THẾ GIỚI NGOẢNH MẶT: 100 NĂM TÀU CỘNG THEO ÁNH TÀ DƯƠNG !

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Tập Cận Bình huênh hoang phát biểu tại lễ kỷ niệm 100 năm của Đảng Cộng Sản Tàu trong khi thế giới lên án gay gắt.

Ngày 1 tháng 7, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST), nhiều chính trị gia và cơ quan truyền thông Hoa Kỳ, người dân các quốc gai tiến bộ trên thế giới  đã đồng loạt lên án và nhấn mạnh thế giới nên khắc ghi những hành động tàn bạo của ĐCST đối với người dân, chà đạp lên các giá trị dân chủ. Trong khi Tập Cận Bình huênh hoang đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm 100 năm ĐCST tại Bắc Kinh, nơi sinh sản muôn vàn tội lỗi đối với người dân Trung Hoa và nhân loại.

Những chính khách Hoa Kỳ lên án:

Ngày 1/7 cựu Ngoại trưởng Michael Pompeo cho biết trên Twitter: “100 năm tồn tại của ĐCST là 100 năm giết chóc và diệt chủng. Không có một đảng chính trị nào khác giết người nhiều hơn ĐCST”.

Cựu đại sứ Hao Kỳ tại Liên Hợp Quốc, bà Nikki Haley cho biết trên Twitter: “Khi ĐCST kỷ niệm 100 năm thành lập, chúng ta không được quên cả triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ và tra tấn trong các trại tập trung. Hôm nay không phải là lễ kỷ niệm mà là một ngày để thương tiếc các nạn nhân của nước Tàu”.

Vào ngày 1/7, Văn phòng Thượng nghị sĩ liên bang Marco Rubio phe Cộng hòa Mỹ cũng ra thông cáo báo chí, nêu rõ: “Hôm nay ĐCST kỷ niệm 100 năm thành lập, nhưng chuyên chế áp bức 100 năm là nỗi buồn chứ không phải niềm vui”

Hạ Viện Hoa Kỳ lên án: 

Cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ ra kiến nghị lên án đảng Cộng Sản Tàu  được phát khởi bởi dân biểu Dân Biểu Cộng Hòa Mike Gallagher đưa ra nghị quyết “lên án ĐCST 100 năm vi phạm nghiêm trọng nhân quyền” Kiến nghị này được sự ủng hộ nồng nhiệt của các dân biểu hạ viện thuộc hai đảng tiêu biểu như:  Dân Biểu Michael McCaul, thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm Trung Cộng của Đảng Cộng Hòa, Elise Stefanik, chủ tịch Hội nghị Đảng Cộng hòa tại Hạ viện và Brian Fitzpatrick, cũng như các dân biểu Đảng Dân chủ Ruben Gallego, Josh Gottheimer và Jared Golden……

Tạp chí Newsweek

Trước đó ngày 30/6, trang Newsweek của Mỹ cũng đăng bài bình luận của Thượng nghị sĩ Rubio, nói rằng mọi người không nên quên lịch sử tàn bạo lâu đời của ĐCST, không nên quên mặt tối cai trị hà khắc kéo dài của bộ máy này.

Trong bài viết TNS Rubio lên án ĐCST không từ thủ đoạn bành trướng quyền lực ngay từ khi lên nắm quyền. Ông Rubio viết: “Sau khi ĐCST lên nắm quyền thành công, đã ngay lập tức thanh trừng hầu hết tất cả những người có liên hệ với chính quyền Trung Hoa Quốc Dân đảng trước đây. Trong thập kỷ đầu tiên của chế độ độc tài của ĐCST đã có ít nhất 5 triệu người dân thường bị chết oan [qua các chiến dịch xã hội]”.

Ông chỉ ra người dân Trung Hoa trường kỳ phải sống dưới sự đe dọa của bạo lực chính trị và bị vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống. Tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989, ĐCST đã tàn sát hàng trăm và có thể hàng ngàn người, đó là hình ảnh thu nhỏ về về sự tàn bạo của tổ chức này.

