THU VẠN CỔ SẦU (Lập Nguyễn)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be a closeup of 1 person and standing

May be a closeup of 1 person and text that says 'Lệ Thu, Hương Xua'

Từ Thu tiếng hát lên trời

Thanh âm còn lại bên người tài hoa

Nguyễn văn Lập

Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng ngày nào giờ đã đi vào cõi miên viễn chiêm bao, tin Lê Thu nằm xuống trong cơn đại dịch để lại bao bàng hoàng thương tiếc cho người ái mộ giọng hát vàng mười của chị, cả trong và ngoài nước đã có rất nhiều giọt nước mắt tiếc thương rơi xuống khi thần tượng của mình đã không còn nữa.
Lệ Thu là một trong hai nữ danh ca được ái mộ nhất Việt Nam, người kia là tiếng hát vượt thời gian Thái Thanh, con chim sơn ca của làng âm nhạc Việt Nam, nếu Thái Thanh là người có gọng hát bay bướm lãnh lót với điệu hót như chim tuyệt vời trong bản Giòng Sông Xanh lời Việt của Phạm Duy và Buồn Tàn Thu của Văn Cao, hay diễn tả nỗi nhớ thương ray rức trong lòng người chinh phụ ôm con chờ chồng rồi hóa đá nghe muốn khóc trong trường ca Hòn Vọng Phu của Nguyễn văn Thương, thì Lệ Thu bằng giọng soprano vô cùng rạng rỡ và trong như pha lê với giọng ngân cao vút cuối câu tưởng như có thể kéo dài đến bất tận, mà ít ai quên được giọng ca vừa oán than vừa ray rức lòng người trong một buổi chiều nắng tơ vàng qua tình khúc đong đầy nổi nhớ thương nàng Quỳnh Như từ xa xưa hiện về trong bản Hương Xưa của Cung Tiến, và dầu khóc cho một cuộc tình đã tan như đời mình mà làn điệu vẫn lúc nào cũng rạng rỡ sang trọng trong bản Mười Năm Tình Củ của Trần Quảng Nam, hay ngọt ngào nỗi nhớ, muộn phiền nỗi đau qua bản Mắt Lệ Cho Người của Từ Công Phụng
Thông thường, mỗi ca sĩ thường nổi bật với một hoặc hai bản ruột làm nên tên tuổi của mình thí dụ như Bạch Yến với bản Đêm Đông của Nguyễn văn Thương, Hoàng Oanh với bản Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong, Phương Dung với bản Nổi Buồn Gác Trọ của Thanh Sơn, Mai Hương với bản Chiều, thơ của Hồ Dếnh nhạc Dương Thiệu Tước, giọng hát liêu trai Thanh Thúy với bản Nữa Đêm Ngoài Phố của Trúc Phương, Nguyên Khang với bản Riêng Một Góc Trời, Nguyễn Hưng với giọng ca nức nỡ, Ngọc Lan với giọng hát não nùng ai oán, Khánh Ly với giọng khàn đục thì nổi tiếng nhờ nhạc Trịnh Công Sơn.
Còn Lệ Thu hát bất cứ bản nhạc nào của bất cứ nhạc sĩ nào đều hay, và nhiều nhạc sĩ thêm nổi tiếng nhờ giọng hát Lệ Thu, thực sự là như vậy, vì thế Nhà thơ Nguyên Sa người có những dòng thơ bay bướm nhất nước đã gọi Lệ Thu là Tiếng Hát Vàng Mười, nghĩa là tinh chất không vẫn đục, nghĩa là không chê vào đâu được, và khó ai có thể bắt chước giọng ngân trong vắt này được. Lệ Thu đến với âm nhạc từ năm 16 tuổi rất tình cờ khi cùng cô bạn đến Nhà hàng Bồng Lai trên đường Lê Lợi Saigon nghe nhạc, và được mời lên ca