Why the U.S. didn’t notice leaked documents circulating on social media ?
By ERIN BANCO
Politico
04/15/2023
Current and former officials say there’s no one agency responsible for tracking classified document leaks.
Các viên chức Mỹ thì ra không có cơ quan nào tại Washington làm nhiệm vụ theo dõi những vụ rò rỉ tài liệu mật, nhất là trên các nền tảng trực tuyến.(Chỉ theo dõi động tĩnh của ông Trump)
Các đặc vụ FBI bắt giữ nghi phạm vụ rò rỉ tài liệu mật Jack Teixeira ngày 13/4. Bộ Quốc phòng và các cơ quan tình báo Mỹ không phát hiện ra vụ rò rỉ tài liệu mật trong nhiều tháng. Ảnh: Reuters.
Các tài liệu mật của Mỹ đã được chia sẻ trên mạng xã hội ít nhất từ tháng 1 năm nay. Tuy nhiên, giới chức Mỹ dường như chỉ biết đến vụ việc vào tháng 4, sau khi truyền thông đăng tải.
Không ai trong chính phủ Mỹ biết (các tài liệu) ở đó”, một quan chức nói với Politico. “Chúng tôi đều muốn hiểu rằng điều này xảy ra như thế nào”.
Hai viên chức cao cấp tiết lộ bộ máy an ninh quốc gia Mỹ được báo cáo về vụ việc hôm 6/4, cũng là ngày New York Times đưa tin về vụ rò rỉ. Và phải vài ngày sau, chính quyền của Tổng thống Biden mới bắt đầu điều tra vụ việc.
Một số viên chức và cựu viên chức Mỹ đã đặt câu hỏi: Tại sao vụ rò rỉ không được biết đến trong thời gian dài như vậy? Dường như bộ máy thu thập tin tình báo của Mỹ đang có một lỗ hổng lớn.
“Các cơ quan liên bang thường không chủ động theo dõi các diễn đàn trực tuyến để tìm ra các hoạt động gây hại”, ông John Cohen, cựu quyền Thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ, nói. “Nếu một cá nhân hay tổ chức đăng tải tài liệu mật lên các diễn đàn đó, có thể các viên chức chính phủ sẽ không nhận ra”.
Thiếu sót trong hệ thống
Các viên chức Mỹ cho biết từng cơ quan chịu trách nhiệm điều tra các lỗ hổng bảo mật của mình, Mỹ không có cơ quan đảm nhận nhiệm vụ theo dõi các trang mạng xã hội để xác định những vụ rò rỉ.
Chính phủ Mỹ – bao gồm cả Ngũ Giác Đài và các cơ quan tình báo – thường xuyên nói rằng họ không do thám chính người dân Mỹ. Có ý kiến cho rằng việc theo dõi các diễn đàn trực tuyến có thể đi ngược lại nguyên tắc trên.
“Bạn có muốn chính phủ theo dõi mọi điều được nói trên các trang mạng xã hội hay không?”, một cựu viên chức tình báo Mỹ đặt câu hỏi. “Chúng tôi chưa thể tìm ra cách vừa bảo vệ quyền được lên tiếng của người dân, vừa hiểu được điều gì đang diễn ra”.
Theo ông Cohen, trong những năm qua, giới chức Mỹ đã nhận ra những lợi ích của việc theo dõi các diễn đàn trực tuyến nhất định. Tuy vậy, họ đang phải đối mặt với một số rào cản pháp lý.
Một màn hình công cộng tại Seoul (Nam Hàn) đưa tin về vụ rò rỉ tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ảnh: AP.
FBI được phép theo dõi các trang mạng xã hội liên quan khi đã mở một cuộc điều tra nhất định, ông Cohen cho biết. Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng được phép theo dõi hoạt động trên không gian mạng – nhưng chỉ với các diễn đàn mở. Các cơ quan tình báo cũng có quyền theo dõi các tin nhắn trên mạng xã hội và thông tin liên lạc của người nước ngoài.
