TÔI ĐÃ XA EM (Nguyễn Tường Tuấn)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

VIẾT CHO TUỔI 30. Chương # 174.

“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.” Chế Lan Viên. | Photo credit: NTT.

Hơn 70 năm cuộc đời, trải qua nhiều cuộc chia tay. Từ chuyến đi đầu tiên năm 1954 khi cộng sản cướp chính quyền, lúc còn bé, chưa hiểu được nghĩa của chia ly, theo cha mẹ và anh chị lần đầu tiên thằng nhóc được đáp phi cơ, rời phi trường Gia Lâm tìm tự do nơi miền nắng ấm Sài Gòn. Thời gian trôi theo tuổi đời, không còn nhớ nổi đã bao lần chia tay tại sân bay, nhà ga xe lửa, và quên sao được cuộc tạm biệt quê hương ra biển đông trên con thuyền mong manh, đem sự chết đánh đổi tự do như triệu người Việt từng bỏ nước ra đi khi đàn bò vào thành phố sau ngày 30/4/75.

▪︎

Ra đi nào cũng là một mất mát! Như câu thơ của Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn.” Ai bảo đất không biết đau, cỏ cây hoa lá không biết nhớ? Hay con người chúng ta nhanh chóng trở thành kẻ bạc tình? Quên đi con đường tình nhân đi bên nhau, quên đi những quán ăn kỷ niệm, quên đi tất cả sau một đêm ân ái mặn nồng?

Không làm gì có chuyện đó, Oregon đã cưu mang tôi hơn cả thời gian sống tại quê nhà. Gần bốn mươi năm theo hành trình hồi sinh, lang bạt từ công việc đầu tiên trên đất lạ quê người, đánh cá tại Alaska nơi mùa hè ngày kéo dài vô tận, và đêm đến chỉ một hai tiếng bóng tối buông xuống với con tầu rập rình theo đợt sóng giận dữ, khiến mọi người thi nhau nôn mửa, mật xanh, mật vàng. Đi xa đến mấy, rồi cũng trở về nhà như chim tìm về tổ. Như người Do Thái về quê hương sau ngàn năm lưu lạc, tù đầy!

▪︎

Công việc kiếm tiền đầu tiên trên nước Mỹ, từ Portland anh bạn luật sư người Mỹ Michael Gorman cũng là thầy dậy tiếng Anh lái xe đưa lên Seattle, từ đây đón máy bay đến Anchorage, và chờ ở sân bay chưa đầy một tiếng, chiếc thủy phi cơ của hãng Trident Seafood đưa ra biển khơi, xa thật xa, máy bay đáp xuống biển để chuyển lên con tầu … Có lẽ định mệnh đã an bài, nghèo rách mùng tơi, chữ nghĩa chứa không đầy nửa chiếc lá me, nhưng may mắn đến làm việc tại nhiều tiểu bang, chưa kể công việc tại nước ngoài. Thôi thì cứ vui với số phận, không phải tất cả người Mỹ đều có dịp may du lịch miễn phí như mình. Sân ga, bến cảng, thành phố như những người tình, yêu em đêm nay và mai này chia tay, không ai tiễn đưa, cũng chẳng nước mắt mặn mà. Thế hoá ra lại là dễ cho người ở, kẻ đi, từ đó tôi thích giữ lại những chiếc vé máy bay, xe lửa, mỗi nơi đi qua, như chứng tích cho một tình yêu không có đoạn kết. Mỗi địa danh đặt chân đến, đẹp như một cuộc tình, và tôi là người lãng du, tận hưởng những gì đẹp nhất trong một thời gian hạn định, không có thời giờ để thấy điều không muốn xem! Hạnh phúc là tận hưởng vẻ đẹp, như những chú Ong say sưa hút nhuỵ, khổ đau là giam mình vào bóng tối, đóng tất cả khung cửa để tránh né mặt trời. Bóng tối là địa ngục âm u, và có nhiều người cứ ngồi trong bóng tối, nguyền rủa số phận, thay vì can đảm tìm ra ánh sáng.

