“TẤM ẢNH 45 NĂM NHÌN LẠI” (Quan Dương)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Ngày 30/04/75 lúc chiếc T54 của những kẻ thắng trận dàn cảnh húc sập cổng Dinh Độc Lập để kết thúc một cuộc xâm lăng bằng vũ lực nước VNCH có chủ quyền thì tiếng khóc của đồng bào miền Nam vang lên ai oán khắp nơi. Trong tấm hình thứ nhất mà phóng viên của tạp chí Newsweek ngay trang bìa ngày Sài Gòn sụp đổ là Ngô Tuyết Lan cô em đồng môn cùng Trường Võ Tánh và Nữ Huyền Trân Nha Trang với tôi . Tấm hình đó được chụp vào trưa ngày 29/04/75 trước toà đại sứ Mỹ tại Sài Gòn .
Nhìn nét mặt em hốt hoảng và kinh hoàng đầy lo sợ bị bỏ lại Việt Nam khi nghe tin quân cộng sản sắp tấn công Sài Gòn thi không ai nghĩ là dân miền Nam Việt Nam sẽ vui mừng để chào dón cách mạng vào giải phóng . Mặc dù sau 45 năm chùm chữ cách mạng giải phóng vẫn còn đeo đuổi bám theo từ cửa miệng của những kẻ thắng như một oan khiên trút lên đầu lịch sử nhưng mọi người dân trong nước giờ cũng đã sáng mắt ra .
Được biết em Ngô Tuyết Lan nữ sinh trung học của Nữ Huyền Trân Nha Trang niên khoá 1975 là em ruột của sinh viên văn khoa Ngô Vương Toại người mà đêm 20/12/67 bị những kẻ nhân danh Mặt trận giải phóng ám sát ngay trên sân khấu của Trường Đại học văn khoa Sài Gòn . Thế hệ chúng tôi không ai là không biết đến tên anh Ngô Vương Toại . Khoảng cuối thập niên 60 cộng sản cài người trong giới sinh viên học sinh để tiếp tay phá hoại và làm suy yếu chính quyền VNCH bằng những cuộc lợi dụng tự do dân chủ xuống đường biểu tình quậy phá. Ngô Vương Toại thấy được nên đã liên kết giữa những sinh viên quốc gia chân chính của các trường đại học văn khoa, luật , Quốc gia hành chánh, sư phạm cố gắng chận lại . Để nhổ cái gai này đám tay sai việt cộng nằm vùng quyết định giết chết anh . Sau 45 năm không biết số phận của những tên tay sai giờ ra sao rồi . Ra sao thì ra sao không ai biết nhưng chắc chắn một điều ai cũng biết đó là đám ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản giờ chỉ là những vỏ chanh khô héo được vắt cạn kiệt vứt lăn lóc ở một góc thùng rác nào đó . Nằm im gục mặt xuống để mà gặm nhấm nổi nhục tuy có ăn học nhưng lại bị bọn vô học xỏ mũi dắt đi như một đàn cừu . Ngô Vương Toại là bạn cùng thời với Trịnh Công Sơn và Khánh Ly . Theo như lời kể của nhà thơ Hoàng Xuân Sơn hiện còn sống định cư tại Canada thì sau khi anh Toại bị ám sát thoát chết nhưng bị thương nặng đang nằm ở bệnh viện thì Trịnh Công Sơn đã sáng tác bài “ Nhân danh ai “ để hát tặng riêng cho Ngô Vương Toại . Bài hát có những câu :
Nhân danh ai anh đến đây bắn vào người
Lũ dơi trời đêm nay vùng biết nói
Nhân danh ai ? anh đến đây bắn vào người
Trong mắt anh, trong mắt em, hãi hùng đầy
Xin nhân loại một ngày, nhủ lòng thương mến nhau thôi
Nhân danh ai, anh đến đây bắn vào người
Theo nhà thơ Hoàng Xuân Sơn sỡ dĩ Trịnh Công Sơn đặt tên bài hát tựa đề “ Nhân danh ai “ là vì sau khi hai tên đặc công cộng sản một nam một nữ dùng súng giấu trong chiếc cặp mang theo bắn thẳng vào anh Ngô Vương Toại ngã xuống rồi cướp micro đã tuyên bố “ Nhân danh mặt trận giải phóng miền nam “
Đương nhiên bài hát này không thấy được phép ghi danh trong danh mục sưu tập nhạc sau khi Trịnh Công Sơn qua đời nhưng ít nhất ra trong tận cùng sâu thẳm của nhạc sĩ đã có một lúc nào đó cảm thấy được sự dã man máu lạnh không có tính người của những kẻ nhân danh giải phóng mà nhạc sĩ từng tin vào .
