Một trong những lời hứa hẹn quan trọng nhất của cụ Biden khi cụ tranh cử tổng thống là sẽ nâng lương tối thiểu của tất cả lực lượng lao động Mỹ lên tới mức tối thiểu là 15 đô một giờ.
Lực lượng lao động ở đây phải hiểu là tất cả những người đi làm lãnh lương, từ dân thợ thuyền lao động tay chân, tới nông gia, nhân viên văn phòng và dịch vụ như nhà hàng ăn uống, và công chức tiểu bang và liên bang. Nghe wá đả!
Hứa hẹn của cụ Biden được hạ viện tung hô và nhét vào gói cứu trợ của họ, nhưng đã bị thượng viện bác bỏ và biến mất trong gói cứu trợ được chính thức ban hành.
Ta coi lại đầu đuôi câu chuyện
Ý kiến nâng mức lương tối thiểu lên tới 15 đô một giờ thật ra không phải là sáng kiến của cụ Biden dĩ nhiên vì cụ là người ít khi có bất cứ sáng kiến nào. Đó là sáng kiến của nhóm thiên tả cực đoan trong đảng DC, bất đầu từ cụ ông xã nghĩa Bernie Sanders và cụ bà xã nghĩa Elizabeth Warren, cả hai đều là thượng nghị sĩ cấp tiến cực đoan nhất.
Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng vì có hậu quả trực tiếp trên cả triệu người, kể cả không ít dân tị nạn chúng ta cũng đang lãnh lương mức tối thiểu, do đó, ta cần phải hiểu cho rõ mọi khiá cạnh, bỏ qua một bên những bênh chống, chửi bới lăng nhăng theo phe đảng dù mù tịt chẳng có một khái niệm nào về kinh tế, tài chánh, hay kinh doanh.
—————-
Mức lương tối thiểu do liên bang ấn định là 7,25 đô một giờ, đã được ban hành thành luật từ năm 2007 dưới thời TT Bush con, bây giờ là năm 2022, 15 năm sau mà không hề thay đổi. Trong 15 năm đó, vật giá đã leo thang theo lạm phát và đồng tiền bây giờ có giá trị ít hơn cách đây một thập niên rưỡi rất nhiều. Do đó, nếu vật giá gia tăng mà đồng lương không gia tăng thì hiển nhiên, người lao động đã là nạn nhân bị ‘bọn tư bản ăn cướp cạn’.
Dưới đây là vài ví dụ cụ thể: về tình trạng vật giá leo thang trong 15 năm qua.
– Năm 2007 một chiếc xe hơi mới giá ví dụ là 20.000 đô; chiếc xe đó năm 2020 đã tăng giá tới 22.000, tăng 2.000 đô hay +10%.
– Năm 2007, một ga-lông xăng giá là 2,8 đô; năm 2020 đã giảm giá xuống 2,4 đô, giảm 40 xu hay -15%.
– Năm 2007, đi chợ mua đồ ăn tổng cộng ví dụ 20 đô; năm 2020 sẽ tốn 27 đô để mua cùng số đồ ăn đó, tăng 7 đô hay +36%.
– Nếu nhìn một cách tổng quát qua tỷ lệ lạm phát, thì ở Mỹ lạm phát trung bình là dưới 1,5% một năm, hay từ 2007 tới 2020 là khoảng +22%.
(Tất cả các con số trên là tính dựa trên thống kê chính thức của chính phủ Mỹ)
Nói cách khác, sự thật là vật giá có gia tăng vì đồng tiền mất giá, chuyện bình thường. Vật giá đắt đỏ hơn nhiều hay ít cũng tùy thứ hàng. Như những ví dụ trên cho thấy, có thể giảm 15% hay tăng tới 36%. Do đó, vấn đề là điều chỉnh tới mức nào là vừa đủ, bao nhiêu là quá ít hay quá nhiều. Dĩ nhiên là cứ có ba ông kinh tế gia nói chuyện với nhau là sẽ có ngay năm bẩy ý kiến khác nhau, ít khi có đồng thuận.
