Nhận xét về dòng nhạc tình của nhạc sĩ Từ Công Phụng, người bạn thân thiết, nhạc sĩ Đăng Khánh chia sẻ:
“Âm nhạc của Từ Công Phụng vẫn bàng bạc trong bầu không khí chúng ta hít thở hàng ngày từ gần nửa thế kỷ nay. Cho nên tất cả chúng ta, người Việt, đều yêu mến tiếng hát và dòng nhạc của Từ Công Phụng, nhất là tình ca Từ Công Phụng.
Thực tình mà nói, tôi rất quý mến Từ Công Phụng, tôi là một người viết nhạc thành ra mình hiểu được dòng nhạc Từ Công Phụng, tôi thấy đặc biệt câu nhạc rất nồng nàn, nhưng không suồng sã, rất da diết nhưng lại không lụy sầu, đăm chiêu trắc ẩn nhưng không mất đi cái tự tại trong âm nhạc của ông. Khi anh em chúng tôi ngồi phân tích giai điệu với nhau, thì tìm thấy âm nhạc Từ Công Phụng biến dạng, thể cách của giai điệu dài ngắn bất hạn kỳ, lên xuống không hề báo trước, thật ra là rất độc đáo, rất phá chiêu, chỉ riêng một mặt này thôi, trong làng nhạc Việt Nam ít người sánh kịp. Ảo diệu trong giai điệu của Từ Công Phụng nó ở chỗ đó.”
Từ Công Phụng: 50 năm tình ca, một lần nhìn lại
Vũ Hoàng
*
* *
* *
Từ Công Phụng: Mỗi Bản Nhạc Là Một Tấm Gương Phản Chiếu
Vũ Hoàng
Ca khúc Bây Giờ Tháng Mấy, sáng tác đầu đời khi nhạc sĩ Từ Công Phụng mới bước chân vào con đường nhạc tình ca năm 18 tuổi. Kể từ đó, ông đã có hàng trăm nhạc phẩm tình ca và tình yêu vẫn và mãi là chủ đề sáng tác của ông từ nửa thế kỷ qua.
Nhân dịp nhạc sĩ Từ Công Phụng tổ chức chương trình “Từ Công Phụng – 50 Tình Ca – Một Lần Nhìn Lại,” Vũ Hoàng có mặt và được hân hạnh tiếp chuyện ông.
Lời thơ trong nhạc
*
* *
* *
Từ Công Phụng – Thuyết “định mệnh” trong tình yêu
Thy Nga.
Trong kho âm nhạc Việt Nam, Thy Nga nhận thấy hầu hết những bản nhạc đều buồn, ít khi được nghe một bản vui tươi. Phải chăng, người Việt mình sống nhiều về nội tâm do đó, những u ẩn trong tâm hồn đã dẫn tới biết bao nhiêu cuộc tình không thành? Thy Nga đem vấn đề này hỏi nhạc sĩ Từ Công Phụng, người mà trong mấy chục năm nay đã cống hiến cho đời và cho thính giả những tình khúc tuyệt vời.
Tình yêu, như anh từng đề cập trong những lần phỏng vấn trước, đem đến cho chúng ta niềm hạnh phúc nhưng mặt khác, nó lại là nguồn đau khổ vô cùng đối với những cặp tình nhân kém may mắn…
*
* *
* *
Tình ca Từ Công Phụng
Thy Nga.
“Giọt lệ cho ngàn sau” là một nhạc bản Từ Công Phụng nói là“lời tạ lỗi những người tình đã đi qua đời anh, dù một khoảnh khắc sớm phai tàn nhưng đã để lại những kỷ niệm, và đã nuôi lớn anh trong Tình Yêu dù không trọn vẹn”.
Nhạc sĩ của tình ca
Người nhạc sĩ ấy không bao giờ thôi ca ngợi Tình Yêu. Từ Công Phụng, một đời viết nhạc tình, khởi đi từ đầu thập niên 1960 với những lần chàng sinh viên này trình bày nhạc của mình với bạn bè trong khuôn viên các trường đại học ở Saigon.
Nhà thơ Du Tử Lê từng mệnh danh Từ Công Phụng là “phát ngôn nhân tình yêu của tuổi trẻ miền Nam”. Thật vậy, qua những bài tình ca, anh đã nói lên hộ cho lớp trẻ thời đó những rung động của tuổi mới biết yêu.
*
* *
* *
Nhạc sĩ Từ Công Phụng
Mặc Lâm.
Từ Công Phụng là một người nhạc sĩ tài hoa, nổi tiếng rất sớm trong vùng trời âm nhạc Việt Nam khi mới vừa 17 tuổi, với nhạc phẩm “Bây giờ tháng mấy”.
Người nhạc sĩ tài hoa
Tuy không phải là người dễ dãi trong sáng tác, nhưng số lượng tác phẩm của ông được người nghe chấp nhận và cảm thụ không ít. Hơn hai trăm tác phẩm trong đó nhiều ca khúc đã nằm sâu trong ngăn trí nhớ của người nghe như: Trên ngọn tình sầu, Mắt lệ cho người tình, Kiếp dã tràng, Giọt lệ cho ngàn sau, Tuổi xa người, Bài cho em, Vào mưa, Ơn em….