▪︎

Hỡi những anh chị em thân yêu tại quê nhà, đừng sợ tù tội, cộng sản có thể giam vài trăm người, nhưng chúng không thể bắt trăm ngàn người. Thánh Mahatma Ghandi kêu gọi người dân Ấn: Đừng sợ tù tội, nếu người Anh bắt anh chị em chúng ta, hằng trăm người sẽ tình nguyện leo lên xe cho chúng bắt, hằng ngàn người sẽ vui vẻ tiến vào nhà tù. Sức mạnh là ở mỗi người chúng ta, không phải nhà tù, công an hay súng đạn. Đất nước Ấn Độ có tự do hôm nay vì con cháu Ghandi không hề sợ tù tội, Việt Nam sẽ tiếp tục trong tăm tối khi người dân còn sợ hãi công an, im lặng trước tội ác, chấp nhận khỉ cai trị người, và tung hô tên đồ tể nhân loại.

Nếu cuộc sống trở nên nghẹt thở, tương lai thiếu oxy, anh chị em biết mình phải làm gì? Các bạn đã không hài lòng với hôm nay, đừng u mê ảo tưởng rằng con cái mình sẽ có tương lai khá hơn cha mẹ. Kẻ nô lệ không biết vùng lên, sẽ phải chấp nhận số phận nô lệ ngàn năm, bầy khỉ Trường Sơn ngu dốt mọi điều, nhưng chúng biết nỗi sợ hãi của anh chị em và cai trị trên nguyên tắc đó.

▪︎

Tôi yêu ngọn núi Mt. Hood quanh năm phủ tuyết trên đỉnh cao của Oregon, kiếp lãng du đã trăm lần mang tôi bay cao và trở về cả ngày lẫn đêm, từ trên máy bay nhìn xuống: Mt. Hood, Beaverton, my sweet home! Rồi những giọt nước mắt cứ tự nhiên lăn xuống, niềm vui và hạnh phúc xen kẽ, mặn mà như nụ hôn ngọt ngào chúng ta hôn nhau ngày mới quen. Lạ thật, phi trường Tân Sơn Nhất thân thương ngày nào, Nội Bài xa lạ như đi vào đất địch, những lá cờ máu mang cho tôi một cảm giác buồn nôn: Quê hương đã tạm thời mất!

Oregon thì khác, có một điều gì đó linh thiêng, có em và con chờ tại phi trường, quên hương đích thực là nơi ôm ấp gia đình trong yêu thương. Oregon không làm gì có cờ đỏ sao vàng, phi trường quốc tế như Seattle, Los Angeles với những nhân viên Hải quan Mỹ luôn chào đón bằng câu: “Welcome home” mỗi khi bay từ nước ngoài về. Đơn giản như thế thôi, khác với bọn Hải quan Việt cộng, những khuôn mặt lầm lì như chó ăn vụng bột. Những đôi mắt soi mói tìm cách moi tiền, từ chổi cùn rế rách, như thế bảo yêu sao được? Những bác taxi tại thành phố mang tên xác chết, có biệt tài nhận ra ai là khách lạ để bắt nạt, họ vui vẻ nói cười và đưa bạn đi vòng quanh trái đất trước khi đến chỗ ở chỉ cách vài phút lái xe. Không phải tất cả, nhưng tại VN taxi được phép vào phi trường đón khách đều phải trả những chi phí không tên, cho nên họ phải tìm cách vớt vát nơi người xa lạ! Đất nước 47 năm biến thành trại súc vật, muốn yêu cũng không được!