Tuy nhiên, ở vụ việc lần này, người phát tán các tài liệu mật không thuộc các đối tượng trên. Người này cũng không đe dọa hành vi bạo lực.
Nhiều cơ quan trong chính phủ Mỹ thường xuyên trao đổi với các nền tảng mạng xã hội về vấn đề nội dung trên các trang này – không chỉ về thông tin mật mà cả các vấn đề khác như tin giả, các tuyên bố gây thù ghét và đe dọa sử dụng bạo lực. Tuy nhiên, chưa rõ chính phủ sử dụng công cụ này với tần suất nào, và cũng chưa rõ các công ty “nghe lời” đến mức nào.
Về phần mình, Discord – nền tảng nơi các tài liệu được phát tán – tuyên bố đang “hợp tác với lực lượng thực thi pháp luật” trong vụ việc lần này.
Cách thức “vá” lỗ hổng
Vẫn chưa có kết luận cuối cùng về việc ai là những người đầu tiên tiết lộ các thông tin mật. Tuy nhiên, các thông tin được truyền thông quốc tế chia sẻ cho thấy các tài liệu ít nhất đã được chia sẻ trong một nhóm Discord – ứng dụng giao tiếp phổ biến trong giới game thủ.
Hai nguồn tin của Politico cho biết các thành viên nhóm Discord này đã bắt đầu xem được các thông tin nhạy cảm từ mùa đông vừa qua, từ một thành viên nhóm (người này đến nay đã xóa tài khoản).
Từ tháng 1, người này bắt đầu đăng tải các bức ảnh dường như là tài liệu nội bộ của Mỹ, một số đóng dấu “Mật” hoặc “Tối mật”.
Tới tháng 3, một trong những thành viên của nhóm Discord này chia sẻ các bức ảnh trong một nhóm gồm những người hâm mộ WowMao – một YouTuber người Philippines. Bản thân WowMao nhận định người này có thể đăng tải các tài liệu để tỏ ra “tuyệt vời” hoặc “hài hước”.
Sau đó, các tài liệu được lan truyền ra các nền tảng mạng xã hội khác như Twitter, Telegram và 4Chan. Các bức ảnh thậm chí bị chỉnh sửa thông tin – bao gồm số liệu thương vong ước tính của Nga và Ukraine trong cuộc xung đột hiện nay.
Giới chức Mỹ có thể sẽ cần theo dõi kỹ lưỡng hơn các nền tảng như Discord để phòng tránh các vụ việc tương tự trong tương lai. Ảnh: Reuters.
Chưa thể xác định chính xác có bao nhiêu tài liệu mật đã bị rò rỉ. Nhiều tài khoản và kênh Discord liên quan đến vụ việc đã bị xóa. Một nguồn tin khẳng định với Politico rằng người này đã thấy một số tài liệu mà đến nay chưa được công bố ra công chúng.
Ông Cohen lập luận rằng chính phủ Mỹ cần tìm ra cách thức theo dõi kỹ lưỡng hơn các hoạt động bất hợp pháp trong không gian mạng như tiết lộ tài liệu mật. Tuy nhiên, ông cũng đề xuất rằng giới chức Mỹ có thể dựa vào các cơ quan nghiên cứu, thay vì yêu cầu lực lượng thực thi pháp luật hay lực lượng tình báo làm điều này.
Đã có những dấu hiệu cho thấy Washington đang tìm cách “vá” các lỗ hổng. Hôm 12/4, NBC News cho biết giới chức Mỹ đang xem xét thay đổi cách theo dõi nội dung trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, công tác điều tra vụ rò rỉ lần này có thể sẽ còn gặp nhiều khó khăn, nếu xét đến đường đi “lòng vòng” của các tài liệu trên mạng xã hội trong những tháng qua.
“Đây không phải một vụ rò rỉ thông tin điển hình, khi thông tin được chuyển đến giới truyền thông hoặc nước ngoài”, một cựu viên chức tình báo Mỹ nói. “FBI sẽ gặp thách thức nếu muốn hiểu được điều gì đang xảy ra”.
Politico