Từ Công Phụng có cái nhìn tinh tế trước những vần thơ hay. Ông nắm rất nhanh cái hồn mà bài thơ ẩn chứa phía sau những con chữ bình thường. Đối với ông, cảm nhận ngữ nghĩa của bài thơ chưa đủ mà phải rung với cái thần của nó, bật ra những từ ngữ mới trong âm nhạc, làm cho nét nhạc long lanh và sâu đắm hơn.
*
* *
* *
Từ Dung và Từ Công Phụng – “Trên ngọn tình sầu”
Đoàn Thạch Hãn
Từ Công Phụng sinh năm 1942 tại Ninh Thuận, là nhạc sĩ sáng tác nổi tiếng giai đoạn 1950 – 1975 tại miền Nam. Ông có thể hình to lớn, nhưng phong thái lại rất nghệ sĩ, ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự, dễ gây thiện cảm với mọi người.
Là người dân tộc Chăm, được chính quyền Sài Gòn ưu đãi theo chính sách đối với các dân tộc thiểu số. Vì thế, chưa tốt nghiệp tú tài, Từ Công Phụng đã được ưu tiên vào học trường đại học quốc gia Hành chính. Tuy nhiên, chỉ học được hơn một năm thì ông bỏ học, đi làm biên tập viên cho một đài phát thanh. Không như nhiều bài báo trong và ngoài nước cho rằng Từ Công Phụng đã tốt nghiệp cử nhân Luật tại Sài Gòn.
*
* *
* *
Nghe Từ Công Phụng Tỏ Tình
Luân Hoán
Thích nhạc, mê nhạc, ghiền nhạc không hề đứng gần khả năng am hiểu âm nhạc, lại càng không thể phát sinh chuyện điều khiển, sắp xếp những nốt nhạc, nói ngắn gọn là sáng tác. Đa số chúng ta nghe nhạc bởi sự cảm nhận tự nhiên. Sự cảm nhận này rất ít đến với chúng ta bằng sự lẻ loi của các nhạc cụ, dù chúng có cùng nhau cất tiếng. Âm nhạc vốn là cõi cao xa, thường vượt tầm hiểu biết của nhiều người.
Cứu được nhược điểm này, lời ca đã đóng một chức năng chủ yếu. Riêng với người Việt Nam, ca từ đúng là một nhu yếu phẩm cho tâm hồn, cho tinh thần. Ngày còn nằm nôi, ca dao, tục ngữ theo giọng hát ru con, ru em đến với chúng ta. Ấu thơ bây giờ có thể thiếu hẳn nguồn bổ dưỡng này, nhưng bù lại có những máy phát êm dịu đưa giấc ngủ. Nói chung lời ca chính là chìa khóa, là cây cầu đưa chúng ta đến gần âm nhạc hơn. Dĩ nhiên phần nhiều chúng ta vẫn mang đôi tai điếc đặc ngồi trong thính đường một buổi trình tấu nhạc cổ điển tây phương. Nhưng ít ra chúng ta cũng đã dễ dàng đến với những Chiều Về Trên Sông của Phạm Duy, Thu Vàng của Cung Tiến, Biệt Ly của Dzoãn Mẫn, Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn, Tóc Mây của Phạm Thế Mỹ, Cô Đơn của Nguyễn Ánh 9, Hòn Vọng Phu của Lê Thương, Dư Âm của Nguyễn Văn Tý, Ngọc Lan của Hoàng Trọng, Quê Mẹ của Thu Hồ, Khúc Ca Ngày Mùa của Lam Phương, Ghé Bến Sài Gòn của Văn Phụng, Xóm Đêm của Phạm Đình Chương, Trăng Mờ Bên Suối của Lê Mộng Nguyên, Nụ Cười Sơn Cước của Tô Hải, hay Sơn Nữ Ca của Trần Hoàn… Dĩ nhiên còn rất nhiều, rất nhiều ca khúc vẫn sống tiềm ẩn trong lòng chúng ta. Có thể nói những ca khúc này, tám phần mười vượt thời gian nhờ ở ca từ. Đây quả thật là trình độ thưởng ngoạn âm nhạc của đại chúng người Việt chúng ta. Và từ những lời nỉ non, véo von không cần mất nhiều sự suy nghĩ này, một số trong chúng ta lần theo trình độ học vấn yêu thích những ca khúc trau chuốt, giàu hoa mỹ đượm chút ít triết lý về cuộc đời. Vẫn giữ căn bản giản dị, trong sáng, nhưng rõ ràng từ bàn tay của Từ công Phụng, Lê Uyên Phương, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Cung Tiến… ca khúc của họ có cái vẻ sang cả, trí thức hẳn lên.
*
* *
* *
*
* *
* *
Phân tích nhạc phẩm Như Ngọn Buồn Rơi của Từ Công Phụng
Vĩnh Lạc Đoàn Thế Ngữ
Trong chương trình Âm Thanh và Ngôn Từ sau đây, Nhạc sĩ Vĩnh Lạc Đoàn Thế Ngữ sẽ phân tích nhạc phẩm Như Ngọn Buồn Rơi của Nhạc sĩ Từ Công Phụng.
https://phailentieng.blogspot.com/2022/08/tinh-ca-tu-cong-phung.html?fbclid=IwAR12PLgVEwo2wJdpeE-1zI2Z0pV0aj4cdBip_uRHKHQWJk14qKwK38dhZ5c