Nếu ai đó chưa từng ra nước ngoài, tôi hiểu tại sao bạn bắt người khác phải suy nghĩ như mình. Người Việt khắp nơi trên thế giới, chưa bao giờ bỏ quê hương, họ chỉ tạm xa vắng khi đất nước bị bọn thảo khấu chiếm đoạt! Tổ quốc nằm trong DNA, trong xương, trong máu, trong mầu da và ngay cả tên họ mỗi người. Chúng tôi đi đến đâu, tổ quốc theo đến đó, như người Do Thái 2,000 năm lưu vong, hẹn nhau sang năm trở về Jerusalem. Việt Nam sẽ sớm hơn, vì không một chế độ tàn bạo nào tồn tại trên ngàn năm vào thời đại @! Hẹn nhau sang năm trở về Sài Gòn!

▪︎

Chỉ vài ngày nữa gia đình chúng tôi rời Oregon! Thật là buồn, nhớ từng chú Sóc mỗi ngày cứ đứng ngoài cửa, chắp hai chân trước lễ độ, như hỏi thăm hôm nay có đậu phộng cho tôi không? Nhớ khu vườn, trong nhà nhìn ra bầy Sóc chạy đuổi vui vẻ sau bữa điểm tâm bằng những hạt đậu. Rồi Chim con đáp xuống vùng vẫy tắm mát trên chậu nước trong sân, anh Quạ to lớn sà xuống đuổi tất cả để ăn riêng một mình. Triết lý đơn giản kẻ mạnh ăn hiếp yếu. Từ nhiều tháng nay, thức dậy lúc 4 giờ sáng, pha ly cà phê không đường, ngồi viết bình luận. Quan trọng hơn cả, chờ mặt trời lên, để chiêm ngưỡng những cây Anh Đào một năm chỉ nở vài tuần, đẹp vô cùng, đẹp như những nàng thiếu nữ sinh tươi ra đi ở tuổi thanh xuân. Hình như những cuộc tình đẹp đều đến và đi như cánh hoa Anh Đào? Tất cả, sẽ nhanh chóng trở thành kỷ niệm trong ký ức. Tôi không thể quên Oregon, như không bao giờ quên người tình với sông dài biển rộng, những cánh rừng thông ngút ngàn, đường lên thác Multhnomah Fall uốn khúc.

▪︎

Trí óc là trung tâm điều khiển hạnh phúc, nếu chúng ta ươm trồng những kỷ niệm đẹp, hạt giống yêu thương sẽ lớn thêm mỗi ngày. Ngược lại, ai đó gieo u buồn, mảnh đất tư duy cứ thế vun lên, niềm đau xé nát tâm can. Tội nghiệp cho những ai gieo phải hạt xấu! Hạnh phúc hay không, đến từ cái tâm suy nghĩ của chúng ta. Tôi yêu những chú Sóc vô tư, suốt ngày bận rộn vui chơi trong vườn, yêu như yêu người tình trong mộng. Tôi yêu những cánh hoa Anh Đào, như hoàng tử chờ cả năm để đánh thức công chúa tỉnh dậy. Nàng đến và đi trong vài tuần, hạnh phúc mong manh như thế đó … Chúng ta sắp xa nhau, như người tình bỏ lại em với những con đường cây cao bóng mát. Có đi xa mới nhớ, tôi sẽ nhớ Beaverton ray rứt như nhớ người tình một thời quen nhau, ân ái mặn nồng.

▪︎

Vợ chồng chúng tôi rủ anh Châu, chị Huệ và chị Khương đi thăm “The Grotto” để nói lời tạm biệt, vài chục năm cư dân tại thành phố Hoa Hồng, quen thuộc từng con đường trên đồi cao, nhớ ngôi nhà tĩnh tâm xây bằng kính xung quanh với bốn chiếc ghế bành nhìn toàn cảnh thành phố Portland. Bức tượng Đức Mẹ u buồn nhìn Chúa Jesus bị khổ nạn nằm trên lòng mình. Làm sao quên được tấm lòng bác ái của người Mỹ? Bà Marilyn Moyer (1924-1988) một triệu phú ra đi để lại gia tài cho nhà dòng, với ước nguyện xây một nhà nguyện trên đỉnh cao, nhìn toàn thành phố. Không cần ghi công đức, chỉ một bảng đồng khiêm tốn trên tường nhà nguyện: “Hãy luôn nhớ, gia tài lớn nhất cha mẹ để lại cho con, là tình yêu của hai người” (Remember, always, the greatest gift you can give your children is parents who love each other.)