Phe cấp tiến đòi tăng lương từ 7,25 đô tới 15 đô, tức là tăng 107%, gấp gần 3 lần gia tăng tiền chợ búa, gấp 5 lần lạm phát và gấp 11 lần gia tăng giá xe hơi.
Có nghĩa là những lập luận tăng lương tối thiểu lên tới 15 đô để bắt kịp với vật giá và lạm phát là bá láp, không có cơ sở khoa học chính xác gì hết, vì không có chỉ số giá cả nào tăng tới hơn 100% hay tăng gấp hai lần hết.
Trên căn bản, nếu thực sự muốn tăng lương theo kịp vật giá, thì có thể nghĩ tới việc tăng mức lương tối thiểu lên 22%, tức là lên thêm 1,6 đô, tới mức 8,85 đô, hay 9 đô cho chẵn tròn, chứ vọt lên tới 15 đô là hoàn toàn vô lý chẳng dựa trên cơ sở nào.
Vẫn thuần túy trên khiá cạnh kinh tế, một vấn đề khác quan trọng và thực tế hơn, đó là chuyện nước Mỹ rất rộng lớn, có rất nhiều mức sống khác nhau. Nghĩa là các con số trong ví dụ tổng quát nêu trên thật ra chẳng có ý nghĩa gì nhiều, vì tất cả mọi chuyện cũng tùy thuộc tiểu bang nào, vùng nào, tỉnh nào, và thực tế là chẳng có con số nào có thể phản ảnh thực tế của cả nước, từ Alaska tới Miami, hay từ Maine tới New Mexico. Ở VN ta nói từ Cà Mau tới Ải Nam Quan là kinh hồn, nhưng vẫn chỉ bằng cỡ từ Miami tới Jacksonville, trong một tiểu bang Florida.
Không cần phải có giải Nobel kinh tế cũng đã biết vật giá ở New York hay San Francisco khác rất rất xa ở Biloxi của Mississippi chẳng hạn, hay Anchorage của Alaska. Giá nhà ở Cali đắt gấp hai, gấp ba giá nhà Texas, là điều ai cũng biết. Kẻ này dọn nhà từ Orange City, ngoại ô Los Angeles, Cali, qua Houston, Texas, mua được căn nhà lớn gấp hai mà giá bằng nửa.
Nghĩa là 7,25 đô hay 15 đô trên thực tế không có nghĩa lý gì hết. Có thể là quá thấp tại San Francisco nhưng lại quá cao tại Biloxi. Do đó, việc tăng lương tối thiểu lên 15 đô chẳng có căn bản khoa học nào, vì con số 15 giống như một con số bất thình lình nhẩy ra như ta đi xin sâm. Thật thế, tại sao đòi 15 đô? Tại sao không 10 hay 20 hay 50?
Người lớn tiếng ồn ào nhất cho việc tăng lương tới 15 đô là cụ thượng xã nghiã Bernie Sanders. Cùng phụ họa với cụ là cụ bà xã nghĩa Warren, cùng với các vị tai to mặt lớn của đảng DC như cụ thượng Schumer, cụ hạ Pelosi, và dĩ nhiên cụ tổng Biden.
Theo các vị này, trên cái xứ Mỹ, không ai có thể đi làm toàn thời mà có thể sống được với mức lương tối thiểu hiện nay, hay thậm chí với 10 đô một giờ.
Thực tế là các vị này đều nói láo. Tất cả không chừa một người nào đều là triệu phú, sống trong nhung lụa thượng lưu nhất nước. Tuy chưa giàu như Bill Gates, nhưng họ lãnh lương mà dân thường chỉ nằm mơ, cỡ 200.000 đô một năm, chưa kể cả triệu của vợ hay chồng, vạn thứ tiền trà nước, hay cả vạn cách đấm mõm như tiệc tùng, quà cáp, người hầu kẻ hạ, … vô giá đủ kiểu, nên chẳng một ai hiểu rõ đời sống thực tế của người dân như thế nào. Kẻ này có thể bảo đảm chẳng một người nào biết một ga-lông sữa bao nhiêu tiền hay một miếng đùi gà bao nhiêu tiền. Do đó, việc họ hô hoán không ai có thể sống nổi với mức lương tối thiểu 7,25 đô một giờ hay 1.200 đô một tháng hay 14.000 đô một năm, chỉ là bốc phét chính trị mỵ dân không hơn không kém.