góp vui bằng bản nhạc Dang Dỡ tức Tà Áo Xanh của Đoàn Chuẩn, rồi từ đó bắt đầu đi vào lòng khán giả nhờ tài năng thiên phú mà không qua một trường lớp nào về âm nhạc, càng không phải nổi tiếng nhờ các bài hát của nhạc sĩ sáng tác để tặng riêng mình, Lệ Thu ít khi hát nhạc thời trang và hầu như chỉ hát những tình khúc hay nhạc tiền chiến, nói chung là nhạc thính phòng, bằng giọng ca êm như hạt ngọc long lanh – trong như nước biếc đầu gành trăng soi như trong bài Tiếng Sáo Thiên Thai của Văn Cao, đã thu hồn khán thính giả, và đã nhanh chóng nổi tiếng có cát-sê cao nhất trong các phòng trà tại Saigon thời bấy giờ.
Lúc bấy giờ tại đài phát thanh Saigon, chương trình Nhạc Chủ Đề của Nhà văn nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn phụ trách, rồi sau này do Duy Trác đãm nhiệm với lời dẫn chương trình hết sức văn hoa và truyền cãm ấm áp của Nguyễn Đình Toàn và Đào Trường Phúc với các giọng ca chủ lực của Mộc Lan, Kim Tước, Quỳnh Giao, Anh Ngọc, Ngọc Long, Duy Trác, Mai Hương, Thái Thanh, Lệ Thanh qua các bản nhạc tiền chiến hay những tình khúc bất hủ của nền âm nhạc Việt Nam đã làm nhóm anh em CVA cùng lớp chúng tôi hết sức ái mộ gọi là tuyệt tác văn chương trong nền âm nhạc Việt khiến ai cũng mê, đến nổi tôi còn nhờ anh bạn Hoàng Quốc Bảo thu âm cho chương trình này lại để khi đi hành quân về mở nghe, và người tôi mong nhất được nghe tiếng trong chương trình này, chính là tiếng hát Lệ Thu nhưng ít khi được nghe, vì Lệ Thu rất bận vừa đi thu âm cho các trung tâm băng nhạc, vừa trình diễn nên không còn nhiều thì giờ.
Nếu bất cứ người nào yêu nghệ thuật hội họa đều thích nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa trong tranh của Leonardo Da Vinci, nếu bất cứ ca nhạc sĩ nào của người Việt hải ngoại đều háo hức muốn về Little Saigon, thủ phủ của người Việt tỵ nạn tại nam California để ra mắt CD hay DVD đầu tay hoặc nhiều lần, hoặc làm một hay vài chương trình kỷ niệm một thời ca hát của mình, thì riêng Lệ Thu vẫn lặng lẽ bên đời, không hề tranh đua với đồng nghiệp, trên hai chục năm mới làm một chương trình cho mình, vì thế khán giả càng yêu thích tính cách của Lệ Thu hơn. Thỉnh thoảng mới thấy Lệ Thu xuất hiện trong các show ca nhạc của Thúy Nga Paris của Asia, hay các buổi đi show, mà tôi đã có dịp thực hiện rất nhiều bài viết về các đêm ra mắt các chương trình văn nghệ này tại nam Cali và nhiều nhất là tại vũ trường Majestic của anh Quốc & Phi Khanh. Trong đó đặc biệt là đêm tái ngộ khán giả của Lệ Thu vào cuối năm 2003, trước khi tôi về Dallas, mới đó mà đã gần 18 năm. nhưng những kỷ niệm về Lệ Thu vẫn đong đầy.
Em từ hoang sử bước ra
Thơm môi một nét kiêu sa giửa đời
Chắp tay xin tạ ơn trời
Tự nhiên bổng có một thời si mê (NVL).