 

Đọc một kho tàng kinh Phật, xem Thánh lễ hằng tuần, qua La Mã để rước mình Thánh Chúa như bà Nancy Pelosi … Chưa hẳn cửa Thiên đàng đã mở, hạnh phúc gia đình không ở đâu xa, tại sao vợ chồng không biết yêu nhau? Ngàn lần cám ơn bà Marilyn Moyer, lời khuyên rất đơn giản của bà đã trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống vợ chồng chúng tôi từ ngày xa địa ngục lao tù cộng sản Việt Nam!

Em đọc kinh mỗi sáng khi tỉnh thức, hằng đêm trước khi đi ngủ, và anh là kẻ tân tòng, chẳng mấy khi đi nhà thờ, nhưng Chúa Phật luôn ở bên anh mỗi ngày, qua lời khuyên: “Hãy luôn nhớ, gia tài lớn nhất cha mẹ để lại cho con, là tình yêu của hai người” Anh sẽ hôn em nhiều lần trong ngày, mặc cho tuổi tác chồng chất! Tỉnh thức lúc 4 giờ sáng, hôn em trước tiên khi em còn say giấc nồng, nhưng em biết đó chồng đang hôn em. Tại sao lại giận dữ cãi nhau? Có biết đâu là chúng ta đã ném quỹ thời gian qua cửa sổ? Tiền bạc, tài sản vật chất mất tất cả, như chúng ta đã rời bỏ Việt Nam, để lại mọi thứ, đến phương trời mới xây lại từ đầu. Nhưng quỹ thời gian ra đi, sẽ không bao giờ trở lại! Tại sao con người lại hà tiện nói lời yêu nhau, để rồi khi một người ra đi, kẻ ở lại khóc lóc thảm thương bên quan tài? Anh sợ cái đạo đức giả đó, anh sợ cái văn hoá phương Đông dậy chúng ta che dấu tình cảm. Anh sợ những đám tang mọi người khóc thảm thiết, những đám cưới ồn ào một bầy quan khách, để rồi vài tháng, vài năm sau cả hai nhìn nhau không một lời. Xin đừng để đạo đức giả lên ngôi!

Đức Mẹ đau thương | Photo credit: NTT.

▪︎

Chuyện chúng mình đơn giản như lần đầu tiên, hẹn hò nơi cánh rừng Lai Khê, không lãng mạn như phim ảnh. Em người thành phố, hoảng sợ nghe tiếng đạn pháo binh từ căn cứ bắn ra yểm trợ cho quân bạn, và bọn “Vịt con” (Việt cộng) đâu đó trong rừng sẵn sàng tấn công cặp tình nhân đang thả bộ trên những con đường mòn. Súng đạn đầy người, anh đưa em vào chiến tranh. Chúng ta hẹn hò bên thần chết, hôn nhau giữa cánh rừng Lai Khê, mặc kệ cho kẻ thù rình mò, bất cần nếu một tràng đạn AK xuyên qua. Đã yêu nhau thật thì sá gì chết bên nhau? Và chúng mình yêu nhau từ ngày đó!