Công bằng mà nói, rất có thể các vị đại chính trị gia này có lý phần nào, đặc biệt là khi cụ Sanders hùng hổ tuyên bố không ai có thể sống với mức lương dưới 10 đô một giờ hết. Vì các vị đó sống toàn ở những nơi vật giá đắt đỏ nhất nước như miền đông bắc Mỹ hay Cali. Các vị đó quên hay cố ý phớt lờ cả triệu người trong các tiểu bang miền nam từ New Mexico tới Georgia sống với mức lương có khi chỉ trên dưới 5 đô một giờ. Cả triệu di dân lậu sống với 5-7 đô một giờ mà vẫn dư thừa tiền gửi về cho gia đình ở quê nhà của họ.
Để tránh mọi xuyên tạc ác ý, kẻ này phải nói ngay dĩ nhiên không kêu gọi bần cùng hóa cả nước xuống tới mức đó theo mô thức xã nghĩa ‘công bằng trước chén bo bo’, mà chỉ có ý định kêu gọi mọi người phải mở mắt nhìn vào thực tế chứ đừng nhắm mắt nghe các chính trị gia mỵ dân bốc phét để kiếm phiếu cử tri.
Tất cả mọi chuyện trên cõi đời chính trị ô trọc này đều có hai mặt, do đó, muốn nhận định và quyết định cho đúng, phải có thiện chí để tìm và khả năng để hiểu đủ cả hai mặt.
Thiên hạ chẳng ai chê tiền, do đó, việc tăng lương là điều ai cũng muốn, chẳng ai chê. Nhưng vấn đề là mặt trái của việc tăng lương là gì?
Câu hỏi phải đặt ra là có thật sự được tăng lương không, tăng bao nhiêu, và lấy tiền từ đâu ra, ai trả? Bây giờ, ta thử tính xem nếu họ được tăng lương tới mức 15 đô thì tình trạng tài chánh họ sẽ ra sao.
Hiện nay tuyệt đại đa số những người lãnh lương tối thiểu 7,25 đô một giờ đều không đóng một xu thuế nào tuy theo bảng kê mức thuế cho thấy họ phải đóng 12%, mà còn được hưởng nhiều thứ trợ cấp. Để tiện việc thảo luận, ta giả dụ họ chẳng nhận lãnh thêm trợ cấp nào, cũng không tính luôn thuế lợi tức tiểu bang tối thiểu 7% trên lợi tức mà vài tiểu bang tính như Cali, New York,…
Nếu như bây giờ một người lãnh 7,25 đô một giờ, anh ta sẽ lãnh được 14.500 đô một năm (7,25 một giờ x 40 tiếng một tuần x 50 tuần một năm). Trên nguyên tắc phải đóng 1.740 đô thuế (12%). Trên thực tế, anh ta đứng trên sát nút mức 12.900 đô một năm, là mức ‘nghèo’ theo định nghĩa của luật an sinh Mỹ (poverty line), nghĩa là trên thực tế, anh ta chẳng những chẳng đóng một xu thuế nào mà còn được khá nhiều trợ cấp. Tức là anh ta mang về được đủ 14.500 đô, không đóng xu thuế nào mà còn được thêm nhiều thứ trợ cấp. Trên thực tế, tính thêm những khấu trừ cá nhân cũng như gia đình, thì ‘ngưỡng cửa’ bắt đầu phải thực sự đóng thuế theo các chuyên gia thuế vụ là 30.000 đô như bài viết # 1 trên Diễn Đàn Trái Chiều về Luật Thuế Mới ngày 30/12/2017 đã giải thích.
https://diendantraichieu.