Tôi mê giọng ca Lệ Thu như mê người tình của mình thuở còn chưa biết làm thơ yêu em, và chưa biết hết cái đẹp của âm nhạc, cho đến khi tôi làm phóng viên cho nhiều cơ quan truyền thông báo chí tại nam Cali, và hàng tuần vào tối Thứ sáu thường đến vũ trường Majestic thực hiện các bài văn nghệ suốt nhiều năm trời, lúc đó, tôi đã gặp hầu hết các ca nhạc sĩ thượng thặng nhất của làng âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại và viết về họ như một quý mến tài năng làm đẹp cho đời của anh chị em nghệ sĩ. Tôi đã có dịp gặp Lệ Thu thường xuyên, và giửa báo chí với nghệ sĩ thường coi như anh em một nhà khá thân tình, nên nhiều việc buồn vui chúng tôi thường chia sẻ với nhau.
Khi biết tôi sắp xuất giá tòng thê sắp dọn về Dallas, tôi nói đùa với Lệ Thu như thế, Lệ Thu bảo tôi, ông khoan về đã, giúp Thu ra mắt khán giả tại Majestic lần đầu tiên trên hai chục năm nay (khi xưng hô với bạn bè, Lệ Thu thường xưng tên bằng một chữ Thu). Một phần vì là bạn bè, một phần vì rất thích giọng hát Lệ Thu, nên tôi đã nhận lời đồng ý về Dallas trễ một tuần và còn bàn ra rằng, tôi chưa bao giờ đến nhà một ca sĩ để làm phóng sự sinh hoạt đời thường, tôi sẻ làm một cuộc phỏng vấn Lệ Thu tại nhà về các sinh hoạt thường nhật cũng như tại sao trên hai chục năm nay mới làm một chương trình văn nghệ kỷ niệm trong khi các ca sĩ khác hết ra mắt CD này đến CD khác, thì Lệ Thu trả lời nói tại mình nhớ khán giả. Sau đó tôi đến nhà Lệ Thu làm một album ảnh đời thường trên nhiều khía cạnh như tập thể dục, chăm sóc nhà cửa, hoa cỏ, nấu nướng, và trang điểm… Lúc đó trời đã về chiều, khi thấy Lệ Thu bắt đầu vẽ lông mày, tôi thầm nghĩ, Lệ Thu khởi nghiệp từ bài hát Dang Dỡ, có lẻ nghiệp dĩ nó vận vào mình nên nên đã có ba lần gã Vô Kỵ đã vụng về không vẽ được lông mày cho một nàng Triệu Minh, tiếc thật. Sau đó Lệ mời tôi dùng bữa tối tại nhà hàng Sushi của người Nhật tại thành phố Hungtington Beach. Đàn bà coi nhan sắc như tính mệnh, nghệ sĩ là người của công chúng thì càng thận trọng hơn nữa, lúc nào cũng mong khán giả yêu mến mình nên sớm tối gì khi ra đường đều make-up cẫn thận. Lệ Thu cho biết ăn kiêng đã lâu, ăn uống tự nấu tại nhà, ít khi đi ăn ngoài trừ khi đi show, giữ gìn sức khỏe là chính, ăn rất nhiều rau, thảo nào mới có làn da mịn đẹp như thế, và thanh âm giọng hát tồn tại lâu dài như thế.
Đêm Lệ Thu ra mắt khán giả có vài ca sĩ đến giúp như Caroll Kim cùng với các ca sĩ thường trực của Majestic, cả vũ trường không còn chổ ngồi, tôi tiếc nếu không phải về Dallas thì tôi sẻ quay phim làm cho Lệ Thu một DVD ghi nhận những lúc Lệ Thu xúc động nhận những tràng pháo tay hay những cành hoa ái mộ của khán giả sau hơn hai chục năm tái ngộ qua các tình khúc để đời của các nhạc sĩ nổi tiếng như bản Chiếc Lá Cuối Cùng của Tuấn Khanh, Ngậm Ngùi thơ Huy Cận nhạc của Phạm Duy, Hoài Cãm của Cung Tiến, Nữa Hồn Thương Đau của Phạn Đình Chương, Tình Khúc Thứ Nhất thơ Nguyễn Đình Toàn nhạc Vũ Thành An, Thu Hát Cho Người của Vũ Đức Sao Biển, Xin Còn Gọi Tên Nhau của Trường Sa… Thông thường một ca sĩ hát trong chương trình riêng của mình đều hát trên chục bài, nhưng Lệ Thu chỉ hát giới hạn một số bài, còn lại để dành cho ca sĩ bạn, rất khiêm nhượng, vì thế mới được khán giả thương yêu nhiều.
