là uranium rất cứng.
Ở chiến trường Iraq, xe M1 Abrams Mỹ bị cua sắt T-72 và pháo binh 130 mm của lính Sadam bắn trực xạ trúng nhưng lính thiết giáp Mỹ bên trong chỉ bị thương.
Chỉ một vài trường hợp cua M1 Abrams của Mỹ bị rang muối ở Iraq và có thiệt hại nhân mạng là bị chính máy bay A-10 diệt tăng bắn lầm bằng đại bác liên thanh 30 mm có đầu đạn xuyên phá cũng pha chất uranium có phóng xạ độc hại, và bị trực thăng võ trang AH-64 Apache cũng của Mỹ bắn lầm bằng hỏa tiễn chống chiến xa Hellfire.
Giá một chiếc T-80 hay T-90 khoảng trên dưới 4 triệu đô la. Một chiếc M1A2 Abrams của Mỹ khoảng gần 10 triệu đô la. Một hỏa tiễn FGM-148 Javelin hỏng kể ống phóng và mày nhắm là 175 ngàn đô la.
Dĩ nhiên tiền nào của đó. Động cơ của M1 Abrams là 1500 mã lực, chạy như ngựa điên nhưng tầm hoạt động khoảng 400 km. Trong khi mấy chiếc T thì khoảng 1000 mã lực, chạy chậm nhưng xa hơn đến 500 km. Đó là đặc tính của ông Mỹ Đế hùng hổ nhưng mau xìu. Con ông Nga tuy xìu xìu ểnh ểnh nhưng dai sức chơi quài hổng mệt.
Khẩu súng đại bác 120 mm của M1 Abrams bắn xa 4000 mét. Còn súng 125 mm của T-80 bắn tới 5 km. Bắn xa nhưng chính xác hay không là một vấn đề khác. Sự chính xác còn tùy thuộc vào hệ thống computer có tối tân hay không và kinh nhiệm của pháo thủ thiết giáp. Người viết hỏng có dữ kiện của lính thiết giáp Nga. Nhưng quan sát cách bày binh bố trận của họ ở Ukraine thì thấy hỏng hay lắm.
Hoa Kỳ và đồng minh đang đổ vào hàng chục ngàn súng chống chiến xa. Hỏng chừng Ukraine sẽ thành nghĩa địa của cua sắt Nga, như đã là nghĩa địa máy bay Liên Xô ở A Phú Hãn vào thập niên 80.
Tội nghiệp những người lính thiết giáp Nga tan nát cháy đen có được cái may mắn cuối cùng là chở về quê hương cho người thân nhận diện và chôn cất?