Bây giờ anh đó được tăng lương lên 15 đô, lên tới đúng 30.000 đô một năm (15 x 40 x 50), là mức thực tế bắt đầu phải đóng thuế. Ở mức đó, anh này sẽ phải đóng thuế lợi tức 12% cho liên bang, hay 3.600 đô thuế (12%), mang về được 26.400 đô.
Nghĩa là trên thực tế, với mức lương 7,25 đô một giờ, anh chàng trên mang về 14.500 đô một năm. Tăng lương lên 15 đô, anh ta mang về 26.400 đô, thêm được 11.900 đô một năm.
Hiển nhiên, rất tốt cho anh ta, không sai. Và đó là cách phe cấp tiến rao bán món hàng ‘tăng lương tối thiểu’ của họ.
Điều họ không nói ra là mặt trái của vấn đề.
Có hai việc họ giấu nhẹm mà ta phải bàn qua dưới đây: đó là Nhà Nước có thêm tiền thuế, rất nhiều tiền thuế, và anh chàng trên có thể mất job, tức là lương thay vì tăng lên 15 đô, sẽ tuột xuống… zero!
Điều quý vị không để ý vì bị giấu nhẹm là ‘Nhà Nước hưởng lợi ra sao trong việc tăng lương’? Trong ví dụ cụ thể trên, tăng lương tối thiểu là Nhà Nước thu được 3.600 đô thuế một người, so với zero đô thuế với mức lương 7,25 đô hiện nay. Lực lượng lao động Mỹ là 140 triệu người, cứ cho là 100 triệu người lãnh lương tối thiểu được tăng gấp đôi. Với một người, Nhà Nước thu thêm 3.600 đô thuế, với 100 triệu người, Nhà Nước thu thêm 360 tỷ.
Đó chính là lý do bí mật Nhà Nước cấp tiến muốn tăng lương tối thiểu: để Nhà Nước có thêm vài trăm tỷ tiền thuế, để có tiền tặng quà cáp tứ tung.
Cụ Biden và đảng DC thề danh dự không ai lãnh lương dưới 400.000 sẽ bị đóng thêm một xu thuế nào mà chỉ tăng lương tối thiểu hơn gấp đôi cho quý vị thôi. Sự thật là quý vị chỉ được tăng lương, và cho dù mức lương của quý vị cách xa mức 400.000 đô tới vài tỷ cây số cũng vẫn bị tăng thuế từ zero tới 3.600 đô một năm
Đó là sự thật mà không có cơ quan ngôn luận nào của TTDC hay của đám Vẹt thông ngôn sẽ cho quý vị biết.
Cuộc bàn luận trên dĩ nhiên là bàn trên phương diện người hưởng tăng lương, trên thực tế, còn có một yếu tố cực quan trọng khác không ai có thể bỏ qua được. Đó là phản ứng của các ông/bà chủ phải trả thêm tiền lương cho nhân viên. Câu hỏi đặt ra là họ có chịu ngoan ngoãn tuân hành luật, tăng lương mọi người lên 15 đô hay không.
Trên căn bản, ta có thể chia khối nhân công Mỹ ra làm 3: khối công chức làm việc cho Nhà Nước cấp liên bang và tiểu bang, khối tư chức làm cho các công ty lớn của Mỹ, và khối tư chức làm cho các công ty nhỏ.
– Khối công chức. Theo thống kê chính thức, các công chức Mỹ lãnh lương trung bình là 63.659 đô một năm hay 31 đô một giờ, từ tối thiểu là 16.500 trở lên. Tức là KHÔNG có một công chức nào lãnh lương 7,25 đô một giờ hết, mà trung bình là 31 đô, gấp đôi mức 15 đô. Nghĩa là việc tăng lương tối thiểu chẳng có hậu quả gì trên khối công chức. Nhà Nước chẳng phải chi/thu thêm bao nhiêu.
https://work.chron.com/
Thật ra, khối công chức các tiểu bang giàu có, theo DC như Cali, New York, Washington State, Massachusetts,… đều đã ban hành mức lương tối thiểu là 15 đô, chỉ những tiểu bang nghèo miền nam là chưa. Do đó luật mới sẽ giết các tiểu bang này, hầu hết là các tiểu bang CH. Tính toán chính trị giết đối lập CH này dĩ nhiên nằm trong sách lược đòi tăng lương tối thiểu của đảng DC.