Tôi đã gửi bài viết về buổi tái ngộ khán giả này của Lệ Thu cho các tờ nhật báo, tuần báo, và tạp chí văn hóa nghệ thuật tại nam Cali mà tôi đang cộng tác như một lời cãm ơn của Lệ Thu đến quý cơ quan truyền thông báo chí và độc giả.
Lần tôi gặp Lệ Thu sau cùng vào tháng 11/2019 trong chương trình văn nghệ hai ngày kỷ niệm ngày thành lập của Teletron tại Dallas, tôi đã tặng bài thơ “Thu Vạn Cổ Sầu” cho Lệ Thu và nói cứ xem tôi như một khán thính giả ái mộ làm thơ tặng danh ca Lệ Thu, bài thơ này đã được hai Ca nhạc sĩ, Hoàng Lan phổ nhạc theo điệu Tango và Hà Lan Phương phổ nhạc theo điệu Valse & Rumba cũng để riêng tặng Lệ Thu. Tôi đã mail cho Lệ Thu bài thơ này, còn hai bản nhạc thì sẽ gửi sau khi đã hoàn chĩnh, và Lệ Thu đã không bao giờ còn nhận được. Trước đây đã có ba nhạc sĩ viết nhạc riêng tặng cho Lệ Thu nay đã lên 5 người. Cũng tại nơi này, tôi đã chở Nam Lộc và Chí Tài ra phi trường về lại Cali sau buổi trình diễn, thì nay Chí Tài cũng đã mất trước Lệ Thu trên một tháng.
Từ nay về sau muốn nghe lại tiếng hát vàng mười của Lệ Thu thì chỉ còn biết tìm lại trên internet, nhưng hương xưa vẫn sẻ cùng thời gian đọng lại trong tình người viễn xứ, và dầu hoa tàn tình tan theo không gian, nhưng tiếng hát Lệ Thu với hương thơm phảng phất khói trần nhiễu nhương này sẻ còn để lại cho đời một giọng ca dĩ vãng đã một thời làm lòng người mê muội.
Lệ Thu đã giả từ cõi tạm, hôm nay nhớ lại bài viết về Lệ Thu cách đây 18 năm trong buổi tái ngộ với khán giả năm xưa, với hai câu thơ mở đầu bài viết này như trên để thương tiếc giọng ca một thời xuân sắc trên đỉnh cao nghệ thuật cùng những cuộc tình đã qua, mỗi mùa thu đến rồi đi mang theo biết bao nỗi nhớ thương u uất cùng với bao lần đưa tiễn không mong lại về, để rồi mỗi khi thu về lại nhớ đến giọng hát của Thu.

Thu Vạn Cổ Sầu

Nắng nghiêng vàng bước chân ngày
Gió hiu hiu những đêm dài phương đông
Lá rơi trên ngọn thu phong
Hồn theo nổi nhớ, sầu trông héo người
Nằm nghe mưa đổ xuống đời
Len vào song cửa, bên ngoài gió lay
Lá vàng rụng xuống chưa thay
Lá xanh hiu hắt, sương mai lạnh lùng
Thu sao buồn đến não nùng
Dưới chân lá cỏ úa từng nổi đau
Trăng thu viển xứ cổ sầu
Hồn thu thổn thức trên lầu nghinh phong
Thu xưa tím cả nổi lòng
Bao lần đưa tiễn, không mong, lại về
Nghìn trùng vạn lý sơn khê
Thiên thu vọng nguyệt, tứ bề vấn vương
Ta xin đời có vô thường
Vì ai tấu khúc đoạn trường, nhớ quê.

(NVL)