Trở lại nguồn gốc không gian và thời gian của tấm hình có tính lịch sử của một cuộc chiến theo như Tuyết Lan kể sau khi được tôi hỏi . Em nói hình như có một đấng vô hình nào đó nhìn thấy em khóc mếu máo như vậy nên bỗng nhiên cánh cửa toà đại sứ Mỹ mở ra . Khi định thần lại thì em dã lọt bên trong . Khoảnh khắc nay cũng dã 45 năm nhưng hằng năm cứ vào mỗi tháng tư nhìn lại thì cảm tưởng y như là mới ngày hôm qua . Thế mới biết vết thương tuy thành sẹo nhưng vẫn là vết thương còn nguyên vì có dấu sẹo làm chứng tích
Sau khi tấm hình biểu trưng sự khao khát tự do của những người dân bình dị miền Nam trước hiểm hoạ khôn lường chủ thuyết cộng sản mà những kẻ cuồng tín kia đang dùng súng thúc đẩy vào đăng lên bìa tạp chí Newsweek ngày cuối cùng của tháng 4/75 Ngô Tuyết Lan được toà đại sứ Mỹ bốc thẳng bay sang Mỹ . Còn tôi thì cũng đến Mỹ nhưng mãi 18 năm sau, sau khi nếm đủ mùi trần ai cuốc chĩa của cái gọi là xã hội chủ nghĩa
Tháng 9 năm ngoái 2019 hai anh em chúng tôi có dịp gặp nhau tại Florida trong buổi đại hội của liên trường Võ Tánh Nữ Trung Học Nha Trang tổ chức tại hải ngoại . Cô em Tuyết Lan và tôi giờ ai cũng đã lên chức nội ngoại nhưng khi gặp lại nhau nhìn em vẫn không thấy già . Tôi có cảm tưởng thời gian chẳng qua làm thủ tục bonus thêm ít vết nhăn trên khuôn mặt theo phép lịch sự mà thôi . Hai anh em chúng tôi đứng chụp cùng chiếc xe đạp có cái giỏ phía trước chở không đầy hoa phượng ( ở nước Mỹ mà tìm được hoa phượng chất vào giỏ ngần này là quá giỏi rồi ) . Không gian tuy không như mùa hè của những năm tháng êm ả trong tuổi thơ nhưng phảng phất đâu đây những tà áo trắng mãi tinh khôi mặc dù đang sống giữa vùng lửa đạn của chiến tranh .
Tuyết Lan cô bé khóc mếu máo trong tấm hình thứ nhất 45 năm xưa có giọng hát thánh thoát ngọt ngào . Tôi vẫn thường nghe em hát mỗi khi liên trường VT & NTH Nha Trang hội ngộ . Tôi gọi em là ca sĩ em kình như giặc . Em nói tiếng hát của em là tiếng hát học trò chứ không phải là ca sĩ . Ừ thì không phải là ca sĩ có gì đâu mà kình . Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thường đùa gọi em là cô em ca sĩ của tui
New Orleans 29/04/2020
Quan Dương