– Khối tư chức đại công ty. Bảng thống kê dưới đây cho thấy các đại tập đoàn lớn của Mỹ đều trả lương nhân viên cỡ từ gần 30 đô tới 50 đô một giờ. Hãng xe hơi GM và Ford trả lương thợ assembly line tối thiểu 22 đô một giờ. Nghĩa là trong các đại công ty, không có ai lãnh lương dưới 15 đô hết. Nghĩa là việc tăng lương tối thiểu chẳng có hậu quả gì trên khối nhân viên các đại công ty.
CÔNG TY Lương trung bình Lương trung bình
(lương năm) (lương giờ)
Intel 96.300 48
AMD 96.900 49
Walt Disney 52.200 26
GM (assembly line) 44.000 22
Ford (assembly line) 44.000 22
– Khối tư chức công ty nhỏ. Đây là khối tuyết đại đa số nhân công lao động Mỹ, làm việc cho một công ty tư và nhỏ, như tiệm phở hay tiệm tạp hóa hay siêu thị nhỏ gì đó của khu vực tư doanh chẳng hạn. Hầu hết lãnh lương tối thiểu hay thấp hơn.
Dĩ nhiên là các ông/bà chủ kinh doanh nhỏ đều là những người tôn trọng luật pháp, ngoại trừ một nhúm nhỏ có thể tìm cách gian lận gì đó. Vâng, họ sẽ tăng lương nhân viên như luật bắt buộc. Nhưng thưa quý vị, vì lợi nhuận kinh doanh là nguồn sống của họ, họ dĩ nhiên sẽ phải tìm cách bù đắp.
Bù đắp có thể bằng cách tăng giá hàng hóa tương tự như trường hợp bị tăng thuế mà Diễn Đàn Trái Chiều đã bàn, qua việc tăng giá tô phở hay bớt một vài lát thịt bò, nhưng thực tế mà nói không có cách nào họ có thể tăng giá hàng hóa lên 107% ngang với mức tăng lương tối thiểu.
Vậy họ phải làm gì? Quý vị nào muốn biết chắc, xin cứ đi lại tiệm phở hay tiệm tạp hóa nào đó ở Bolsa hay Bellaire hỏi thì biết ngay. Nếu bị bắt buộc phải trả lương anh lau bàn 15 đô một giờ, xin hỏi quý vị, ông chủ tiệm phở có giữ anh ta lại làm việc tiếp tục và tăng lương anh ta lên gấp đôi không, hay sẽ sa thải anh ta?
Nói chung, các ông /bà chủ kinh doanh nhỏ có sự lựa chọn giữa 1) tôn trọng luật, hiện nay có hai nhân viên, tăng lương gấp đôi cho cả hai, và chủ nhân chịu nuốt cái lỗ, 2) tăng lương gấp đôi cho một người nhưng sa thải một người, để giữ nguyên mức lợi nhuận.
Nếu họ chọn giải pháp đầu thì họ là nhà kinh doanh rất tệ, không sớm thì muộn sẽ phải khai phá sản thôi. Do đó, họ sẽ phải chọn giải pháp thứ nhì.
Đó không phải là kết luận của Vũ Linh này đâu, mà chính là căn bản của nghiên cứu của CNBC, là con đẻ của NBC là đài TV cấp tiến cuồng chống Trump kịch liệt và ủng hộ cụ Biden chết bỏ. Theo CNBC, tăng lương tối thiểu lên 15 đô một giờ sẽ khiến 1,4 triệu người mất job ngay. Chưa biết về lâu về dài, với dịch COVID đã và đang còn tấn công kinh doanh nhỏ, sẽ còn thêm bao nhiêu người mất job. Phát triển kinh tế kiểu rùa bò như thời Obama sẽ có nhiều triển vọng tái tục.