Tuổi 19, em mê man vào cuộc tình, mặc kệ cho ngày mai có thể trở thành góa phụ. Ngày mai của lính Trinh sát như anh chính là hôm nay đếm từng giờ hạnh phúc bên em, khi chiếc trực thăng chuyển quân vần vũ trên bầu trời, ngày mai có thể không bao giờ đến. Em biết như thế! Tin vào Thiên Chúa em cầu nguyện, và cùng anh bước vào Giáo đường, hứa trước bàn thờ: “Em Maria … nhận anh Alfonso … làm chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ, để yêu thương và tôn trọng anh, mọi ngày, và suốt đời em.” Linh mục chủ tế nhắc anh lập lại lời tuyên thệ: “Anh Alfonso … nhận em Maria … làm vợ, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ, để yêu thương và tôn trọng em, mọi ngày và suốt đời anh.”  Bốn mươi bẩy năm em đã giữ lời thề trọn vẹn, xin Thiên Chúa chứng giám cho vợ anh.

Ngày thành hôn của chúng ta cũng nhanh chóng, nhẹ nhàng, anh chỉ có 24 giờ phép, chiếc xe Jeep nhà binh chạy tung bụi mù đưa anh về thành phố, chỉ kịp ghé qua nhà em cho biết mình đã về, sau đó chạy về nhà bố mẹ thay quần áo trong khi Hạ sĩ Huỳnh Thí Lâm tài xế, đem xe đi rửa bụi đường … Không làm gì có xe hoa, buổi chiều hôm đó anh cầm lái, em mặc áo cô dâu ngồi trên xe Jeep nhà binh, chúng ta đến nhà thờ Thị Nghè làm lễ … Sáng hôm sau anh đưa em lên căn cứ An Điền và đêm tân hôn chúng ta đón những người khách không mời, bọn “Vịt con” tấn công căn cứ, em ngồi trong hầm mặc áo giáp, đội nón sắt đọc kinh cầu nguyện, anh ra chiến hào nói chuyện phải quấy với con cháu già hồ. Kỷ niệm khó quên, cho một cuộc tình tuyệt vời trong chiến tranh.

▪︎

Người Việt có câu, “Đi xa hỏi già, về nhà hỏi trẻ.” Trẻ em không biết nói dối, người trưởng thành là người bị tha hoá, học nói dối để sinh tồn. Tôi đã có 13 năm dậy học cho các công ty giầy quốc tế như Nike, Adidas, New Balance, Skechers … tại Việt Nam và Indonesia, khám phá ra người Việt dưới chế độ cộng sản hầu như nói dối 95%, và người Indonesia tỉ lệ thấp hơn rất nhiều! Người Việt đáng yêu của chúng ta không xấu, họ phải nói dối để sinh tồn. Khi bạn sống trong chế độ công an trị, nói thật là tự sát. Nỗi sợ hãi nằm ngay trong gia đình người Việt, cha mẹ dậy con cái giữ mồm, giữ miệng, đừng tin ai. Xã hội trở thành vô nhân tính, khi chính người trong gia đình không còn tin nhau, tự do nghẹt thở vì bị vây quanh bằng cờ đỏ sao vàng, chập chùng khẩu hiệu: “Bác hồ sống mãi trong sự nghiệp chúng ta.” Mẹ nó, thằng khốn nạn chết từ kiếp nào rồi, mà đảng vẫn bắt sống mãi trong quần chúng ta, cả nước bị lậu mủ, giang mai trong tư tưởng và suy nghĩ!

Văn hoá đến từ con người, không sinh ra từ đá, vô lý thay con người chấp nhận trở thành nô lệ cho thứ do chính mình tạo ra! Chính chúng ta xây nhà tù, trả lương bọn cai tù để giam giữ mình! Tiên sư chủ nghĩa xã hội! Tiên sư hồ chí minh! Tiên sư bầy khỉ Ba đình! Đáng ra sở thú dành riêng cho Khỉ, thì giờ đây chúng nhốt người trong chuồng!

▪︎

Hoa Kỳ trong mùa bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, chính trị gia, báo chí truyền thông, đang thi nhau thuyết phục hay đúng hơn là đầu độc cử tri. Những phóng viên truyền hình trơ trẽn nói dối không biết ngượng, đứng không xa đám cháy bốc lửa nơi thương xá, bọn chúng nhắm mắt tường thuật là biểu tình ôn hoà! Cắt giảm ngân sách cảnh sát, nhường khu phố Seattle cho tội phạm chiếm đóng, chúng gọi là “Mùa hè yêu thương” (Summer of Love) và bọn phóng viên thổ tả gào lên lỗi tại Trump!

