TƯỞNG NIỆM HÚY NHẬT NĂM THỨ 7 CA NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG: “VIỆT DZŨNG TRONG LÒNG NGƯỜI Ở LẠI” (Dec.20th.2013-2020)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

TƯỞNG NIỆM HÚY NHẬT CA NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG NĂM THỨ 7: “VIỆT DZŨNG TRONG LÒNG NGƯỜI Ở LẠI”(Full Video)

Sinh hoạt đặc biệt của Diễn đàn ChínhNghĩa VNCH & Diễn đàn TiếngNói TựDo Của NgườiDân ViệtNam trên hệ thống Paltalk & Facebook tòan cầu.

” Trong khi mọi người trên thế giới tự do vui mừng chào đón ngày lễ hội của Thiên Chúa Giáo và sau đó họ chào đón một mùa xuân an vui trong an lạc, thái bình thịnh vượng, thì người Việt Nam chúng ta bùi ngùi nghĩ về quê mẹ thân thương, nghĩ đến thân nhân đồng đôi đang còn lao đao, mất đi tất cả, kể cả quyền con người tại quê nhà. Đau buồn hơn là những người Việt Nam tỵ nạn thời “Thuyền Nhân” trong thập niên 80. Họ bỏ tất cả, ngay cả thành phố thân yêu ngày nào. …” Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng một lần đi là một lần vĩnh biệt”…, tiếng hát vọng lên từ một thanh niên trẻ trên chiếc ghe hành trình tìm tự do: phải đó chính là Việt Dzũng.

Việt Dzũng đã đi vào lòng người viễn xứ, Việt Dzũng của chúng ta đã đến trong lòng người tỵ nạn khi người VN biết chôn dầu để tìm đường vượt biên cùng với giọng ca Nguyệt Ánh. Để cùng nhau đòi “Hãy trả lại tôi tên gọi Sài Gòn”…, trả lại tôi hòn ngọc Viễn Đông. Việt Dzũng đã cất tiếng ca cho mọi người trên thế giới biết về thảm hoạ Việt Nam dưới chế độ Công Sản, Nói lên tiếng nói của những người cùng khổ. Tại Cam Bốt thời bấy giờ có Hang Ngorr tài tử chính trong phim Killing Field nói lên nạn diệt chủng của dân tộc Cao Mên mà Pol Pot theo lệnh của Trung Cộng giết gần 2 triệu người dân vô tội trong tổng số hơn 6 triệu người,

Trong cộng Đồng VN tại Hải ngoại, những bài hát những bài ca của ca nhạc sĩ Việt Dzũng đã cho thế giới biết tại sao chúng ta hiện diện ở nơi đây. và đến với nhau tròng lòng người viễn xứ. Việt Dzũng đã thắp sáng ngọn đuốc chính nghĩa cho cuộc đấu tranh dành tự do, quyền làm người cho 80 triệu dân (thời bấy giờ) Với 400 bài thơ và hơn 400 ca khúc do Anh sáng tác. Lời ca tiếng hát của Anh lúc đó đã đi sâu vào lòng người viễn xứ. Không những ở mọi nơi có đông người Việt mà tiếng hát cùa Anh đã đến vùng xa xôi qua Cát sét…”Một chút quà cho quê hương, Lời kinh đêm, Mời em về, Tình ca Nguyễn thị Sài Gòn…..”

Việt Dũng không ngừng ở lãnh vực văn nghệ mà còn trực tiếp đấu tranh cùng người tỵ nạn, Trong vụ Trần Trường treo ảnh HCM trong tiệm của hắn, trong những lần về Washington DC để vận động trả tự do cho Việt Khang, cho nhiều nhà đấu tranh yêu nước trong Quốc Nội…

Vào mùa xuân 1980, khi thành phố Boston có Vụ Án Ngô Nghĩa, một cựu SQ/Hải Quân dùng Bom Xăng ném vào tên tay Sai CS Ngô Vĩnh Long tuyên truyền cho CS VN tại trường Đại Học Harvard, qua cuốn phim con Búp Bê Hà Nội, trong khi cộng đồng tỵ nạn bên ngoài phản đối, và rối loạn bên trong hội trường. Khi tên Long đi ra thì đã bị Anh”Ngô Nghĩa” dạy cho bài học… Anh Ngô Nghĩa đã bị bắt và Cộng Đồng tổ chúc tố cáo tội ác CSVN, và gây quỹ cho án phí. Lúc ấy Việt Dũng và Nguyệt Ánh đã về cùng đồng bào để nói lên tiếng nói trung thực:Kết quả chính nghĩa đã thắng Ngô Nghĩa được tha bổng Nguyệt Ánh và Việt Dũng đã từ chối nhận thù lao và trao lại cho BTC .