Nói cách khác, tăng lương tối thiểu, nạn nhân chính sẽ là giới tiểu thương và giới nhân viên làm việc cho tiểu thương, tức là khối dân lao động làm lương thấp nhất. Và điểm đáng nói là đảng DC, đấm ngực là đảng của dân thấp cổ bé họng, sẵn sàng giết khối dân thấp cổ bé họng để có dịp thu thêm cả trăm tỷ tiền thuế.
Đó là nói về tình hình bình thường chung chung. Nhưng hiện nay, kinh tế đã bị dịch COVID tàn phá đến độ Nhà Nước Trump cũng như Biden đều phải cố bơm cả trăm tỷ đô vào cấp cứu, phải chi cả trăm tỷ cho tiểu thương vay mượn để họ nín thở qua cầu. Trong tình trạng này mà lại còn bắt họ phải tăng lương nhân viên thì hiển nhiên, đó là biện pháp giết họ, không hơn không kém.
Một vài anh tị nạn thông thái so sánh tình trạng Mỹ với Tây Âu, và cho biết mức lương tối thiểu của Mỹ thua xa Tây Âu, thua cỡ 3-4 đô một giờ, dựa trên thống kê chính thức:
https://worldpopulationreview.
Không sai, nhưng không đầy đủ. Có hai yếu tố mà những người này không đủ lương thiện để bàn tới.
– Thứ nhất, thuế Tây Âu cao hơn thuế Mỹ nhiều, do đó, nếu khấu trừ thuế thì lương tối thiểu mang về nhà của Tây Âu chỉ hơn Mỹ chưa tới 1 đô thôi.
– Thứ nhì, bù lại, mức thất nghiệp bên Tây Âu đều cao hơn Mỹ hết.
– Đặc biệt là tình trạng Pháp: lương tối thiểu cao hơn Mỹ tới 3 đô, nhưng tỷ lệ thất nghiệp hơn gấp hai lần Mỹ.
– Trường hợp Đức cũng đặc biệt khi tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Đó là do Đức đang gặp nạn thiếu dân. Bởi vậy nên mới phải nhận gần một triệu di dân Trung Đông vào Đức cách đây vài năm.
Nôm na ra, lương tối thiểu có liên hệ trực tiếp đến mức thất nghiệp: lương càng cao, thất nghiệp càng nhiều.
Lương tối thiểu (*) Thuế xuất tối thiểu (**) Lương mang về Tỷ lệ thất nghiệp
France 11,66 11% 10,3 9,1%
Germany 10,87 24% 8,2 4,6%
Belgium 10,38 30% 7,3 5,8%
Anh 10,34 20% 8,2 5,0%
USA 7,25 12% (**) 7,25 (**) 4,5%
(*) Tính theo tương đương với đô Mỹ.
(**) Thuế xuất trên mức lương 14.000 đô một năm.
(#) Tính theo khung thuế, trên thực tế đóng zero thuế và lãnh đủ 7,25.
Nói tóm lại, nếu kế hoạch tăng lương tối thiểu lên tới mức 15 đô một giờ như cụ Biden và các dân biểu DC đề nghị được thông qua, thì hậu quả sẽ là đại họa. Thứ nhất, kinh doanh tiểu thương sẽ không có cách nào phục hồi sau vụ tấn công của COVID được. Sau đó, cả triệu dân lao động thấp sẽ mất job. Chỉ có Nhà Nước là có thêm bạc trăm tỷ để vứt qua cửa sổ.
Cũng may là một số thượng nghị sĩ DC trong thượng viện cũng đã thấy rõ, đưa đến việc 8 vị đồng ý với các đồng nghiệp CH, bỏ phiếu quét cái điều khoản ngớ ngẩn này ra khỏi gói cứu trợ mới nhất, để rồi hạ viện và cả cụ Biden cũng phải chấp nhận bỏ luôn vì không có cách nào có thể biện minh được việc tăng lương đó.