Bạn có nghe câu ngạn ngữ phương tây: “Nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật không là sự thật” (Half of the bread is still the bread, but half of the truth is not the truth). Cẩn thận, bọn truyền thông thổ tả (T4) đang mỗi ngày đầu độc chúng ta bằng nửa sự thật, chúng lọc lựa tin tức, thổi phồng điều tuyên truyền và che dấu nửa sự thật không muốn bạn nghe. Chúng dùng miếng da che mắt chúng ta, như người phu che mắt chú Ngựa kéo xe! Đất nước tự do không ai có thể cấm bọn này, ngoại trừ mỗi người chúng ta tự gỡ miếng da che mắt.

Bản tin Axios Reports cho biết: CEO mới của CNN, Chris Licht đã họp cùng chính trị gia thuộc hai đảng Dân chủ và Cộng hoà ngày Thứ ba 19/7/22 để tìm lối thoát cho CNN, ông Chris Licht muốn đưa con thuyền CNN ra khỏi bãi lầy cực tả, thù ghét Tổng thống Donald J. Trump từ bọn phóng viên như Jim Acosta, Don Lemon và Brian Stelter. Đám phóng viên hôm nay đã bán linh hồn cho quỷ dữ, chúng kiếm tiền bằng dối trá đầu độc con người, chúng nói đến những phong trào như Black Lives Matter (BLM) nổi loạn dưới thời Trump, nhưng che dấu Minesota Freedom Fund (MFF) được chính mụ Thượng nghị sĩ Kamala Harris nay là Phó Tổng thống, kêu gọi quyên góp đóng tiền thế chân tại ngoại hầu tra cho bọn cướp của giết người. Không có lửa, lấy đâu ra khói? Chúng tránh né tội phạm bắn chết cảnh sát và người dân vô tội, bằng cách quay vào đổ lỗi cho súng! Con người đâm chém nhau bằng dao, sao bọn chính trị gia không gào lên phải kiểm soát dao?

Quyền lực nằm trong tay bạn, và chúng ta! Người dân Mỹ xử dụng một cách tuyệt vời! Qua chiếc remote điều khiển T.V họ đã chia tay CNN, MSNBC và Fox News với chương trình Chris Wallace, bạn biết kết quả ra sao? CNN mất khán thính giả, mất quảng cáo, phải sa thải nhân viên, và Chris Wallace bị tống cổ ra khỏi Fox News. Chúng ta là quyền lực, Hiến pháp Hoa Kỳ ban cho công dân Mỹ điều đó, nếu không dùng bạn sẽ mất!

▪︎

Sinh ra là khởi đầu cho một hành trình đi về cõi chết, ai cũng thế. Đừng sợ cái chết để hoá thân thành tên nô lệ hèn hạ! Mỗi thay đổi là một sân ga, bến cảng mới. Tạm biệt người tình Beaverton, chia tay Oregon. Hãy biến những ngày còn lại của chúng ta trở thành tuyệt vời. Như những giòng sông chảy ra biển, con nước nào không nhập được giòng chẩy sẽ trở thành đầm lầy, ao tù. Sự chọn lựa là ở mỗi chúng ta, lúc êm ả, khi giận dữ và trôi qua những bến cảng, thăm vẻ đẹp qua những thành phố mới. Tại sao không?

Chuyến bay nửa đêm đưa gia đình về vùng đất mới, trời mây đen bao phủ, ngọn Mt. Hood đã dấu mình không xuất hiện chia tay. 

Nhìn qua khung cửa máy bay, tôi biết mình đã xa em.

Nguyễn Tường Tuấn

25/7/22