TẠI SAO TRỨNG GÀ MỸ KHÔNG BÁN Ở ANH ? (Thiên Ân)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Trứng gà là thứ rất phổ biến, rẻ tiền nhưng trứng gà của Mỹ lại bị cấm tiệt ở Anh, và ngược lại, trứng từ châu Âu cũng không được vào Mỹ.
Trứng ở đâu cũng giống nhau. Chúng chỉ khác về quy định bảo quản
Ở Mỹ, trứng được đưa ra bán phải rửa sạch: USDA yêu cầu các nhà sản xuất phải rửa trứng bằng nước ấm hơn nhiệt độ bên trong của trứng ít nhất 20 độ F. Sau đó phải tẩy cho hết mùi, chủ yếu là mùi phân gà.
Rửa xong, trứng được tráng lại bằng nước ấm có hóa chất khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn.
Sau đó phải “sấy” khô để loại bỏ độ ẩm.
Cuối cùng là “sơn” trứng bằng một lớp dầu mỏng để chống vi khuẩn xâm nhập.
Ở châu Âu, cụ thể là Anh quốc, không bắt phải tắm rửa quả trứng, họ cho rằng người nông dân tự biết làm thế nào để sản phẩm của họ nhìn sạch sẽ trước khi đưa đi bán. Hơn nữa nếu rửa, là “lột” mất lớp bảo vệ bên ngoài vỏ trứng, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong quả trứng.
Ở Mỹ, và trứng luôn được đặt ở các khoang lạnh, chung với các sản phẩm như sữa và pho mát…
Ở Châu Âu, trứng sẽ nằm trên kệ không được làm lạnh. Theo họ, trứng để ở nhiệt độ lạnh, lúc chở về nhà trên, sự thay đổi nhiệt độ sẽ khiến trứng đổ “mồ hôi”, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Ở Mỹ nhiệt độ quy định để trứng là 45 độ F hoặc thấp hơn để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Gà công nghiệp ở Mỹ không tiêm phòng chống vi khuẩn salmonella. Nên cần giữ trứng trong tủ lạnh để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Ở Châu Âu, trứng nên giữ ở nhiệt độ dưới 68 độ F. Họ cho rằng lớp biểu bì ở vỏ trứng đã đủ sức bảo vệ cho việc tránh vi khuẩn xâm nhập.
90% gà công nghiệp ở Châu Âu buộc phải tiêm thuốc chống vi khuẩn salmonella, nên họ không quan trọng việc phải bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp.