THƯ MỜI LỄ TƯỞNG NIỆM Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
THƯ MỜI
LỄ TƯỞNG NIỆM 
Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích
Chúng tôi trân trọng kính mời qúy đồng hương, qúy bạn bè, thân hữu cùng chí hướng đấu tranh cho một Việt Nam đựơc tự do, dân chủ & nhân quyền đến tham dự Lễ Tưởng Niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích.

GS Nguyễn Ngọc Bích
(26/7/1937- 3/3/2016)

Được tổ chức vào ngày
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016, từ 3:00 giờ chiều – 6:00 giờ chiều
Địa điểm:  Trụ Sở CĐNVQG Houston & vùng Phụ Cận
7100 Clarewood Drive, Houston – TX 77036

Diễn Giả:
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết – Giáo sư Nguyễn Chính Kết

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bảo – Nhà báo  Mai Loan
Ban Tổ Chức:
Mai Thanh Truyết              713-363-4456
Đặng Quốc Việt         832-670-5313
Nguyễn Chính Kết              832-484-2780
Đỗ Tĩnh                                 713-449-6522
Hoài Bắc                          832-283-3280

GIỚI THIỆU SÁCH VÀ XIN QUÝ VỊ HUỞNG ỨNG ỦNG HỘ
Tuyển tập “Nguyễn Ngọc Bích: Tấm Lòng Cho Quê Hương”

 

 Khi Nguyễn Ngọc Bích được hỏi:

“Giáo sư có điều gì nhắn nhủ các thế hệ trẻ Việt Nam?”

Ông đã trả lời ngay:

“Hãy đi tìm Sự Thật về Việt Nam”.

Bản thân Nguyễn Ngọc Bích từng thực tập điều này hàng ngày.

Bài nghiên cứu “Chinese Fallacies Regarding The Southeast Asian Sea” (“Những Ngụy Biện của Trung Hoa về Biển Đông Nam Á”) – đã được gởi đi nhiều nơi cuối tháng 2, 2016 đưa ra những chứng cứ và nghị luận lật tẩy Năm Ngụy Biện của Trung Cộng đã và đang xử dụng trong âm mưu thâu tóm Biển Đông.

Bài nghiên cứu tuy không dài, nhưng tác giả hẳn phải đọc nhiều tài liệu về lịch sử Việt Nam để sẵn sàng trả lời những câu hỏi hóc búa của các học giả tham dự cuộc Hội Nghị Biển Đông được tổ chức tại thủ đô Manila, Philippines đầu tháng 3, 2016.

Không chỉ là người thành thật với lời nói của mình, Nguyễn Ngọc Bích còn là người chân thành với mọi người ông gặp.

Vì thế, không là điều ngạc nhiên khi tang lễ của ông có tới trên một ngàn người tham dự.

Một số người có cơ hội nói lên cảm tưởng trong tang lễ. Nhưng có rất nhiều người – trên khắp thế giới, cũng muốn bày tỏ niềm tiếc thương trước sự ra đi bất ngờ đến bàng hoàng này. Đó là lý do sự ra đời của Tuyển Tập:

 

Nguyễn Ngọc Bích: Tấm Lòng Cho Quê Hương“.

 

Cuốn sách gồm 6 Phần và gần 500 trang:

  • Phần 1: Tiểu Sử GS Nguyễn Ngọc Bích.
  • Phần 2: Tạ Ơn, Phân Ưu, Tiễn Biệt.
  • Phần 3: Những Bài Viết Tiêu Biểu của GS Nguyễn Ngọc Bích.
  • Phần 4: Những Bài Viết Về GS Nguyễn Ngọc Bích.
  • Phần 5: Hình Ảnh trên Chuyến Bay và tại Manila.
  • Phần 6: Hình Ảnh Tang Lễ tại Washington DC.

Tuyển Tập là sự góp tiếng của trên 70 người.

Họ ở các lứa tuổi khác nhau, làm các nghề khác nhau, ở các nơi khác nhau, nhưng cùng tưởng nhớ tới người em, người anh, người bác, người chú, người thày, người bạn, người đồng chí, thân thương đã không hẹn mà … đi!

Chính vì sự đa dạng của Tuyển Tập, nên những ai từng quen biết và thương mến Nguyễn Ngọc Bích sẽ ít nhiều bắt gặp cảm xúc của chính mình trong cuốn sách này.

