TÁC GIẢ ‘NGÀN GIỌT LỆ RƠI / A THOUSAND TEARS FALLING”: BÀ YUNG KRALL VỀ CÕI VĨNH HẰNG

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

VÔ CÙNG TIẾC THƯƠNG nhận được hung tin: Chị DUNG KRALL là tác giả của tác phẩm hồi ký “A THOUSAND TEARS FALLING”  bằng Anh Ngữ / NGÀN GIỌT LỆ RƠI” bản Việt Ngữ, qua đời vào lúc 7giờ tối ngày 23 tháng 3 năm 2023 tức ngày mùng 2 tháng 2  năm Quý Mão (Â.L) sau một thời gian bạo bệnh.

Xin Cầu nguyện cho chị được an nhiên trong cõi Vĩnh Hằng.

Kính chia buồn cùng Tang Quyến & Bạn bè Thân Hữu gần xa.

May be an image of 3 people and text

No photo description available.

“Ngàn Giọt Lệ Rơi” là tên cuốn hồi ký của chị Đặng Mỹ Dung, người được từ điển mạng wikipedia mô tả: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_M%E1%BB%B9_Dung?fbclid=IwAR3Rj-ukGZ5KgaLZtGKZXXGyuHb9xPuRl5Z7Ykk4esirdk7l3XsjZ8FaKb4

May be an image of 1 person and standing

May be an image of 1 person, standing and text

Chị DUNG KRALL  là ân nhân của hàng ngàn gia đình người Việt tỵ nạn khi bước chân tới Atlanta, và những vùng phụ cận, Hoa Kỳ.
Là một người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu và cản đảm, trung trực đầy nhiệt huyết, giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn của người Việt tỵ nạn từ 47 năm nay. Một người phụ nữ ưu tú trong cách đối nhân xử thế.
May be an image of flower and text that says 'THÀNH KÍNH PHÂN PHÂNƯU'
Phim: GIÁN ĐIỆP NHỊ TRÙNG ĐẶNG MỸ DUNG
do Đài Truyền Hình VIỆT NAM Thành Phố NASHVILLE
của Giám đốc Huỳnh Hữu Hạnh sản xuất
https://www.youtube.com/watch?v=-I9k5FvXQRU&t
****************
ĐÀI VOA PHỎNG VẤN ĐẶNG MỸ DUNG

Câu chuyện về gia đình nữ cựu điệp viên CIA gốc Việt

(Minh Anh/VOA)

