TÂM THƯ CỦA MỘT BÁC SĨ TẠI VÙNG TÂY ÂU GỬI NGƯỜI MỸ

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

NEWSWEEK- OPINION

TRẺ TUỔI VÀ KHÔNG SỢ HÃI BỆNH DỊCH CORONAVIRUS TOÀN
CẦU? TỐT CHO BẠN. BÂY GIỜ XIN BẠN HÃY NGƯNG GIẾT NGƯỜI.
TÂM THƯ CỦA MỘT BÁC SĨ TẠI VÙNG TÂY ÂU GỬI NGƯỜI MỸ.

Viết ngày 11 tháng 3 năm 2020, lúc 2:29 chiều.

Lá thư này được đăng trên NEWSWEEK, một tuần san rất uy tín của nước Mỹ.
Tác giả là một Bác sĩ cao cấp tại một bệnh viện lớn ở Âu châu. Bà yêu cầu đừng
tiết lộ tên Bà vì Bà chưa nhận được phép để nói với báo chí.

Người ghi lại là DIMI REDER.

Người phiên dịch sang tiếng Việt là Giáo Sư Phạm Vân Bằng, Giám Đốc Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Phật Giáo Điều Ngự, nguyên Giáo sư Anh ngữ Đaị Học Vạn Hạnh trước 1975, các học khu Los Angeles và Montebello.

Tôi là một Bác sĩ tại một bệnh viện lớn tại Tây Âu. Nhìn người Mỹ (và cả người Anh
nữa) trong tình trạng còn sớm về việc đại nạn dịch toàn cầu coronavirus tôi thấy giống như mình đang xem một cuốn phim kinh dị quen thuộc, khi những người đóng vai chính trong vở tuồng đó, lại một lần nữa, chia nhau thành từng đôi một, hoặc quyết định đi quan sát một vòng trong cái tầng hầm basement đen ngòm.
Cách cư xử đang xẩy ra trong đời sống hiện nay cho rằng đây cũng chỉ là một trận dịch cảm cúm thôi; các trường học tiếp tục mở cửa; hãy giữ nguyên các chương trình du ngọan và cứ đi vào văn phòng làm việc mỗi ngày. Đó chính là những điều chúng tôi đã làm ở nước Ý. Chúng tôi cũng coi mọi việc như bình thường đến nỗi khi có người cho thấy có triệu chứng bị nhiễm vi khuẩn coronavirus bắt đầu xuất hiện, chúng tôi đã ghi nhận rằng mỗi trường hợp này chỉ là một trường hợp bị cảm cúm nặng thế thôi. Chúng tôi giữ cho kinh tế tiếp tục như thường, chỉ tay đổ tội China và kêu gọi du khách tiếp tục thăm viếng. Đa số chúng tôi tự nhủ và nói với nhau: Cũng không có gì tồi tệ lắm. Chúng tôi còn trẻ, chúng tôi khỏe mạnh ngon lành, chúng tôi sẽ không sao cho dù chúng tôi có bị nhiễm vi khuẩn này chăng nữa.

Chỉ hai tháng sau đó thôi, chúng tôi bắt đầu chết đuối trong đại nạn dịch. Nhìn vào thống kê, — căn cứ vào biểu đồ của China, — chúng tôi chưa tới cao điểm cao nhất, nhưng tỷ số chết đã ở mức 6%, gấp hai lần tỷ số trung bình trên thế giới.

Bỏ các con số thống kê sang một bên. Đây là những gì đang xẩy ra trên thực tế. Hầu hết các bạn thời niên thiếu của tôi bây giờ là các bác sĩ đang làm việc tại vùng Bắc của nước Ý. Ở Milan, Bergamo, Padua, họ đang phải chọn lựa giữa việc dành máy thở ống dưỡng khí để chữa trị cho một người 40 tuổi với hai con, hay một người 40 tuổi trông rất khoẻ mạnh và không có các chứng bệnh nan y khác, hay một người 60 tuổi với bệnh cao máu, chỉ vì họ không có đủ giường bệnh cho tất cả mọi bệnh nhân. Trong khi đó thì trong hành lang bệnh viện có thêm 15 người khác đang bị khó thở và cần máy thở dưỡng khí ngay.

Quân đội đang cố đưa một số những người này tới nơi khác bằng trực thăng, nhưng không thể nào xuể được: làn sóng người bệnh qúa đông, có qúa nhiều người đang bị bệnh và cùng một lúc. Và chúng tôi vẫn còn đang chờ lúc cao điểm nhất của nạn dịch tại Âu châu: có lẽ sẽ vào khoảng đầu tháng Tư (4) cho nước Ý, giữa tháng Tư (4) cho Đức và Thụy Sĩ, cũng khoảng chừng lúc đó cho Anh. Còn ở nước Mỹ, sự lây lan chỉ mới bắt đầu.

Nhưng cho tới khi chúng ta qua được lúc cao điểm của nạn dịch, giải pháp duy nhất để đối phó ngay bây giờ là giới hạn các giao tiếp xã hội. Và nếu chính phủ của các bạn còn đang chần chừ ngần ngại thì việc đặt để các giới hạn giao tiếp xã hội là ở nơi chính các bạn.