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích được biết đến nhiều nhất nhờ những cống hiến bền bỉ và giá trị của ông trong lãnh vực văn hóa Việt Nam.

Người ta gọi ông là “thư viện sống”, là “người đa tài”, là “người đầy nhiệt tình”, là “người quên mình vì việc chung”; thậm chí có người còn hóm hỉnh chế tên cho ông: “Energizer Bunny của Việt Nam”, dựa theo hình ảnh chú thỏ hãng pin Energizer, một chú thỏ đánh trống không biết mệt.

Than ôi, thế nhưng làm sao trái tim một người 79 có thể theo kịp sức làm việc gần như không ngừng nghỉ? Cuối cùng, trái tim Ngọc đã ngưng đập.

Có điều, người ta thương mến Nguyễn Ngọc Bích không phải do ông nói được nhiều thứ tiếng, giữ nhiều chức vụ quan trọng, làm nhiều điều nổi bật; mà người ta thương ông vì điều này: Nguyễn Ngọc Bích là một người nhân hậu hiếm có – một “Tâm Thiện” như chính pháp danh của ông.

Nguyễn Phương Uyên tâm sự về một “bác Bích” hiền hòa của cô qua những dòng chữ sau:

Nói làm sao hết những kỷ niệm! Ngày ấy tôi vẫn là một đứa trẻ non nớt và thiếu kinh nghiệm lúc nào trong lòng cũng hun đúc một niềm khát khao cháy bổng sẽ làm một cái chuyện gì đó hòng góp sức canh tân đất nước. […]

Tuy nhiên, là những gì, làm sao, như thế nào, tôi chưa thể xác định rõ ràng vì vậy tôi có cảm giác lòng mình đầy rẫy những bất an, khó chịu lạ lùng. May thay, cùng thời điểm đó có người giới thiệu cho tôi giáo sư Nguyễn Ngọc Bích với mục đích ban đầu là để giúp tôi học Anh văn.

[…]Có lẽ sẽ không một ai có đủ kiên nhẫn, thường xuyên ngồi lại để giảng giải cho tôi một cách rõ ràng và có hệ thống về những thắc mắc của tôi như thầy tôi. Ngày hôm nay trong niềm thương nhớ, để không hoài công thầy tôi tự nhủ với lòng sẽ cố gắng học tập và hoàn thành những gì dang dở mà thầy tôi đã khuyến khích.”

Nữ sĩ Trương Anh Thụy – người cộng sự thân thiết trong việc xuất bản sách với Nguyễn Ngọc Bích – có lần đã hỏi ông:

Sau khi anh ra khỏi cõi đời này anh muốn người đời nhớ về anh như thế nào? “

Nguyễn Ngọc Bích nói ngay:

Là một người yêu nước! 

Rồi ông tiếp:

Vì yêu nước nên yêu đất, yêu con người, yêu lịch sử, yêu văn hóa, văn thơ,…

Khi còn tại thế, không ai biết đích xác Nguyễn Ngọc Bích đã từng tham gia bao nhiêu công tác, bao nhiêu hội đoàn, bao nhiêu tổ chức. Mãi tới khi những người từng cộng tác và sinh hoạt với ông viết ra những kỷ niệm của họ trong Tuyển Tập “Nguyễn Ngọc Bích: Tấm Lòng Cho Quê Hương” người ta mới có thể thấy được phần nào những cống hiến của ông cho đất nước, cho dân tộc.

Khi còn tại thế, Nguyễn Ngọc Bích nhận nhiều khen ngợi và cũng không ít chê trách. Phải chăng, câu nói của ông rồi đây sẽ được áp dụng cho chính ông:

Hãy đi tìm Sự Thật về Nguyễn Ngọc Bích

 Tuyển Tập “Nguyễn Ngọc Bích: Tấm Lòng Cho Quê Hương” chính là bước mở đầu nói lên những sự thật về ông, nhất là với những thế hệ trẻ chưa từng biết đến Nguyễn Ngọc Bích.***

Chú Thích:

Nguyễn Ngọc Bích: Tấm Lòng Cho Quê Hương

  • Sẽ được phát hành trong ngày “Tưởng Nhớ GS Nguyễn Ngọc Bích” tại nhiều tiểu bang Hoa Kỳ và Châu Âu vào Thứ Bảy 14 tháng 5, 2016.
  • Ấn phí: 25 usd (trong Hoa Kỳ).

 

 

________________________________________

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com/

“The Love of my Country will be the ruling  

 Influence of my Conduct.” – George Washington