Bà Đặng Mỹ Dung (Yung Krall), cựu điệp viên CIA gốc Việt, tác giả cuốn 'Ngàn giọt Lệ rơi'.
Bà Đặng Mỹ Dung (Yung Krall), cựu điệp viên CIA gốc Việt, tác giả cuốn ‘Ngàn giọt Lệ rơi’.
Bà Đặng Mỹ Dung, tên tiếng Mỹ là Yung Krall, một cựu điệp viên CIA, cựu đặc vụ FBI gốc Việt, là một người con gái được sinh ra trong một gia đình mang hai luồng tư tưởng và ý thức hệ khác nhau. Cha bà, ông Đặng Quang Minh, là một cán bộ Cộng sản và sau này trở thành đại diện của Mặt trận Giải phóng Miền Nam ở Moscow, còn Má bà lại là một người chống Cộng sản. Câu chuyện đau lòng về chính gia đình mình đã được bà kể lại trong cuốn sách, mới được xuất bản bằng tiếng Việt trong thời gian gần đây, mang tựa đề ‘Ngàn Giọt Lệ Rơi’ (A Thousand Tears Falling).
VOA: Thưa bà Mỹ Dung, bà có thể kể lại về hoàn cảnh Ba, Má bà gặp nhau được không ạ?
– Mỹ Dung: Anh với em của Má tôi ngày xưa là những người chống Pháp. Họ đã giới thiệu cho Má một người mà họ gọi là đồng chí Việt Minh với nhau. Về tới nhà thì bạn của mấy cậu rất thích Má tôi, sau đó thì người bạn đó, là ba tôi sau này, hỏi cưới má tôi.
► VOA: Bà có kể rằng cha bà đã rời bỏ ngôi nhà thân yêu để tham gia cuộc chiến tranh và ông đã theo phía Cộng sản khi ông tham gia Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Vậy khi đó bà bao nhiêu tuổi?
– Mỹ Dung: Năm 1954, lúc chia đôi đất nước, rồi ngoài Hà Nội đi vô trong Nam thì trong lúc đó Ba tôi đã đi theo Cộng sản rồi. Khi Ba tôi đi tập kết là lúc tôi 9 tuổi.
► VOA: Khi mà một người tin vào một ý thức hệ nào đó thì người đó chắc hẳn phải có lý do, hay động cơ riêng của họ để làm như vậy. Vậy cha bà có bao giờ kể hay nói cho bà hay các con cái của mình về lý tưởng, hay là về lý do mà ông theo phía Cộng sản không, thưa bà?
– Mỹ Dung: Dạ thưa không. Lúc đó cái danh từ cộng sản ít khi nào được nhắc tới trong gia đình tôi, tại vì từ năm 17 tuổi đến năm ngoài 40 tuổi thì Ba tôi đi theo Việt Minh để chống Pháp. Đến năm 1954, khi Việt Minh thắng Pháp, từ đó trong gia đình mới rõ là Ba tôi đi theo Cộng sản vì Ba tôi báo cho gia đình biết là Ba tôi sẽ đi ra ngoài bắc tập kết để tổ chức hòa bình vĩnh cửu hơn. Đó là theo lời những người đi tập kết, vì trong gia đình tôi nhiều người đi tập kết lắm.
► VOA: Còn Má của bà lại là một người chống Cộng sản phải không ạ? Bà có được biết tại sao Má mình lại phản đối lý tưởng của Cha mình hay không?
– Mỹ Dung: Khi mà Ba tôi đi theo Việt Minh thì ba tôi đưa tất cả vợ con đi theo vô trong bưng biền để hoạt động, có cả ông Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ cũng vô gặp Ba tôi. Qua cái đời sống của những người ở trong bưng, thì Má tôi nhận thấy là khi đồng chí của Ba tôi đi tới đâu thì họ cũng lấy nhà, lấy đất của dân chúng để làm nhà ở và làm cơ quan, Má tôi bất đồng với Ba tôi nhiều lắm. Lúc nhỏ tôi không hiểu tại sao Ba, Má ban đêm hay cãi lộn, nhưng sau này các chị mới nói là vì Má không có đồng ý với đường lối làm việc bí mật của Ba tôi.
Ba tôi có 2 tổ chức, một là Việt Minh, hai là tổ chức của những người Việt Minh sau khi bị Tây bỏ tù ở Côn Đảo 5 năm thì họ bí mật đi theo Cộng sản. Từ đó Má tôi không bằng lòng với chế độ của Cộng sản, với đường lối và cách tổ chức của người Cộng sản. Má tôi không ngấm ngầm mà luôn ra mặt cho Ba tôi biết là Má tôi không chấp nhận cái đường lối làm việc theo Cộng sản của Ba tôi.
Lúc Ba tôi đi tập kết, Ba muốn đem Má và 7 đứa con theo, nhưng mà Má tôi không đi. Má tôi nói là “Anh đi đi, chừng nào anh sáng con mắt của anh ra thì anh trở về”, nhưng Ba tôi đi đến 20 năm Ba tôi mới về.
► VOA: Là một người con, khi mà Ba và Má có hai niềm tin khác nhau, hai ý thức hệ khác nhau và khi mà cha bà quyết định xa gia đình để cống hiến cuộc đời mình cho lý tưởng của ông, thì chắc hẳn trong bà nó có một sự giằng có và một lựa chọn khó khăn khi phải quyết định theo Ba hay theo Má phải không thưa bà?