Ở nguyên tại chỗ. Không du lịch. Hủy bỏ các chương trình tụ họp gia đình, tiệc liên hoan mừng được thăng chức hoặc tụ họp vui chơi buổi tối. Phải làm như vậy thật khốn nạn quá, nhưng đây là hoàn cảnh đặc biệt. Đừng liều lĩnh. Đừng đi những nơi có trên 20 người trong cùng một căn phòng. Những việc đó không an toàn và không đáng để làm trong lúc này. Nhưng tại sao lại có tình trạng nguy kịch như thế, nếu đa số sẽ sống sót?

Đây là câu trả lời: Nếu dùng sự chết làm cái thước đo (để quyết định sinh hoạt của mình) thì sai lầm. Bị nhiễm trùng có thể làm xáo trộn đời sống của bạn trên rất nhiều mặt, rất nhiều hơn là chỉ giết chết bạn, “Chúng ta còn trẻ” – Tốt. “Dù chúng ta có bị vi khuẩn tấn công, chúng ta sẽ lướt qua được” – Qúa tốt. — Hãy nghĩ đến việc bạn sẽ phải trải qua bốn (4) tháng trời tập vật lý trị liệu trước khi bạn cảm thấy bạn còn là con người. Hoặc có một cái xẹo trong phổi bạn và mức độ sinh họat của bạn sẽ bị hạn chế suốt cuộc đời còn lại của bạn. Ấy là chưa kể, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để bị tấn công bởi các vi trùng khác trong lúc đang được chữa trị tại nhà thương, hay đang chờ đợi để được chẩn đoán với một hệ thống miễn nhiễm đã bị lệch lạc ngay cả khi đối diện với một bệnh cảm cúm thông thường. Không đi đây kia để giải trí hay cho công việc là cái gía rất đáng phải trả đó.

Thế này nhé, có nhiều xác xuất bạn sẽ bị nhiễm trùng mà bạn sẽ không có triệu chứng gì. Tốt quá. Tốt cho bạn. Rất không tốt cho mọi người khác, từ Ông Bà của bạn, tới một người lớn tuổi lạ hoắc đã lên toa xe điện ngầm sau khi mà bạn đã bước xuống khỏi xe này một hay hai trạm trước đó. Bạn thì bình thường, bạn có thể hắt hơi hay ho chút chút, nhưng bạn đang đi loanh quanh đó đây, và bạn giết chết vài người phụ nữ lớn tuổi mà không biết là bạn đã làm như vậy. Điều đó có công bằng không? Bạn nói cho tôi nghe đi.

Đây là ý kiến cá nhân của tôi cũng như quan điểm nghề nghiệp của tôi: Tất cả chúng ta đều có bổn phận phải ở yên một chỗ không đi đứng lang thang, ngoại trừ có những có lý do rất đặc biệt, chẳng hạn như bạn đi làm vì bạn đang làm trong ngành y tế, hoặc bạn đang cứu mạng sống một người và đang mang ai đó tới nhà thương, hoặc bạn cần ra khỏi nhà để mua thực phẩm để sống còn. Khi chúng ta đã tới tình trạng đại dịch toàn cầu thế này, thì điều thực sự quan trọng là không thể rải rắc vi trùng lung tung. Điều hữu ích duy nhất là hạn chế giao tiếp xã hội.

Lý tưởng nhất là chính phủ nên công bố các chỉ dẫn đó cùng lúc cung cấp giúp đỡ tài chánh – bù đắp cho sự thất thoát của các cơ sở buôn bán thương mại, làm giảm thiểu tối đa khó khăn tài chánh cho tất cả mọi người, làm giảm đi việc phải liều lĩnh sinh mạng mình hay sinh mạng nhiều người khác để kiếm tiền sinh sống. Nhưng nếu chính quyền của nước bạn chần chừ, chậm chạp trong việc đối phó với hoàn cảnh hiện nay, thì xin bạn đừng làm cái người đó (rải rắc vi khuẩn). Hãy hành động với tinh thần trách nhiệm.

Ngoại trừ có việc tối cần thiết, xin kiềm chế chính mình. Đây là lớp học về bệnh dịch 101. Nó thật là tệ lậu. Nó thật là qúa đáng – Nhưng may thay chúng ta không có bệnh dịch toàn cầu với tác hại ghê gớm như thế này mỗi năm. Vậy xin vắng mặt nhé. Ngồi yên ở nhà. Không du lịch. Tất cả hoàn toàn chắc chắn chẳng đáng gì đâu. Đây là bổn phận công dân và nghĩa vụ luân lý của mỗi người chúng ta, ở bất cứ nơi nào, cần tham gia vào nỗ lực chung toàn cầu để giảm thiểu mối đe dọa hiện nay đối với toàn thể nhân loại. Hãy hoãn tất cả mọi sự di chuyển hay du lịch không thực sự tối cần thiết cho đời sống và hãy cố gắng truyền bệnh dịch càng ít càng tốt.

Xin hãy có những niềm vui trong tháng sáu (6) tháng bẩy (7), tháng tám (8) khi mà, cứ hy vọng như vậy, bệnh dịch này sẽ qua đi. Xin bạn bảo trọng. Chúc bạn may mắn.

https://www.newsweek.com/young-unafraid-coronavirus-pandemic-good-you-now-stop-killing-people-opinion-1491797 utm_source=SilverpopMailing&utm_medium=email&utm_campaign=Updated%20Starting
%205%203.12.2020&utm_content=

Lá thư trên đây được dịch sang tiếng Việt để phổ biến gấp cho các học viên và thành viên của Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Phật Giáo Điều Ngự