Tự điển Việt-Anh tiếng Việt chỉ có một chữ “truyền thông” mà tiếng Anh lại có ba danh từ (noun) Comminicating, communication, broadcasting hai chữ đầu hiện nay bị dèm pha “bạn có biết gần đây truyền thông thường hay chậm trễ và thường xuyên bị sai lệch” (As you know, communicating/communications have been delayed and frequently garbled lately). Nhưng broadcasting thì có ý nghĩa “cường hào ác bá” hô phong hoán vũ “Có khả năng lung lay chính phủ bằng phương tiện truyền thông” (Able to topple governments with a single broadcast).
Những ngày bầu cử Tổng thống Mỹ gần đây hiện cho ta rõ ràng truyền thông không còn giá trị niềm tin với mọi người nữa. Chúng ta thử tìm hiểu những hiện tượng báo chí, truyền thanh, truyền hình ngày nay như thế nào?
1) Trùm truyền thông Rupert Murdoch:
Keith Rupert Murdoch hay gọi ngắn Rupert Murdoch sinh 11/3/1931 tại Melbourne, nước Úc, năm nay 89 tuổi, là trùm truyền thông toàn cầu có quốc tịch cả Úc lẫn Mỹ. Ông là cổ đông, chủ tịch, giám đốc điều hành của News Corporation. Bắt đầu sự nghiệp với báo giấy, tạp chí, và những đài truyền hình tại quê nhà Úc, Murdoch đã phát triển News Corp tới thị trường truyền thông Anh, Mỹ và châu Á. Những năm gần đây ông trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực truyền hình vệ tinh cũng như ngành kỹ nghệ điện ảnh, Internet và truyền thông. Trụ sở chính của News Corporation ở New York, Hoa Kỳ. Theo Tạp chí Forbes thì Murdoch là tỉ phú giàu thứ 24 tại Mỹ, thứ 67 trên thế giới và người có quyền lực thứ 13 trên trái đất này. Tài sản của Rupert Murdoch khoảng chừng 17.3 tỷ USD.
Giàu, quyền thế, nắm trong tay nhiều cơ quan truyền thanh, truyền hình làm rung trời lở đất, Murdoch chạy không khỏi bàn tay phụ nữ Tàu, gốc Hán tên Wendi Deng (Đặng Văn Địch) sinh 5/12/1968, là vợ thứ ba của ông Murdoch, kém ông 37 tuổi. Điều ngạc nhiên là bà Weindi Deng Murdoch đang quản lý công ty MySpace ở Trung Cộng!
Một trong các đài truyền hình lớn nhất ở Mỹ Fox News, Rupert Murdoch là chủ tịch và CEO. Fox News từng ủng hộ Donald Trump từ lâu, bổng xoay qua đưa tin có lợi cho Biden “trong giờ thứ 25”.
1) “Chuyện tình buồn” Donald Trump & Rupert Murdoch
Thông tín viên L’Express ở New York trong số báo tuần này nói về “Donald Trump và Rupert Murdoch, một chuyện tình có đoạn hụt hậu”: đúng vào buổi tối bầu cử tổng thống 03/11, ông chủ Fox News, đài truyền hình ưa thích của cánh hữu Mỹ đã bỏ rơi ứng cử viên của đảng Cộng Hòa.
Giữa ông Trump và Murdoch đã có bảy cuộc hôn nhân, năm lần ly dị, và cuộc chia tay đã diễn ra vào lúc 23 giờ 20 phút, một cách thô bạo. Cho đến lúc đó, buổi tối bầu cử đã diễn ra một cách tuyệt vời, tổng thống đương nhiệm liên tục có được những con số phiếu đầy triển vọng. Bỗng đâu sét đánh giữa trời quang: Fox News loan báo Biden thắng ở Arizona, thành trì xưa nay của Cộng Hòa. Như vậy ông Donald Trump không thể loan báo sớm chiến thắng của mình như dự kiến. Chuyên gia Jack Shafer nói: “Đối với Donald Trump, đó là một sự phản bội”.