*** Ngô Nghĩa là tên của một SQ/QLVN Cộng Hoà bị bắt và chống đối lại CS, bị dàn cảnh vượt ngục và vc xả súng giết anh tại Cổng Trại tù, người ném bom, lúc đó nhớ lại hình ảnh thảm khốc này anh tư thấy mình là Ngô Nghĩa và trả thù. Việt Dũng không những đã mang tiếng hát của mình tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia có đông nguòi Việt Nam cư ngụ mà tiếng hát Việt Dũng đã vào tận Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thuy Sĩ…Nhân ngày kỷ niệm đau thương Miền Bác Việt Nam vào tay CS, Hồ Chí Minh ký chia đội đất nước Năm 1954… Thì đúng 50 năm sau, tức năm 2004 Việt Dũng – Nguyệt Ánh và phái đoàn Việt Nam CH có cả giáo sư Lâm Lễ Trinh đã đến Thuỵ Sĩ cất tiếng hát của người Việt Nam tại quảng trường Tự Do “Ghế 3 Chân” Sau đó phái đoàn đã được Đại sứ Thường Trực Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc ông Kevin Moley đón tiếp qua thư mời của Tiến sĩ Hà Văn Hải vào toà Đại sứ ăn trưa với ngân khoản của Bộ Ngoại giao Tiếng hát của Việt Dũng và Nguyệt Ánh vang dội hội trường phòng tiếp tân của Toà Đại sứ, và Việt Dũng đã rơi lệ khi anh cầm lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà trao tận tay Ông Đại Sứ Kevin E. Moley và ông Đại sứ Richard William đặc trách nhân quyền . Hiện nay, lá cờ này vẫn còn ỡ trong toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc

Diễn đàn ChínhNghĩa VNCH & Diễn đàn TiếngNói TựDo Của NgườiDân ViệtNam trên hệ thống Paltalk & Facebook tòan cầu cùng với nhiều vị khách mời trên thế giới trong niềm thương tiếc khôn nguôi… hôm nay chúng ta quây quần ở đây trong Húy Nhật năm Thứ 7 để Vinh Danh và biết ơn NGƯỜI CHIẾN SĨ PHI THƯỜNG, một tấm gương sáng ngời , cả cuộc đời đã đấu tranh cho Tự Do & NHÂN QUYỀN, cũng như MỘT VIỆT NAM KHÔNG CỘNG SẢN: CA NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG

Chúng ta cũng sẽ sẽ trở về với Việt Dũng qua phần văn nghệ tiếp theo để cùng anh nhớ về cội nguồn và nối tiếp ý chí của anh,Một lần nữa, thay mặt BTC, chân thành cảm ơn sự góp mặt của tất cả Quý vị khách mời & Anh Chị Ca nhạc sĩ đã có mặt hôm nay cũng như Quý khán thính giả đang theo dõi Buổi Tưởng Niệm Ca nhạc sĩ VIỆT DZŨNG năm thứ 7 từ khắp nơi trên thế giới….” 

Part1_GIỖ CA NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG LẦN 7_(VIỆT DZŨNG TRONG LÒNG NGƯỜI Ở LẠI_Phiến Đan & NbTrần Phong Vũ )

Part 2_TƯỞNG NIỆM HÚY NHẬT NĂM THỨ 7 CA NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG _(KHÁCH MỜI PHÁT BIỂU CẢM TƯỞNG)

Part 3_TƯỞNG NIỆM HÚY NHẬT NĂM THỨ 7 CA NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG_(CA NHẠC SĨ GÓP MẶT TRONG CHƯƠNG TRÌNH)