Thông điệp từ thủy thủ đoàn tàu USS KIRK (DE-1087)
Một trong năm mươi chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ tham gia Chiến dịch Frequent Wind và Chiến dịch New Life vào tháng Tư và tháng Năm năm 1975.
Thân gửi các bạn,
Tôi vinh dự và tự hào được thay mặt các chiến hữu trên tàu USS KIRK gửi lời chào nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến dịch Frequent Wind. Tôi rất tiếc không thể hiện diện cùng quý vị, nhưng xin tri ân cơ hội này để bày tỏ niềm kiêu hãnh to lớn mà tất cả anh em thủy thủ KIRK đều chia sẻ khi đã góp phần nhỏ bé của mình trong những biến cố trọng đại cách đây nửa thế kỷ. Đồng thời, chúng tôi xin gửi lời kính trọng sâu sắc đến các đồng bào gốc Việt của chúng tôi.
Khi chúng tôi rời cảng nhà tại San Diego, California vào đầu tháng Ba năm 1975, không ai trong chúng tôi biết rằng mình sắp sửa tham gia vào công cuộc cứu hộ và tiếp nhận 32 chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, với hơn 33,000 người tị nạn trong tâm trạng hoảng loạn và tuyệt vọng.
Chúng tôi khi ấy là một thủy thủ đoàn rất trẻ — phần lớn chỉ mới ở độ tuổi đôi mươi. Vị hạm trưởng của chúng tôi lúc đó mới có 38 tuổi, và người lớn tuổi nhất trong đoàn chỉ mới 42 — chúng tôi thường gọi ông một cách thân mật là “Pappy”! Nhưng dù còn trẻ, chúng tôi là một đội ngũ được huấn luyện tinh nhuệ trên một chiến hạm hiện đại, có nhiệm vụ chính là chống tiềm thủy đĩnh. USS KIRK là một tàu hộ tống khu trục — mạnh mẽ, trang bị hỏa lực đầy đủ và có thể đóng vai trò sát thương quan trọng trong đội hình tác chiến hàng không mẫu hạm.
Nhưng vào mùa Xuân năm 1975, khi miền Nam Việt Nam – đồng minh thân thiết của chúng tôi – sụp đổ trong bi thảm, điều cần thiết không phải là một chiến hạm trong tư thế chiến đấu. Pháo, hỏa tiễn và ngư lôi được gác lại, vì lúc ấy, như lời người bạn đồng ngũ Don Cox quá cố của chúng tôi từng nói, “điều cần thiết là một trái tim và một bàn tay.” USS KIRK đã trở thành tàu nhân đạo, cùng với nhiều chiến hạm Hoa Kỳ khác hoạt động ngoài khơi Việt Nam vào lúc đó.
Trong hai ngày căng thẳng của Chiến dịch Frequent Wind, boong tàu USS KIRK trở thành nơi trú ẩn an toàn cho 16 trực thăng Việt Nam chở gần 160 người tị nạn.
Sau đó, trong 7 ngày của Chiến dịch New Life, chúng tôi dẫn đầu đội hình gồm 6 chiến hạm Hoa Kỳ hộ tống 32 chiến hạm Việt Nam đi một hải trình 1,000 dặm từ đảo Côn Sơn đến căn cứ Subic Bay tại Phi Luật Tân. Trên 32 chiến hạm ấy là hơn 33,000 người — đàn ông, phụ nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh — vừa rời bỏ quê hương, đối diện với một tương lai bất định. Trong suốt một tuần lễ trên biển, chúng tôi đã chăm sóc cho nhiều trường hợp bị thương và bệnh tật, và đau lòng chôn cất hai người tị nạn ngoài khơi. Chúng tôi thay quần áo, đóng tã cho trẻ sơ sinh và nấu ăn cho hàng chục ngàn người tị nạn chen chúc trên các chiến hạm trong điều kiện sống khắc nghiệt.
Việc chăm sóc cho người tị nạn – đặc biệt cho các em bé và trẻ nhỏ – là một kinh nghiệm sâu sắc đối với các thủy thủ trẻ (vào thời đó, toàn bộ thủy thủ đoàn Hải quân Hoa Kỳ đều là nam giới). Điều này làm nhiều người chúng tôi nghĩ đến những đứa em trai, em gái nhỏ bé của mình ở quê nhà. Những người lính trẻ tuổi — phần lớn vẫn chỉ là những cậu trai trẻ — đã trưởng thành trong chính những ngày hỗn loạn và khó quên ấy. Và cho đến hôm nay, nửa thế kỷ sau, họ vẫn nói về những ngày đó với sự kính phục và niềm tự hào sâu sắc.