– Mỹ Dung: Dạ không, tại vì thật ra trong đời sống trong bưng, thì ba đi vắng nhà nhiều lắm, thành ra Má ở nhà nuôi 7 đứa con một mình với cái nghề may vá. Một tháng Ba có thể đi một tuần, hoặc là ở nhà hai, ba tháng rồi đi vắng một tháng nữa. Trong gia đình của tôi, chuyện Mẹ nuôi con một mình là chuyện tự nhiên. Thành thử, lúc mà Ba đi thì nó không có giằng co gì hết về sự quyết định của Má ở lại, nhưng mà sự đau khổ nhất của con cái và Má tôi là Ba đi vắng nhà. Lúc đó tôi 9 tuổi thì tôi không biết Hà Nội nó bao xa, nó ở đâu, không biết chừng nào Ba tôi mới về, thành ra cái điều đau khổ nhất là sự cô đơn. Tôi nhớ Ba tôi nhiều lắm.
► VOA: Vậy là cho dù là ý thức hệ của bà cũng như Má trái ngược hẳn với của người Cha, nhưng ông ấy vẫn là người Cha của bà, và tình cảm cha, con thì vẫn gắn bó và không có gì chia cắt phải không ạ?
– Mỹ Dung: Dạ phải, Má tôi cũng vậy, hai người hai ý thức hệ mạnh mẽ ghê lắm. Má tôi không theo Cộng sản mà còn chê bai nữa. Khi tôi lớn lên đến tuổi học trung học thì chừng đó mới biết mình cũng khác với Ba mình quá nhiều, mình lại là người chống Cộng sản. Nhưng mà tình thương của cha, con, vợ, chồng thì không bao giờ thay đổi. Bằng chứng là Ba không lấy vợ khác, Má không lấy chồng khác, mà con cái thì luôn quí trọng Ba, nhưng mà trong gia đình luôn nói câu “ước gì Ba không theo Cộng sản”.
► VOA: Kể từ đó Bà có gặp lại cha của mình không, thưa bà?
– Mỹ Dung: Dạ thưa có. Tháng 8 năm 1975, Ba tôi đại diện phái đoàn của Mặt trận Giải phóng Miền Nam đi qua Tokyo để dự hội nghị chống bom nguyên tử thì lúc đó tôi được gặp Ba tôi. Cuộc gặp đó đau lòng lắm. Một mặt tôi là đứa con gái gặp lại cha mình sau 20 năm, một mặt là một người công dân của Việt Nam Cộng Hòa đi gặp một ông đại sứ phía bên kia. Nhưng ngược lại thì Ba tôi lại rất vui mừng. Ông là một nhà ngoại giao lão thành, mà lại là một người cha nữa. Ông là người chiến thắng, tôi là người mất nước, thành ra khi gặp tôi, Ba tôi rất vững để cha và con không có nói gì tới chiến tranh, không nói gì về ý thức hệ, nhưng tôi thì mừng rỡ khóc, xong rồi thì tôi nói “chế độ của Ba đã cướp nước của con.” Rồi sau đó thì cãi nhau, nói là cãi nhau nhưng Ba tôi không có cãi gì mà tôi là người tấn công Ba tôi nhiều nhất.
► VOA: Cuộc gặp đó do ai sắp xếp thưa bà?
– Mỹ Dung: Đi ngược lại một chút, hồi tháng 3 năm 1975, biết là Cộng sản sẽ chiếm miền Nam, thành ra tôi có tới nói cho CIA biết là Ba của tôi là ông đại sứ của Mặt trận Giải phóng miền Nam ở Liên Xô, tôi là vợ của một sĩ quan hải quân Mỹ. Tôi xin CIA giúp Má tôi ra khỏi Việt Nam, khi giúp đuợc rồi thì nếu CIA muốn tôi giúp Mỹ thì tôi sẵn sàng trả ơn đó, nhưng họ nói rằng chuyện đó bỏ qua, để giúp Má tôi ra khỏi Việt Nam truớc đã. Khi mà họ giúp Má tôi rồi thì họ có tới gặp tôi, và sau đó chừng đầu tháng 5 tôi bắt đầu liên hệ để làm việc với cơ quan tình báo Mỹ CIA.
► VOA: Còn về cuốn ‘Ngàn giọt Lệ rơi’ của bà, lời khen hay bình luận nào làm bà cảm thấy hài lòng, hay tự hào nhất về cuốn sách đó thưa bà?
– Mỹ Dung: Rất nhiều người yêu mến cuốn sách của tôi đã nói là: “Cám ơn chị đã viết cuốn sách này dùm cho tôi. Gia đình tôi ngày xưa cũng có người đi tập kết, nhưng không tiện nói ra.” Có nhiều người ở Việt Nam viết thư nói là: “Cô viết dùm cho tôi vì tôi ở Việt Nam tôi không có tự do để nói ra những đau khổ của gia đình tôi.” Tất cả những người trong cuốn sách này vẫn còn sống. Có nhiều nguời viết thơ nói là: “À, chị nói nơi chốn đó, chị là hàng xóm của tôi.” Có người nói “Ngày xưa ông bố của chị tới cái làng đó ở, chính phủ lấy nhà cho gia đình chị ở, đó là nhà ông nội của tôi.” Có người nói “Ba của chị ở tù Tây chung với tôi.” Thành ra cái đó là điều tôi rất mừng, quyển sách này viết rất là thật. Tôi là người miền nam, tôi viết không có văn chương nhưng nó đem lại màu sắc, tiếng nói, tâm hồn của người Việt Nam của mình.
► VOA: Xin cảm ơn bà Mỹ Dung đã dành cho đài VOA cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Thưa quí vị, trong lời tựa của cuốn ‘Ngàn Giọt Lệ Rơi’, cựu Bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Griffin Boyette Bell viết, xin trích: “Yung Krall đúng là một công dân Mỹ vĩ đại. Tôi nhiệt liệt tán dương sự nghiệp của cô đối với nước ta, và tôi vui mừng thấy rằng cuối cùng người đọc đã được biết đến câu chuyện của người phụ nữ xuất sắc này. Hy vọng của tôi là cuốn sách này sẽ đóng góp vào quá trình hàn gắn vết thương và xiết chặt tình cảm ở đất nước này và ở Việt Nam.”
MINH ANH thực hiện

