TÌM LẠI BÁO XUÂN XƯA (Xuân 2021)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Tượng trời đất duy tân
Chúc lục châu quan sĩ quân dân
Năm ngoái bởi mưa nhiều ướt át
Thương những người động tác vô công
Chắc năm nay thuận võ điều phong
Như non của chất, đầy đồng lúa vun
Nước giàu dân đặng thung dung
Non sông tấn bộ sánh cùng cõi Âu
No say chung cả một bầu
Lợi quyền bình đẳng đọc câu ấy hoài
Danh vinh, phận quí lâu dài
Tân Văn nhựt báo kính bài mừng chung
Cung hỉ cung hỉ, phát tài phát tài…
Ba ngày xuân xin kiếu, xin nghỉ một kỳ nhựt trình.
Bổn quán đốn thủ”

Nếu tin vào mô tả của nhà nghiên cứu Sơn Nam thì Lục Tỉnh Tân Văn là tờ báo đầu tiên làm báo Xuân dù chưa hoàn toàn như báo Xuân sau này.

***

Đặc biệt nhất là khi nhìn ngắm lại hình thức của những giai phẩm Xuân xưa, người ta không khỏi nhận ra một trong những điểm nổi bật nhất đó là hình ảnh của những giai nhân luôn chiếm lĩnh vị trí nổi bật trên bìa báo.

Những khuôn mặt tươi tắn mang đậm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam được vẽ lại bằng những nét cọ tinh tế hay bằng ống kính nhiếp ảnh như càng làm tăng thêm sức sống, sự trong trẻo và dịu dàng cho mỗi bìa báo Xuân.

Giai phẩm Xuân “Ngày Nay” phát hành năm 1937, với bìa của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, ruột có nhiều phụ bản đẹp. Giai phẩm Xuân “Ngày Nay” phát hành năm 1938, với bìa của Right, tức họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Giai phẩm Xuân “Phong Hóa” phát hành năm 1934, với bìa của họa sĩ Lemur (Cát Tường).

Một số họa sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương như Mạnh Quỳnh, Hoàng Tích Chù, Tú Duyên lúc đó có vẽ minh họa cho báo Sài Gòn Mới (số Xuân 1952), báo Mới (số Xuân Quý Tỵ 1953)… Cũng có nhiều họa sĩ xuất thân từ trường Trang trí Gia Định, có vài người tuy không học qua trường lớp nhưng có năng khiếu hội họa cũng tham gia.

Báo Ánh Sáng năm Canh Dần 1950 có các họa sĩ Bình Thành và Mai Hoàng Minh; báo Tiếng Chuông 1951 có các họa sĩ Thế Chương, Hưng Hội, Nguyễn Văn Mười, Bình Thành. Ngoài ra, có họa sĩ Phan Khánh vẽ cho tờ Buổi Sáng.

Trên tạp chí Sáng Dội Miền Nam có tranh của Tạ Tỵ, người từng học trường Mỹ thuật Đông Dương và là họa sĩ tiên phong theo trường phái lập thể ở Việt Nam. Họa sĩ Lê Trung chuyên vẽ bìa cũng tham gia minh họa trên báo Sài Gòn Mới số Xuân.

Một họa sĩ cũng được chú ý là Lê Minh. Ông tốt nghiệp trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định, chuyên minh họa và vẽ bìa báo từ trước và sau năm 1960. Ông vẽ hình tượng nhân vật luôn là những cô gái đẹp, mắt to, vóc dáng cân đối và cả những thanh niên điểm trai với mái tóc bồng bềnh!

Nhân vật của Lê Minh tả hao hao giống của họa sĩ Lê Trung nhưng lại hấp dẫn hơn, được tả chi tiết từ mái tóc đến bàn tay, nếp gấp tà áo đến đôi bông tai. Lúc đó, giấy in báo dồi dào và có chất lượng tốt nên tranh ông vẽ được in sắc sảo, đến giờ còn thấy đẹp.

Cũng phải kể đến họa sĩ Vivi người đã bắt đầu đăng truyện tranh đầu tiên trên báo Tuổi Xanh năm 13 tuổi (1958). Năm 1964, ông đậu vào trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn và cũng bắt đầu vẽ cho nguyệt san Tuổi Hoa với bút hiệu Vivi, ghép từ hai chữ đầu Việt Nam và Vĩnh Long, nơi ông chào đời.

***

Kể từ khi chuyển kỹ thuật in từ “typo” sang “offset”, giai phẩm Xuân mang hình thức đẹp từ bìa đến ruột, vai trò của tranh vẽ được đẩy mạnh hết mức. Điều này thể hiện sự quan tâm của giới chủ báo đến tính mỹ thuật của tờ báo như một cách thu hút độc giả quan trọng.

Hình bìa những tờ Báo Xuân thường bao giờ cũng có những người đẹp, những giai nhân đủ loại từ ca sĩ đến tài tử màn ảnh, từ cô gái nông thôn đến thành thị … uốn lượn đủ kiểu trên sạp báo còn hơn là một cuộc thi sắc đẹp.

Như vậy, người mua báo và thậm chí cả người chỉ thấy báo Xuân bày bán trên sạp, đều thấy thích thú với Báo Xuân. Mỗi năm chỉ có một dịp “năm hết Tết đến” mới có cảnh báo Xuân khoe sắc tựa như cuộc thi hoa hậu ngày nay!

Fb Nguyen Chinh