Cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Matthew Pottinger
Một cựu giới chức an ninh Tòa Bạch Ốc đã nói: “Chính phủ mới của Hoa Kỳ nên giữ vững lập trường khi đối phó với Bắc Kinh và tránh rơi vào ‘bẫy đàm phán’ xảo quyệt của chế độ cộng sản này”
“Đừng mắc vào cạm bẫy mà Bắc Kinh thường giăng ra cho hết chính phủ này đến chính phủ khác, đó là cố gắng lôi kéo Hoa Kỳ tham gia vào một cuộc đàm phán từ sơ đẳng lên trung cấp, chính thức và lâu dài,” cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Matthew Pottinger nói trong bài diễn văn trước công chúng đầu tiên kể từ khi rời Tòa Bạch Ốc hồi tháng Một.
Ông Pottinger, người có vai trò chính trong việc xây dựng chính sách Trung Cộng của chính phủ cựu TT Trump, đã đưa ra những nhận xét này trong một cuộc hội thảo với nhóm chuyên viên hôm 3/2 do Trường Quốc tế và Công vụ Steven J. Green của Đại học Quốc tế Florida tổ chức.
Ông nói rằng sau một năm đàm phán qua lại và sau khi xem xét các cuộc đối thoại trước đó trong hai thập niên qua mà Hoa Kỳ đã “mắc bẫy,” dẫn đến “thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ và chảy máu tài sản trí tuệ của chúng ta”, nội các cũ của Tòa Bạch Ốc chỉ học được [một điều] rằng “đừng để Trung Cộng làm mất thời gian”.
Trong khoảng một thập niên sau năm 2006, hai nước đã tiến hành các cuộc đàm phán nửa năm một lần, được gọi là “Đối thoại Kinh tế Chiến lược”, để giải quyết các tranh chấp kinh tế. Nhưng chính phủ cựu TT Trump đã chỉ trích quá trình này vì đã không mang lại kết quả đủ rõ ràng, và cuối cùng đã bãi bỏ các cuộc đàm phán khi Hoa Kỳ chuyển sang cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Cộng.
Ông Pottinger nói: “Điều này ngày càng trở nên tồi tệ hơn qua mỗi chính phủ kế tiếp, qua từng cuộc đối thoại chính thức kế tiếp.” “Vì vậy, chúng ta nên nói về các điều khoản của mình, và chúng ta nên nói bằng hành động.”
Các giới chức hàng đầu của Trung Cộng, trong các bài diễn văn gần đây, đã nói rõ rằng đảng cộng sản cầm quyền này không có ý định thay đổi các kế hoạch với Trung Cộng. Ông Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao chính sách đối ngoại hàng đầu của Trung Cộng, hôm 1/2 đã yêu cầu chính phủ TT Biden phải tuân theo các quy tắc của đảng này, cảnh báo rằng các hành động tiềm tàng trong việc giải quyết vấn đề Hồng Kông, Tây Tạng và Tân Cương của chế độ này là “một lằn ranh đỏ không được vượt qua.”
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Cộng Dương Khiết Trì nói sau cuộc gặp với cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại dinh thự chính thức của ông ở Tokyo vào ngày 28/02/2020
Bắc Kinh từ lâu đã tuyên bố hòn đảo tự trị [Đài Loan] này là một tỉnh nổi loạn, đe dọa sẽ “thống nhất” nó với Trung Cộng bằng vũ lực. Với việc Hồng Kông hiện đang nằm dưới tầm kiểm soát, Trung Cộng đang leo thang xâm lược quân sự đối với Đài Loan, gửi đi hàng chục chiến đấu cơ chỉ vài ngày sau khi TT Joe Biden nhậm chức.
“Người dân Đài Loan cần phải hiểu tình hình đang trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm như thế nào và đó không phải lỗi của lãnh đạo của họ. Tất cả đó đều là liên hệ đến Bắc Kinh, đến sự thèm muốn và tham vọng của họ,” ông Pottinger nói. “Người dân Đài Loan cần thực sự tập hợp quanh những người lãnh đạo của họ và hiểu rằng họ sẽ phải hy sinh. Có những điều mà họ sẽ phải làm để chuẩn bị cho chiến tranh nhằm hy vọng ngăn chặn chiến tranh.”
Tuyên bố tại một hội nghị tương tự qua video được ghi hình trước, Thượng nghị sĩ Jim Risch (Cộng Hòa-Idaho), Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã gọi Trung Cộng là “thách thức chính sách đối ngoại lớn nhất của chúng ta trong nhiều năm tới.”
Ông Risch nói: “Lý lịch xâm lược, đàn áp và các cam kết bị phá vỡ của Trung Cộng nên khiến Hoa Kỳ tạm dừng trước khi vội vàng ký kết các thỏa thuận và theo đuổi các sáng kiến hợp tác mở rộng,” chẳng hạn như thỏa thuận khí hậu với Bắc Kinh.
Ông Pottinger, có vợ là một nhà virus học với nhiều năm kinh nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, đã kêu gọi mọi người xem xét lại tờ thông tin hôm 15/01 do Bộ Ngoại giao phát hành dưới thời chính phủ cựu TT Trump, đã chỉ trích về “nỗi ám ảnh chết người về bí mật” của Trung Cộng xung quanh nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.
Ông nói thêm, tờ thông tin này đã được các giới chức trong Bộ Y tế Hoa Kỳ, lãnh đạo tình báo và Tòa Bạch Ốc “kiểm tra rất kỹ lưỡng.”
Mặc dù Viện Virus học Vũ Hán, nằm tại điểm nóng về Virus Vũ Hán đầu tiên trên thế giới, thường xuyên giải quyết các loại virus nguy hiểm, nhưng cơ quan này lại tuyên bố “không có ca lây nhiễm nào” trong số các nhân viên của mình khi đại dịch bắt đầu. Nhưng theo tờ thông tin trên, Hoa Kỳ “có lý do để tin rằng một số nhà nghiên cứu bên trong WIV đã mắc bệnh vào mùa thu năm 2019” với các triệu chứng tương tự như Virus Vũ Hán.
Hôm thứ Tư (03/02), các nhân viên điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới đã đến thăm phòng thí nghiệm Vũ Hán như một điểm nhấn trong nhiệm vụ điều tra nguồn gốc của đợt bùng phát virus. Chuyến đi Vũ Hán diễn ra sau nhiều tháng trì hoãn và đàm phán kéo dài, với việc Bắc Kinh đã trở lại với nhóm chuyên viên này vào phút chót hồi đầu tháng Một.
Nhóm chuyên viên WHO đã rời phòng thí nghiệm sau khoảng ba giờ mà không nói chuyện với các phóng viên đợi bên ngoài.
“Rất thú vị. Có nhiều nghi vấn,” nhà nghiên cứu Đan Mạch Thea Fischer nói khi xe của nhóm chuyên viên vội vàng rời đi.
Eva Fu