Trong các buổi sum họp thủy thủ đoàn USS KIRK suốt những năm qua, chúng tôi vô cùng hân hạnh được gặp lại nhiều gia đình người Việt mà chúng tôi đã từng giúp đỡ trong cuộc di tản năm 1975. Tình yêu của quý vị dành cho cố hương, và sự gìn giữ văn hóa dân tộc thật rõ ràng và đáng quý. Đồng thời, lòng tri ân và tôn trọng mà quý vị dành cho quê hương thứ hai của mình — Hoa Kỳ — cũng thật cảm động. Trong 50 năm qua, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã góp phần viết nên một chương sử mới đầy ý nghĩa trong lịch sử Hoa Kỳ.
Tôi tin rằng mình đang nói thay cho tất cả các chiến hữu trên USS KIRK khi xin gửi đến quý vị đang tề tựu hôm nay tại thủ đô của chúng ta tình yêu thương và lòng kính trọng sâu sắc.
Xin chân thành cảm ơn, và nguyện cầu Thượng Đế ban phước lành cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ!
Hugh J. Doyle,
Chỉ huy trưởng, Hải quân Hoa Kỳ (Hưu trí)
Kỹ sư trưởng, USS KIRK (DE-1087) – cấp bậc Trung úy
Message from the crew of USS KIRK (DE-1087), one of the fifty United States Navy ships that took part in Operation Frequent Wind and Operation New Life in April and May of 1975.
Dear Friends,
I have the honor and privilege of speaking for my USS KIRK Shipmates on the occasion of the fiftieth anniversary of Operation Frequent Wind. I regret that I could not join you in person, but I appreciate this opportunity to express the extraordinary pride we KIRK crewmen all share in doing our modest part during those momentous events of a half century ago. And we send our deepest respect to our Vietnamese American fellow citizens.
When we departed our home port of San Diego, California in early March, 1975, we had no idea that we would soon take part in the rescue and deliverance of 32 ships of the Republic of Vietnam Navy, transporting more than 33,000 frightened, desperate refugees.
We were a young crew, most of us still in our teens and early twenties. Our Captain was only 38 years old, and our oldest crewman was just 42 – and we all called him “Pappy”! But as young as we were, we were the highly trained crew of a modern warship, whose primary mission was Anti-Submarine Warfare. We were a destroyer escort, a powerful, heavily armed ship, fully trained to be a lethal component of a modern aircraft carrier battle group.
But in the Spring of 1975, during the tragic fall of our ally, the Republic of Vietnam, it wasn’t a warfighting ship that was required. The guns and missiles and torpedoes were set aside, for it was “a heart and a hand” that was needed (to quote the late Don Cox, one of our fine KIRK Shipmates). We became a humanitarian assistance ship, along with so many other U. S. Navy ships that were out there with us then.
During the two hectic days of Operation Frequent Wind, the flight deck of USS KIRK provided a safe haven for sixteen fleeing Vietnamese helicopters, carrying nearly 160 refugees.
Then, during our seven-day involvement in Operation New Life, on a thousand-mile voyage from Con Son Island to Subic Bay in the Philippines, KIRK led a force of six U. S. Navy ships in escorting 32 Vietnam Navy ships to safety. Aboard those 32 ships were more than 33,000 traumatized men, women, children and infants who had just left their homeland, bound for an uncertain future. During that week at sea, our six U. S. Navy escorting ships tended to numerous injuries and illnesses, and even sadly buried two refugees at sea. We clothed and diapered children and infants and fed and sustained those tens of thousands of refugees who were huddled and crammed aboard those ships in often-terrible living conditions.
Caring for so many refugees – particularly the young children and infants – was a profound experience for our young crewmen (it was all men aboard U. S. Navy ships back then). Many of them said it made them think of their own little brothers and sisters back home. Our young crew – many of them still teenage boys – quickly became men during those hectic, memorable operations. To this day – a half century later – they still speak with awe and wonder and take great pride in their intimate involvement in that rescue mission.
During our many USS KIRK ship reunions over the years, we have had the profound pleasure of meeting many of the Vietnamese families we helped evacuate back in 1975. Your love for your native land and respect for your ancestral culture is clearly obvious and praiseworthy. And your love and respect for your adopted land is also striking. In the past fifty years, our Vietnamese American fellow citizens have helped write a new, wonderful chapter in our American history.
I know I speak for all my USS KIRK Shipmates when I send our love and deep respect to all of you gathered here today on this profound occasion in our Nation’s capital.
Thank you all, and may God Bless our United States of America!
Hugh J. Doyle, Commander, USN (Retired)
Chief Engineer, USS KIRK (DE-1087) (as a Lieutenant)