Pháo Đài Bay huyền thoại B-17 ở vòm trời Âu Châu trong Thế Chiến Thứ Hai.
Hoa Kỳ sản xuất khoảng trên 3000 chiếc khu trục P-63, đa số viện trợ cho Liên Xô để đánh Đức Quốc Xã. Hình internet chụp ở Moscow, Liên Bang Nga.
Phòng lái chiếc P-63 Hổ Mang Chúa nhỏ và rất khó thấy phía trước vì bảng phi kế quá cao.
Chiếc P-63 nghiêng cánh nên không thấy chiếc B-17 khuất dưới bụng mình
Chiếc B-17 đứt làm hai rớt xuống đất trong 4 giây. Chiếc P-63 thì đã tan xác.
Chiếc B-17 đứt làm hai rớt xuống đất trong 4 giây. Chiếc P-63 thì đã tan xác.
Những người sinh nghề tử nghiệp ra đi bên nhau trong biển lửa.
Một Pháo Đài Bay Boeing B-17 Flying Fortress bị một khu trục cơ P-63 Kingcobra Rắn Hổ Mang Chúa đụng chém đứt làm hai ở cao độ chỉ vài trăm thước lúc 1:20 giờ chiều hôm qua thứ Bảy. Mảnh vụn của hai chiếc rớt xuống đất khoảng 4 giây, nổ cháy trong biển lửa. Toàn bộ phi hành đoàn của hai chiếc đều tử nạn.
Cả hai chiếc máy bay này dược sử dụng trong Thế Chiến Thứ Hai và thuộc về “Lực Lượng Không Quân Hoài Niệm”, Commemorative Air Force gọi tắt là CAF, mà FB Bông Lau là một thành viên và phi công, mặc dù chưa bao giờ được hân hạnh bay với chiếc B-17.
CAF có hàng chục ngàn thành viên ở các tiểu bang và 28 quốc gia. Có 84 Phi Đoàn hoặc Phi Đội ở Hoa Kỳ. Cách tổ chức Phi Đoàn hay Phi Đội theo mô hình Đệ Nhị Thế Chiến nhưng kỳ thực mỗi đơn vị chỉ có vài chiếc máy bay cổ điển như P-51, P38, F6F Hellcat, C-47, B-24, B-25 v.v. cả chiếc B-29 huyền thoại tương tự chiếc Enola Gay đã thả bom nguyên tử ở Nhật năm 1945. Một số máy bay của Đức Quốc Xã, và giả kiểu khu trục Zero Nhật.
Chủ đích của CAF là giới thiệu, trùng tu lại, và tôn vinh các loại máy bay không phân biệt quốc gia đã từng tham chiến trong thế chiến thứ hai. Thành viên CAF là những người say mê máy bay và lịch sử của Không Quân của các quốc gia. Phi công CAF được phép lái các máy bay quý như B-17, P-51, P-38, B-29 v.v. phải có hàng chục ngàn giờ bay trong quân ngũ hay hàng không dân sự. Hoặc chính là chủ nhân của những máy bay cổ điển ấy.
Hoa Kỳ sản xuất 12000 chiếc B-17 trong Thế Chiến Thứ Hai. Có 5000 chiếc bị bắn rớt. Sau chiến tranh chỉ còn có 45 chiếc và những chiếc còn lại bị phá hủy. Hiện nay chỉ có 9 chiếc hội đủ tiêu chuẩn an toàn do cơ quan Liên Bang FAA ấn định để có thể bay.
Về phần chiếc P-63 Kingcobra Rắn Hổ Mang Chúa có một lịch sử rất đặc biệt. Hoa Kỳ chế tạo và sản xuất P-63 chủ yếu để viện trợ cho Liên Xô đánh lại Đức Quốc Xã. Một số rất ít được Lục Quân Hoa Kỳ sử dụng trong Thế Chiến Thứ Hai. Hoa Kỳ sản xuất 3300 chiếc P-63 vào năm 1943 nhưng hiện nay chỉ còn có 4 chiếc là đủ tiêu chuẩn an toàn để bay.
Phi hành đoàn của B-17 có khoảng 5 người. P-63 là khu trục chiến đấu chỉ có một phi công. Phi hành đoàn của hai chiếc máy bay này đều mang dù. Tuy nhiên phi hành đoàn máy bay Đệ Nhị Thế Chiến muốn nhảy dù thì phải mở khóa nịt an toàn, mở cửa, hay kéo cửa cockpit ra sau rồi phải leo ra để nhảy. Nhanh nhứt là mười mấy giây. B-17 thì còn chậm hơn nữa. Đôi khi không thể nhảy vì máy bay rớt xoắn ốc tạo lực G (gravity) rất cao. Khi hai chiếc này đụng nhau thì chừng 4 giây sau là rớt xuống đất nên không đủ thời gian để nhảy dù.
Khu trục cơ P-63 Kingcobra Rắn Hổ Mang Chúa có khuyết điểm trầm trọng là cửa sổ phòng lái rất nhỏ nên khó nhìn thấy bên ngoài. Bảng phi kế trước mặt phi công nhú cao, mũi máy bay cũng cao, nên phi công không thể thấy dưới thấp trước mặt. Đó gọi là “điểm mù” nguy hiểm (blind spot) mà tất cả phi công đều sợ. Tài xế lái xe hơi cũng có những điểm mù hai bên phía sau mà kiếng chiếu hậu không thể soi tới.
Theo các hình từ những thước phim quay lại tai nạn thì chiếc P-63 nghiêng cánh bay để quẹo nên không thể thấy chiếc B-17 đang ở ngay ở trước mặt nhưng bị bảng phi kế và mũi máy bay che khuất. Đến khi chiếc B-17 bất ngờ lù lù hiện ra thì đã trễ.
Phi công khu trục P-63 có lẽ chết ngay khi va chạm nghe cái “oàmm”. Phi hành đoàn chiếc B-17 chắc còn sống thêm 4 giây ngắn ngủi khi hai khúc máy bay đứt lìa rớt tới đất nổ cháy trong biển lửa. Họ đã chết vì những gì mà họ yêu thích. Xin chào kính.
Air show in Dallas just now, B17 and small aircraft collide. pic.twitter.com/8UEsMk6lkX
— Pfuck Pfizer (@Faucisux) November 12, 2022