Ông cho biết cái gọi là thời kỳ cải cách và mở cửa, ĐCST cũng tấn công vào yếu tố quan trọng nhất của gia đình trong xã hội theo Nho giáo, theo đó ước tính ‘chính sách một con’ đã dẫn đến 400 triệu trường hợp phá thai và triệt sản do chính quyền cưỡng ép.

Thượng nghị sĩ Rubio cũng kêu gọi ủng hộ những người đã chịu khổ nạn vì dám chống lại ĐCST như: luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng) và Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong), những nhà hoạt động xã hội Hồng Kông như Hoàng Chi Phong và Lê Trí Anh, Ban Thiền Lạt Ma Gendun Choekyi Nyima bị mất tích từ lúc ông 6 tuổi, mục sư nhà thờ tại gia (House church) Vương Di (Wang Yi), học giả Ilham Tohti, bác sĩ người Duy Ngô Nhĩ Gulistan Abbas, và “người thổi còi” viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) là bác sĩ Lý Văn Lượng…

Báo Wall Street Journal

Tờ báo chính thống Wall Street Journal (Mỹ) đã đăng bài xã luận vào tối ngày 30/6, lên án ĐCST nắm quyền lực đang gây mối đe dọa lớn đối với tự do và dân chủ toàn cầu. Ngay đầu bài xã luận đã đề cập vấn đề nghiêm trọng nhất của ĐCST là “quá trình thảm sát không thể quên” của tổ chức này, họ rút về Diên An vào những năm 1930 để cho Trung Hoa Quốc Dân đảng dưới quyền của Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc chiến tranh chống Nhật. Sau khi Mao Trạch Đông chiến thắng trong cuộc Nội Chiến năm 1949, ông ta đã tiêu diệt toàn bộ Trung Hoa Quốc dân Đảng và các đối thủ chính trị và giành được quyền kiểm soát hoàn toàn.

Bài xã luận chỉ ra thực trạng thiếu tính hợp pháp quyền lực từ con đường dân chủ khiến ĐCST duy trì chế độ bằng cách nhân danh chủ nghĩa dân tộc và cố gắng xây dựng thịnh vượng kinh tế. Nhưng Trung Hoa vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là nhờ được hưởng lợi từ hệ thống thương mại thế giới mở ra, hệ thống đã đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo, để rồi nó được  ĐCST lợi dụng trở thành nguồn tự hào dân tộc.

Bài xã luận chỉ ra thủ đoạn kiểm soát cuối cùng của ĐCST là sử dụng sự sợ hãi, rằng sau thời Mao Trạch Đông thì thời Tập Cận Bình ngày nay đã đẩy mạnh trấn áp người bất đồng chính trị khủng khiếp nhất, cho thấy họ lo sợ người dân [đe dọa quyền lực của họ] đến mức nào: bất kỳ ai thách thức đường lối của Đảng là có thể bị trấn áp, bắt giam những người dám công khai tình hình những ngày đầu của virus Vũ Hán, đưa người Duy Ngô Nhĩ đến các trại cải tạo và trại lao động, vi phạm cam kết về quyền tự trị của Hồng Kông…

Tác giả cho rằng trên bình diện quốc tế, thực trạng kết hợp giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân tộc của ĐCST là nguy cơ cho thế giới. Trong những năm gần đây đã có rất nhiều tiền lệ không hay: ví dụ như xung đột biên giới giữa Trung Cộng và Ấn Độ, việc Trung Cộng chiếm các đảo ở Biển Đông, “Vành đai và Con đường” khiến các nước nghèo nợ nần chồng chất, hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và bí mật thương mại của Mỹ…

Nhưng bài viết của Wall Street Journal cho biết, lo ngại nhất là ĐCST đang khiến thứ văn hóa kiểm duyệt của họ thâm nhập trong các xã hội tự do. Hành động của ĐCST đang gây làn sóng chống lại trên toàn cầu, nhưng rủi ro lớn nhất mà ĐCST phải đối mặt chính là từ bên trong: vấn đề già hóa dân số, tích tụ nợ công, chính trị kiểm soát gây trở ngại kinh tế tư nhân…, cho nên sẽ là nguy hiểm nếu chủ nghĩa dân tộc của Trung Cộng không được kiểm soát.

Báo Los Angeles Times

Vào ngày 1/7, tờ Los Angeles Times cũng đăng một bài xã luận có tựa đề “Sinh nhật không vui: 100 năm của ĐCST”. Bài báo cho biết kể từ năm 2012 đến nay, lãnh tụ Tập Cận Bình của ĐCST không chỉ tăng cường gia cố quyền lực và triệt tiêu phe đối lập trong Đảng, ông còn tích cực đầu tư vào chi tiêu quân sự và áp dụng thái độ đối đầu, thậm chí hiếu chiến với Mỹ.

Bài xã luận chỉ ra, đi cùng xu thế tăng cường chủ nghĩa độc tài là thành tích tồi tệ về nhân quyền của Trung Cộng đã xấu đi trong những năm gần đây. Trong vấn đề nhân quyền này, nghiêm trọng nhất phải kể là đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, việc giam giữ tập trung hầu hết các cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ôn hòa trong các trại tạm giam là “những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trong thời đại chúng ta – không khác gì hệ thống trại cải tạo bằng lao động Gulag của Stalin”.

Xã luận chỉ ra bản án cuối cùng của ĐCST ghi khắc vô số tội ác: nạn đói lớn năm 1958-1961 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 30 triệu người, Cách mạng Văn hóa 1966-1976 với vô số vi phạm nhân quyền đã xé nát xã hội.

Cộng đồng quốc tế đang xem liệu ĐCST có thể tồn tại tiếp tục hay khiến cho xã hội Trung Cộng chìm vào những thảm họa tương tự nữa hay không.

Hôm 1/7, khi được hỏi cảm tưởng về bài phát biểu của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình vào ngày 1/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Price nói: “Chúng tôi biết rằng hôm nay ĐCST kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, chúng tôi biết rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát biểu, chúng tôi sẽ lưu hồ sơ, nhưng sẽ không bình luận về chi tiết cụ thể… Tôi nghĩ ấn tượng chung về chính quyền hiện tại của ĐCST đã rất rõ ràng, nhưng tôi không phản ứng cụ thể về bài phát biểu ngày hôm nay của Chủ tịch Tập”.

Quốc tế lên án qua thăm dò ý của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew (Trung Tâm Research Center):

Theo một cuộc khảo sát gần đây do Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew), quan điểm tiêu cực về Trung Cộng đối với người dân trong các nước  có nền nền kinh tế tiến bộ nhất thế giới luôn ở mức cao gần như chiếm kỷ lục trong tình hình có những lo ngại về vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh.

Một báo cáo của Pew cho biết kết quả cuộc khảo sát 17 nền kinh tế tiến bộ ở Âu Châu, Bắc Mỹ và khu vực Á Châu-Thái Bình Dương được công bố hôm 30/06 cho thấy 15 nền kinh tế lớn, thì có 8/10 người dân được hỏi” – không ủng hộ Trung Cộng và tin rằng Trung Cộng “TC không tôn trọng các quyền tự do cá nhân của người dân.”

“Cảm nhận này gần mức cao lịch sử ở hầu hết mọi nơi được khảo sát, đã càng ngày càng tăng tăng đến 80%  ở các quốc gia như Ý, Nam Hàn, Hy Lạp, Úc, Canada và Anh Quốc kể từ năm 2018”.

Pew đã thăm dò ý kiến ​​của 18,850 người trưởng thành ở 17 quốc gia có nền kinh tế tiến bộ nhất thế giới từ ngày 01/02 đến ngày 26/05 và công bố kết quả nàyvào ngày 30/06, một ngày trước khi Trung Cộng kỷ niệm 100 năm thành lập.

Các nền kinh tế được khảo sát bao gồm Úc, Bỉ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Nhật, Hà Lan, New Zealand, Singapore, Nam Hàn, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đài Loan và Hoa Kỳ.

Nguồn: htttp://vietquoc.org