Ê-kíp ông Trump cố gắng vận động, gọi nhiều cuộc đến đài truyền hình Foc News, và Jared Kushner, con rể ông còn gọi thẳng cho Rubert Murdoch, nhưng ông này không nhúc nhích. Jennifer Hoewe, giáo sư đại học Purdue, tiểu bang Indiana nhận xét: “Ê-kíp Donald Trump vào đúng lúc đó đã hiểu được là sẽ thua. Giới chính trị và truyền thông đã từ mặt nhau”.
Từ lúc đó, các nhà báo của Fox News bài bác việc phe Cộng Hòa tố cáo bị gian lận hàng loạt, gọi Joe Biden là “tổng thống tân cử” dù chưa hề có kết quả chính thức, thậm chí còn cắt ngang cuộc truyền hình trực tiếp buổi họp báo của phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc. Trong thời điểm quyết định này, Murdoch chứng tỏ ông ta mới là ông chủ thực sự. Trước đó vào tháng Chín, Fox News cũng đã từ chối đề cập đến “vụ Hunter Biden”.
L’Express cho rằng đúng ra Donald Trump không nên ngạc nhiên nếu nhìn vào lý lịch của Rupert Murdoch, vốn nổi tiếng về những liên minh chính trị nhất thời, vì lợi ích chính mình. Tại Anh, những tờ báo lá cải của ông ta đã hạ gục Công Đảng trong thập niên 90, đưa chính khách tự do Tony Blair lên ngôi năm 1997. Đầu những năm 2000, đế quốc truyền thông của Murdoch lại quay sang làm dấy lên một làn sóng bảo thủ với Brexit trong tầm ngắm. Năm 2016, nhà tài phiệt này không muốn Donald Trump trở thành ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, thích Ted Cruz hay Marco Rubio hơn, nhưng rốt cuộc đành chiều theo các ủng hộ viên của ông Trump và là khán giả của đài.
Như thường xảy ra trong các vụ ly dị, đôi bên chiến đấu giành quyền nuôi con. Donald Trump muốn vẫn là trung tâm thế giới với 72 triệu cử tri, có ý định thành lập “Trump TV” để trả thù Fox News. Nhưng truyền hình cáp tốn nhiều tỉ đô la. Chuyên gia Michael Socolow cho rằng thực tế nhất là tổng thống Trump ký hợp đồng truyền thông độc quyền với Newsmax, OAN…
2) Khi “Đệ tứ quyền” tại Mỹ thiên tả!
Cũng liên quan đến “Đệ Tứ Quyền” (đã nhắc đến nhiều lần ở những bài viết trên https://vietquoc.org này) , nhà báo Bari Weiss trong bài phỏng vấn “Vì sao tôi rời báo New York Times” trên Le Point kể lại sự biến tướng của tờ báo nổi tiếng này.
Tin cô phóng viên phụ trách mục Diễn đàn của nhật báo tên tuổi Mỹ The New York Times ra đi, một tháng sau khi James Bennet, trưởng ban của cô từ chức, đã gây chấn động. Ông Bennet chịu sức ép vì đã cho đăng bài viết của một thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa, nêu ý kiến từ nhiều người dân kêu gọi điều vệ binh liên bang đến các thành phố đang bị nổi dậy, cướp phá. Cô Weiss không thể hiểu nổi, trong khi những bài bênh vực Louis Farrakhan (nhà hoạt động da đen, Hồi giáo và bài bác Do Thái dữ dội), hoặc tuyên truyền giùm cho đảng Cộng Sản Tàu lại được đăng trên New York Times.
Hay mới đây, vụ nhà giáo Pháp Samuel Paty bị một tên khủng bố chặt đầu dã man tại ngoại ô Paris, tờ New York Times chạy tựa “Cảnh sát Pháp bắn vào một người đàn ông và giết chết anh ta sau vụ tấn công bằng dao trên đường phố”, một kiểu lập lờ muốn người đọc trút giận vào nhân viên công lực Pháp. (Le Point chú thích, cái tựa này sau đó đã được sửa lại thành “Một người chặt đầu một giáo viên trên đường phố ở Pháp và bị cảnh sát bắn chết”). Đại đa số độc giả của báo được cho là thuộc phe Dân Chủ, và tờ báo ngày càng ngả sang tả. Đang là người có tư tưởng cấp tiến ở Wall Street Journal, khi chuyển sang New York Times nhà báo nữ Bari Weiss bỗng bị coi là bảo thủ.
3) Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, sự phá sản nặng nề của truyền thông Hoa Kỳ
Trong bài xã luận “Hiện tượng Trump hay sự phá sản nặng nề của truyền thông”, Le Point tuần này đánh giá một trong những thất bại lớn nhất của báo chí trong lịch sử là không có bất kỳ cơ quan nào trên thế giới đoán được ông Donald Trump chỉ thua trong đường tơ kẽ tóc, sau khi con virus corona đã tàn phá nền kinh tế nước Mỹ.
Rõ ràng chủ nghĩa Trump là một thực tế đã bén rễ. Tuy không bênh vực ông Trump vì tính cách cá nhân và về mặt chính trị, nhưng tuần báo cánh hữu tỏ ra phẫn nộ về cách mà truyền thông đã đối xử với TT Donald Trump.
Thật đáng buồn cho nghề nghiệp khi thấy bằng ấy nhà báo biến thành các chuyên gia tuyên truyền hung hăng. Họ dành cho ông Trump tất cả những từ ngữ tồi tệ nhất, vì Donald Trump không nhìn nhận thất cử. Ứng cử viên Al Gore hồi năm 2000 trong điều kiện tương tự cũng đã đợi đến ngày 12/12 mới chịu thua, sau khi Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết. Nhưng Al Gore thuộc phe Dân Chủ! nên truyền thông có dùng những từ ngữ tệ hại đối với Al Gore đâu?
Tuần báo Pháp kêu lên: “Ôi, New York Times, họ đã làm gì với bạn?”. Joe Biden xứng đáng hơn nhiều so với hàng loạt những bài viết quảng cáo trình độ lớp 3 tràn ngập thế giới. Tuy không phải là một tổng thống vĩ đại, Tổng Thống doanh nhân Donald Trump ít nhất đã thành công trong việc thức tỉnh kinh tế Mỹ.
Truyền thông không muốn nêu ra, nhưng các biện pháp của Trump đã làm lợi cho những người nghèo khổ nhất. Trong ba năm đầu nhiệm kỳ, có 4 triệu người đã thoát nghèo, tỉ lệ người nghèo thấp nhất kể từ 1959. Điều này giải thích cho lá phiếu của người Mỹ la-tinh và cả người da đen: đầu năm nay chỉ có 5% phải đi tìm việc. Nhờ ông Trump chận luồng dòng người nhập cư bất hợp pháp, các ông chủ đành phải tăng lương tối thiểu cho người làm công.
Do Donald Trump bất cần báo chí, sự tức giận đã làm truyền thông Mỹ mù quáng, không còn tôn trọng nguyên tắc trung thực. Phía sau ông Trump là cả một liên minh những người da trắng bình dân – “Áo Vàng” Mỹ, giai cấp trung lưu, giới “cổ xanh” và cả những sắc dân thiểu số, nên nhà tỉ phú dân túy trên thực tế không giống những gì mà người ta mô tả. Trump một mình chống lại tất cả: truyền thông, định chế và giới tài chính. Giới này đứng hẳn về phía Joe Biden, ở các tiểu bang các ứng cử viên Dân Chủ được tài trợ gấp đôi Cộng Hòa để giành ghế Thượng Nghị Sĩ.
Nhưng Le Point không khóc cho Donald Trump mà cho đạo đức nghề nghiệp: truyền thông Mỹ vào buổi tối bầu cử đã ngang nhiên kiểm duyệt vị tổng thống mãn nhiệm. Nhiều cơ quan truyền hình đã cắt ngang bài nói chuyện của TT Donald Trump, thay vì cho phát rồi bài bác sau. Khi truyền thông tự tiện xén bớt, cắt bỏ theo ý thích của mình, thì chính truyền thông đã lâm bệnh nặng. Tuần báo kết luận bằng câu nói của cây bút biếm họa Georges Wolinski của Charlie Hebdo đã bị bọn khủng bố sát hại ở Paris, tổng kết quan điểm của đa số: “Các nhà báo không nói sự thật, dù họ khẳng định đó là thật”.
Tổng hợp của https://vietquoc.org
LHS