Thưa quí vị, trong lời tựa của cuốn ‘Ngàn Giọt Lệ Rơi’, cựu Bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Griffin Boyette Bell viết, xin trích: “Yung Krall đúng là một công dân Mỹ vĩ đại. Tôi nhiệt liệt tán dương sự nghiệp của cô đối với nước ta, và tôi vui mừng thấy rằng cuối cùng người đọc đã được biết đến câu chuyện của người phụ nữ xuất sắc này. Hy vọng của tôi là cuốn sách này sẽ đóng góp vào quá trình hàn gắn vết thương và xiết chặt tình cảm ở đất nước này và ở Việt Nam.” Minh Anh xin được lấy lời Cựu Bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ làm lời kết cho câu chuyện phụ nữ kỳ này. Xin cảm ơn quí vị.

Qúi vị có thể tìm hiểu thêm về cuốn ‘Ngàn Giọt Lệ Rơi’ tại địa chỉ: http://www.ngangiotleroi.com/  

https://www.voatiengviet.com/a/yung-krall-former-viet-cia-02-20-11-116564733/896128.html

Xin mời đọc NGÀN GIỌT LỆ RƠI:

https://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn2nmnmn4n31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1

 

Kính mời theo dõi:

Gián Điệp Nhị Trùng, phần 1:
Gián Điệp Nhị Trùng, phần 2:
Gián Điệp Nhị Trùng, đoạn kết:
*****************
https://www.youtube.com/watch?v=-I9k5FvXQRU&t
NGÀN GIỌT LỆ RƠI Của Dặng Mỹ Dung, Câu Chuyện Thật Và Có Tình Tiết Như Phim Gián Điệp.

 

GIÁN ĐIỆP NHỊ TRÙNG ĐẶNG MỸ DUNG: Đài Truyền Hình VIỆT NAM T/p NASHVILLE G/đ Huỳnh Hữu Hạnh sản xuất:

Audio Book NGÀN GIỌT LỆ RƠI (Paris Trà Đàm)